Hiện nay, số lượng người Việt Nam định cư ở nước ngoài không phải là ít. Vậy khi họ có nhu cầu muốn mua nhà đất ở Việt Nam, theo quy định của pháp luật Việt Nam họ có được đứng tên sở hữu nhà đất không?
Mục lục bài viết
1. Thế nào là định cư ở nước ngoài?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 3 Văn bản hợp nhất số 05/VBHN-VPQH Luật quốc tịch Việt Nam quy định người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam, người gốc Việt Nam cư trú và sinh sống ổn định lâu dài ở nước ngoài.
Theo quy định trên, người Việt Nam định cư ở nước ngoài sẽ bao gồm hai loại là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.
2. Định cư nước ngoài có được đứng tên sở hữu nhà đất không?
2.1. Đối với quyền sử dụng đất:
Căn cứ khoản 6 Điều 5
– Người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về quốc tịch.
Đồng thời căn cứ khoản 2 Điều 186
Do đó, người Việt Nam định cư ở nước ngoài muốn có quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam phải thuộc các đối tượng có quyền sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở.
Căn cứ điểm đ khoản 1 Điều 169
– Mua, thuê mua; nhận thừa kế; nhận tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở.
– Hoặc được nhận quyền sử dụng đất ở trong các dự án phát triển nhà ở.
Chính vì vậy, đối với đối tượng là người Việt Nam định cư ở nước ngoài sẽ không được phép nhận chuyển quyền sử dụng đất riêng (tức là không được mua đất riêng). Tuy nhiên ngoại trừ trường hợp thửa đất đó nằm trong các dự án phát triển nhà ở.
2.2. Đối với quyền sở hữu nhà ở:
Theo Điều 7 Văn bản hợp nhất 04/VBHN-VPQH 2022 Luật nhà ở, các đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:
– Cá nhân, hộ gia đình, tổ chức trong nước.
– Người Việt Nam định cư tại nước ngoài.
– Tổ chức, cá nhân nước ngoài theo quy định tại khoản 1 Điều 159 Văn bản hợp nhất 04/VBHN-VPQH 2022 Luật nhà ở.
Như vậy, với đối tượng là người Việt Nam định cư tại nước ngoài được phép sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
Để được sở hữu nhà ở tại Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải đáp ứng được các điều kiện bao gồm:
– Phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam.
– Được phép có nhà ở hợp pháp thông qua các hình thức sau:
+ Mua, thuê mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản.
+ Mua, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân.
+ Nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định.
3. Quyền và nghĩa vụ của người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi sở hữu nhà đất tại Việt Nam:
3.1. Quyền và nghĩa vụ của người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi sử dụng đất tại Việt Nam:
– Được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
– Được hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất.
– Được hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước phục vụ việc bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp.
– Trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ.
– Khi người khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai của mình sẽ được Nhà nước bảo hộ.
– Khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất theo luật định thì được bồi thường.
– Đối với những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai sẽ được quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện.
– Được phép chuyển quyền sử dụng đất ở khi bán, tặng cho, để thừa kế, đổi nhà ở cho tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam để ở.
– Tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở cho Nhà nước, cộng đồng dân cư, tặng cho nhà tình nghĩa theo quy định.
– Nếu như thực hiện tặng cho, để thừa kế cho đối tượng không thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì những đối tượng đó chỉ được phép hưởng giá trị của nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở.
– Được quyền thế chấp nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam.
– Trong thời gian không sử dụng được quyền cho thuê, ủy quyền quản lý nhà ở.
3.2. Quyền và nghĩa vụ của người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi sở hữu nhà ở tại Việt Nam:
– Quyền bất khả xâm phạm về nhà ở thuộc sở hữu hợp pháp của mình.
– Được sử dụng nhà ở vào mục đích để ở và các mục đích khác mà luật không cấm.
– Đối với nhà ở thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình thì được cấp Giấy chứng nhận.
– Bán, chuyển nhượng hợp đồng mua bán, cho thuê, cho thuê mua, tặng cho, đổi, để thừa kế, thế chấp, góp vốn, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở.
– Nếu như tặng cho, để thừa kế nhà ở cho các đối tượng không thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam, các đối tượng đó chỉ được phép hưởng giá trị của nhà ở đó.
– Sử dụng chung các công trình tiện ích công cộng trong khu nhà ở.
– Được bảo trì, cải tạo, phá dỡ, xây dựng lại nhà ở theo quy định.
– Nếu như Nhà nước phá dỡ, trưng mua, trưng dụng nhà ở sẽ được bồi thường theo luật định; hoặc sẽ được Nhà nước thanh toán theo giá thị trường khi Nhà nước mua trước nhà ở thuộc sở hữu hợp pháp vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng hoặc trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai.
– Đối với các hành vi vi phạm quyền sở hữu hợp pháp của mình được quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện.
– Phải thực hiện việc phòng cháy, chữa cháy, bảo đảm vệ sinh, môi trường, trật tự an toàn xã hội theo quy định.
– Khi bán, chuyển nhượng hợp đồng mua bán, cho thuê, cho thuê mua, tặng cho, đổi, để thừa kế, thế chấp, góp vốn, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở phải thực hiện đầy đủ quy định của pháp luật.
– Khi bảo trì, cải tạo, phá dỡ, xây dựng lại nhà ở phải tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về nhà ở, không được gây ảnh hưởng hoặc gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác.
– Trường hợp nhà ở thuộc diện bắt buộc phải tham gia bảo hiểm cháy, nổ thì phải thực hiện nghĩa vụ đóng bảo hiểm cháy, nổ theo quy định.
– Nếu như rơi vào trường hợp bị xử phạt vi phạm hành chính khi vi phạm quy định pháp luật về nhà ở thì phải có nghĩa vụ chấp hành các quyết định đó.
– Khi được công nhận quyền sở hữu nhà ở, khi thực hiện các giao dịch và trong quá trình sử dụng nhà ở phải được thực hiện nghĩa vụ tài chính cho Nhà nước.
– Đến kỳ kiểm tra, theo dõi, bảo trì hệ thống trang thiết bị, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, phần diện tích thuộc sở hữu chung, sử dụng chung phải đảm bảo có trách nhiệm để các bên có liên quan và người có thẩm quyền thực hiện.
4. Trong sổ đỏ, sổ hồng ghi nhận thông tin của người Việt Nam định cư ở nước ngoài như thế nào?
Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 5 Thông tư số
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở theo quy định thì ghi “Ông” (hoặc “Bà”), sau đó ghi họ tên, năm sinh, quốc tịch, giấy tờ nhân thân ghi “Hộ chiếu số:…, nơi cấp:…, năm cấp:…”; địa chỉ đăng ký thường trú của người đó ở Việt Nam (nếu có).
Những thông tin trên của người Việt Nam định cư ở nước ngoài sẽ được ghi nhận cụ thể tại trang 1 của Giấy chứng nhận.
CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG BÀI VIẾT:
– Văn bản hợp nhất số 05/VBHN-VPQH Luật quốc tịch Việt Nam.
– Văn bản hợp nhất số 04/VBHN-VPQH Luật nhà ở.