Hiện nay, có nhiều hình thức góp vốn đầu tư vào doanh nghiệp. Vậy, Góp vốn bằng quyền sử dụng đất có phải đóng thuế không? Hồ sơ, thủ tục thực hiện việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Góp vốn bằng quyền sử dụng đất được hiểu như nào?
Góp vốn bằng quyền sử dụng đất là quyền của chủ sở hữu đối với việc khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ việc sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê hoặc nhận chuyển giao từ những cá nhân khác. Hình thức chuyển nhượng quyền sử dụng đất có thể là thừa kế, tặng cho hoặc góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Tại Điều 3 Luật Đất đai cũng thừa nhận việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất là một trong những hình thức chuyển quyền sử dụng đất để tạo hoa lợi phát sinh từ quyền sử dụng này.
Ngoài ra, theo Điều 34 của
Với những quy định nêu trên, góp vốn bằng quyền sử dụng đất được xác định là một trong những hình thức của thủ tục chuyển quyền sử dụng đất. Cá nhân thực hiện việc góp vốn cần làm thủ tục chuyển nhượng tài sản có đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền. Việc sang tên này sẽ hợp thức hóa tài sản từ cá nhân chuyển sang sở hữu của công ty góp vốn. Từ lúc đó, quyền sử dụng đất sẽ có đồng sở hữu đó là công ty mà cá nhân góp vốn.
2. Góp vốn bằng quyền sử dụng đất có phải đóng thuế TNCN không?
Thuế thu nhập cá nhân là một loại thuế phổ biến, đây là một khoản nộp vào ngân sách nhà nước bắt buộc đối với cá nhân có thu nhập tính thuế theo quy định của pháp luật thuế TNCN.
Việc dùng quyền sử dụng đất để góp vốn sẽ phải đóng thuế thu nhập cá nhân. Điều đó được ghi nhận tại điểm đ khoản 5 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC thì thu nhập khi góp vốn bằng bất động sản để thành lập doanh nghiệp thuộc thu nhập chịu thuế TNCN.
– Việc khai thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng chứng khoán, chuyển nhượng bất động sản trong trường hợp góp vốn bằng phần vốn góp, góp vốn bằng chứng khoán, góp vốn bằng bất động sản.
– Cá nhân góp vốn bằng phần vốn góp, bằng chứng khoán, bằng bất động sản chưa phải khai và nộp thuế từ chuyển nhượng khi góp vốn. Khi chuyển nhượng vốn, rút vốn, giải thể doanh nghiệp cá nhân khai và nộp thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng bất động sản khi góp vốn và thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng bất động sản khi chuyển nhượng.
Như vậy, khi người dân thực hiện quá trình góp vốn thì mới chỉ phát sinh giao dịch chuyển nhượng mà chưa phát sinh thu nhập từ chuyển nhượng đó nên cá nhân góp vốn bằng quyền sử dụng đất chưa phải khai và nộp thuế từ chuyển nhượng khi góp vốn. Tuy nhiên, sau khi có hoạt động như chuyển nhượng vốn/rút vốn/giải thể thì doanh nghiệp mới phải khai và nộp thuế thu nhập cá nhân.
3. Hồ sơ và thủ tục góp vốn bằng quyền sử dụng đất:
3.1. Hồ sơ đăng ký góp vốn bằng quyền sử dụng đất:
Góp vốn bằng quyền sử dụng đất diễn ra rất phổ biến, muốn thực hiện việc này thì cá nhân, tổ chức phải chuẩn bị một bộ hồ sơ được quy định tại Khoản 2 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT/BTNMT được sửa đổi tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 09/2021/TT-BTNMT, cụ thể:
– Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK;
– Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;
– Hợp đồng, văn bản về việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất;
– Văn bản chấp thuận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với tổ chức kinh tế nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án đầu tư;
– Văn bản của người sử dụng đất đồng ý cho chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được góp vốn tài sản gắn liền với đất đối với trường hợp góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất mà chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất không đồng thời là người sử dụng đất.
3.2. Thủ tục góp vốn bằng quyền sử dụng đất:
Trong trường hợp người sử dụng đất chỉ góp vốn một phần thửa đất thì phải làm thủ tục đo đạc tách thửa đối với phần diện tích cần thực hiện góp vốn. Thủ tục tách thửa phải được thực hiện trước khi làm thủ tục góp vốn. Người dân nộp hồ sơ tách thửa thì văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, nếu đủ điều kiện để thực hiện việc sau:
+ Gửi thông tin địa chính đến cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định;
+ Xác nhận nội dung biến động vào Giấy chứng nhận đã cấp theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
+ Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất hoặc gửi UBND cấp xã để trao đổi với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.
