Hoàn thuế là trả lại số tiền thuế thu quá, thu sai quy định của pháp luật. Vậy các trường hợp được hoàn thuế bảo vệ môi trường và thủ tục hoàn thuế bảo vệ môi trường như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Các trường hợp hoàn thuế bảo vệ môi trường:
1.1. Thuế bảo vệ môi trường:
Tại khoản 1 Điều 2 Luật Thuế bảo vệ môi trường 2010 có quy định thuế bảo vệ môi trường là một loại thuế gián thu, thu vào những sản phẩm, hàng hóa (sau đây được gọi chung là hàng hóa) khi sử dụng gây đến tác động xấu vào môi trường. Theo đó, có thể hiểu, thuế bảo vệ môi trường chính là khoản thu của ngân sách nhà nước, với mục đích nhằm để điều tiết các hoạt động có ảnh hưởng tới môi trường và kiểm soát ô nhiễm môi trường. Đánh thuế môi trường là một hình thức hạn chế một sản phẩm hay hoạt động không có lợi cho môi trường.
1.2. Các trường hợp hoàn thuế bảo vệ môi trường:
Căn cứ Điều 11 Luật Thuế bảo vệ môi trường 2010, các trường hợp được hoàn thuế bảo vệ môi trường bao gồm những người đã nộp thuế bảo vệ môi trường sau:
– Hàng hóa nhập khẩu còn lưu kho, lưu bãi tại cửa khẩu và đang phải chịu sự giám sát của cơ quan Hải quan được tái xuất khẩu ra nước ngoài;
– Hàng hóa nhập khẩu để giao, bán cho nước ngoài thông qua đại lý tại Việt Nam;
– Xăng, dầu bán cho phương tiện vận tải của hãng nước ngoài trên tuyến đường đi qua cảng Việt Nam hoặc các phương tiện vận tải của Việt Nam trên tuyến đường vận tải quốc tế theo các quy định của pháp luật (đối với xăng dầu thì người nộp thuế được hoàn số thuế bảo vệ môi trường đã nộp tương ứng với lượng xăng dầu đã cung ứng. Người nộp thuế phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác về số liệu kê khai hoàn thuế);
– Hàng hóa tạm nhập khẩu để tái xuất khẩu theo phương thức kinh doanh hàng tạm nhập, tái xuất (doanh nghiệp được hoàn lại số thuế bảo vệ môi trường đã nộp tương ứng với số hàng tái xuất khẩu);
– Hàng hóa nhập khẩu do người nhập khẩu tái xuất khẩu (kể cả trường hợp trả lại hàng) ra nước ngoài (doanh nghiệp được hoàn lại số thuế bảo vệ môi trường đã nộp đối với số hàng tái xuất ra nước ngoài);
– Hàng hóa tạm nhập khẩu để tham gia hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm theo đúng quy định của pháp luật khi tái xuất khẩu ra nước ngoài (doanh nghiệp được hoàn lại số thuế bảo vệ môi trường đã nộp tương ứng với số hàng hoá khi đã tái xuất khẩu ra nước ngoài).
Lưu ý, việc hoàn thuế bảo vệ môi trường trong các trường hợp trên chỉ thực hiện đối với hàng hóa thực tế xuất khẩu.
2. Thủ tục hoàn thuế bảo vệ môi trường:
2.1. Chuẩn bị hồ sơ hoàn thuế bảo vệ môi trường:
– Hồ sơ hoàn thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu: người nộp thuế thuộc trường hợp được hoàn thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu chuẩn bị hồ sơ bao gồm những giấy tờ sau:
+ Văn bản yêu cầu hoàn thuế;
+ Các tài liệu liên quan đến yêu cầu hoàn thuế.
– Hồ sơ hoàn thuế bảo vệ môi trường đối với hàng xuất khẩu: người nộp thuế thuộc trường hợp được hoàn thuế bảo vệ môi trường đối với hàng xuất khẩu chuẩn bị hồ sơ bao gồm những giấy tờ sau:
+ Công văn yêu cầu hoàn thuế xuất khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu gửi qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của cơ quan hải quan theo những tiêu chí thông tin tại Mẫu số 01 Phụ lục VIIa hoặc công văn yêu cầu hoàn thuế xuất khẩu theo Mẫu số 09 tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định 18/2021/NĐ-CP (01 bản chính);
+ Chứng từ thanh toán hàng hóa xuất khẩu đối với trường hợp đã thanh toán (1 bản chụp);
+
+ Hợp đồng ủy thác xuất khẩu nếu là hình thức xuất khẩu ủy thác (1 bản chụp). Người nộp thuế kê khai ở trên tờ khai hải quan hàng xuất khẩu những thông tin về số, ngày hợp đồng, tên đối tác mua hàng hóa;
+ Báo cáo tính thuế nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu (theo Mẫu số 10 tại Phụ lục VII được ban hành kèm theo Nghị định 134/2016/NĐ-CP);
+ Hợp đồng gia công ký với khách hàng nước ngoài (đối với các trường hợp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, linh kiện để sản xuất sản phẩm, sau đó là sử dụng sản phẩm này để gia công các hàng hóa xuất khẩu theo hợp đồng gia công với nước ngoài) (1 bản chụp);
+ Tài liệu chứng minh có cơ sở sản xuất trên lãnh thổ Việt Nam;
+ Tài liệu chứng minh có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đối với các máy móc, thiết bị tại cơ sở sản xuất phù hợp với những nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất hàng hóa (1 bản chụp).
2.2. Nộp hồ sơ hoàn thuế bảo vệ môi trường:
Người nộp thuế thuộc trường hợp được hoàn thuế bảo vệ môi trường nộp hồ sơ đã chuẩn bị nêu trên đến cơ quan quản lý thuế hoặc cơ quan hải quan nơi quản lý khoản thu bằng một trong các hình thức sau:
– Nộp hồ sơ hoàn thuế bảo vệ môi trường trực tiếp tại cơ quan quản lý thuế;
– Gửi hồ sơ hoàn thuế bảo vệ môi trường qua đường bưu chính;
– Gửi hồ sơ hoàn thuế bảo vệ môi trường điện tử qua cổng giao dịch điện tử của cơ quan quản lý thuế.
2.3. Giải quyết hồ sơ hoàn thuế bảo vệ môi trường:
– Đối với cách thức nộp hồ sơ hoàn thuế bảo vệ môi trường bằng hồ sơ điện tử:
+ Người nộp thuế gửi hồ sơ đề nghị hoàn thuế bảo vệ môi trường điện tử qua:
++ Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế;
++ Các Cổng thông tin điện tử khác theo quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế.
+ Việc tiếp nhận hồ sơ đề nghị hoàn thuế bảo vệ môi trường điện tử của người nộp thuế được thực hiện theo quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế.
+ Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ghi trên thông báo tiếp nhận hồ sơ đề nghị hoàn thuế bảo vệ môi trường theo mẫu số 01/TB-HT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư 80/2021/TT-BTC, cơ quan thuế phải giải quyết hồ sơ hoàn thuế bảo vệ môi trường theo quy định tại Thông tư 80/2021/TT-BTC và trả thông báo về việc chấp nhận hồ sơ đề nghị hoàn thuế bảo vệ môi trường theo mẫu số 02/TB-HT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư 80/2021/TT-BTC hoặc thông báo về việc không được hoàn thuế bảo vệ môi trường theo mẫu số 04/TB-HT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư 80/2021/TT-BTC trong trường hợp hồ sơ không thuộc diện được hoàn thuế bảo vệ môi trường qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế hoặc qua các Cổng thông tin điện tử khác nơi mà người nộp thuế nộp hồ sơ đề nghị hoàn thuế bảo vệ môi trường điện tử.
– Đối với cách thức nộp hồ sơ hoàn thuế bảo vệ môi trường bằng hồ sơ giấy:
+ Trường hợp người nộp thuế nộp hồ sơ đề nghị hoàn thuế bảo vệ môi trường bằng giấy tại cơ quan thuế, công chức thuế phải kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ hoàn thuế bảo vệ môi trường theo quy định.
+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, công chức thuế phải đề nghị người nộp thuế hoàn thiện hồ sơ hoàn thuế bảo vệ môi trường theo quy định.
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, công chức thuế phải gửi thông báo về việc tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế bảo vệ môi trường theo mẫu số 01/TB-HT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư 80/2021/TT-BTC cho người nộp thuế và ghi sổ nhận hồ sơ trên hệ thống ứng dụng quản lý thuế.
+ Trường hợp người nộp thuế gửi hồ sơ qua đường bưu chính thì công chức thuế đóng dấu tiếp nhận, ghi ngày nhận hồ sơ hoàn thuế bảo vệ môi trường và ghi sổ hồ sơ trên hệ thống ứng dụng quản lý thuế.
+ Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đề nghị hoàn thuế bảo vệ môi trường, cơ quan thuế gửi thông báo về việc chấp nhận hồ sơ đề nghị hoàn thuế bảo vệ môi trường theo mẫu số 02/TB-HT hoặc thông báo về việc hồ sơ hoàn thuế bảo vệ môi trường không đúng thủ tục theo mẫu số 03/TB-HT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư 80/2021/TT-BTC đối với hồ sơ hoàn thuế bảo vệ môi trường gửi qua đường bưu chính hoặc thông báo về việc không được hoàn thuế bảo vệ môi trường theo mẫu số 04/TB-HT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư 80/2021/TT-BTC trong trường hợp không thuộc đối tượng được hoàn thuế bảo vệ môi trường.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật thuế bảo vệ môi trường 2010;
–
– Thông tư
– Luật Quản lý thuế 2019;
– Thông tư 06/2021/TT-BTC hướng dẫn Luật Quản lý thuế;
– Nghị định 134/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
– Nghị định 18/2021/NĐ-CP sửa Nghị định 134/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.