Trong trường hợp góp vốn toàn bộ diện tích thửa đất thì nội dung, hình thức, thủ tục thực hiện hợp đồng về quyền sử dụng đất theo quy định chung tại Bộ luật Dân sự. Nội dung của hợp đồng về quyền sử dụng đất không được trái với quy định về mục đích sử dụng, thời hạn sử dụng đất, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Về mặt hình thức, để đảm bảo giá trị pháp lý thì hợp đồng về quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản .Việc thực hiện hợp đồng về quyền sử dụng đất phải đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan.
4. Chấm dứt việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất:
4.1. Các trường hợp chấm dứt góp vốn bằng quyền sử dụng:
Trên thực tế trong quá trình góp vốn bằng quyền sử dụng đất có thể bị chấm dứt bởi các trường hợp sau, cụ thể tại khoản 3 Điều 80
– Trong trường hợp người góp vốn và người nhận góp vốn thỏa thuận với nhau thời hạn góp vốn nhất định thì khi hết thời hạn thì việc góp vốn mặc định là chấm dứt.
– Đề nghị góp vốn thực hiện theo thỏa thuận của hai bên nên nếu một trong hai bên thay đổi ý kiến không sử dụng quyền sử dụng đất để góp vốn thì một bên hoặc các bên đề nghị chấm dứt hợp đồng góp vốn.
– Diện tích đất được sử dụng bị thu hồi đất theo quy định của Luật Đất đai 2013.
– Bên góp vốn bằng quyền sử dụng đất trong hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc doanh nghiệp liên doanh bị tuyên bố phá sản, giải thể.
– Các cá nhân tham gia hợp đồng góp vốn chết; bị tuyên bố là đã chết; bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự; bị cấm hoạt động trong lĩnh vực hợp tác kinh doanh mà hợp đồng góp vốn phải do cá nhân đó thực hiện.
– Các pháp nhân tham gia hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất bị chấm dứt hoạt động mà hợp đồng góp vốn phải do pháp nhân đó thực hiện.
4.2. Việc xử lý quyền sử dụng đất khi chấm dứt việc góp vốn:
Việc xử lý quyền sử dụng đất khi chấm dứt việc góp vốn được quy định tại khoản 3 Điều 80
– Nếu hết thời hạn góp vốn hoặc do thỏa thuận của các bên về chấm dứt việc góp vốn thì bên góp vốn bằng quyền sử dụng đất được tiếp tục sử dụng đất đó trong thời hạn còn lại.
– Trường hợp người sử dụng đất góp vốn bằng quyền sử dụng đất và muốn chuyển mục đích sử dụng đất thì khi hết thời hạn góp vốn, quyền và nghĩa vụ có liên quan giữa bên góp vốn và bên nhận góp vốn thực hiện theo thỏa thuận của các bên theo quy định của pháp luật; trường hợp thời hạn sử dụng đất đã hết và bên góp vốn bằng quyền sử dụng đất không còn nhu cầu tiếp tục sử dụng thì Nhà nước thu hồi đất.
– Đất đai có những hành vi vi phạm tác động lên thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoàn toàn ra quyết định thu hồi đất.
– Trường hợp bên nhận góp vốn hoặc bên góp vốn bằng quyền sử dụng đất là tổ chức bị phá sản thì quyền sử dụng đất đã góp vốn được xử lý theo quyết định tuyên bố phá sản của Tòa án nhân dân.
Người nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất theo quyết định của Tòa án nhân dân thì được tiếp tục sử dụng đất đúng mục đích đã được xác định trong thời hạn sử dụng đất còn lại và được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Trường hợp không có người nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất thì Nhà nước thu hồi đất và tài sản đó.
– Trường hợp cá nhân tham gia hợp đồng góp vốn chết thì quyền sử dụng đất đã góp vốn được để thừa kế theo quy định của pháp luật về dân sự.
– Trường hợp cá nhân tham gia hợp đồng góp vốn bị tuyên bố là đã chết, đã chết hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự thì được giải quyết theo quy định của pháp luật về dân sự.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Đất đai 2013;
– Nghị định 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;
– Thông tư 111/2013/TT-BTC Hướng dẫn Luật thuế thu nhập cá nhân và
– Thông tư 09/2021/TT-BTNMT sửa đổi Thông tư quy định hướng dẫn Luật Đất đai do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.