Hiện nay, các tranh chấp đất đai diễn ra hết sức phổ biến, để giải quyết những tranh chấp này một cách hiệu quả trước tiên sẽ phải áp dụng biện pháp hòa giải. Vậy trường hợp hòa giải không thành thì tranh chấp này sẽ được xử lý như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Hòa giải tranh chấp đất đai không thành thì cần phải làm gì?
1.1. Hòa giải tranh chấp đất đai là gì?
Hòa giải tranh chấp đất đai là một phương pháp giải quyết tranh chấp nhằm giúp các bên có thể đạt được thỏa thuận đúng như mong muốn nhằm tránh các xung đột, xích mích, mâu thuẫn bởi đã có sự thống nhất về ý chí, cách thức thực hiện có thể bằng cách các bên tự thương lượng hoặc nhờ đến bên trung gian thứ ba thực hiện việc hòa giải tranh chấp.
Hiện nay, xã hội phát triển nên tranh chấp gia tăng, mâu thuẫn, bất đồng ngày càng lớn là nguyên nhân của sự bất ổn định trật tự, xã hội. Thực tế cho thấy, tranh chấp đất đai là một trong những tranh chấp xảy ra phổ biến và rất phức tạp. Khi tranh chấp xảy ra rồi thì làm thế nào để hòa giải nó là vấn đề được nhiều cấp chính quyền quan tâm. Những tranh chấp đất đai xảy ra ảnh hưởng lớn đến mọi mặt đời sống của nhân dân. Vì vậy, hòa giải tranh chấp đất đai là biện pháp giải quyết tranh chấp đất đai một cách mềm dẻo, linh hoạt vừa giải thích được cho các bên tranh chấp hiểu quyền và nghĩa vụ của mình, vừa là bước đầu tìm hiểu nội dung tranh chấp của các bên, hướng các bên đi đúng hướng, đúng với nguyện vọng và yêu cầu của các bên tranh chấp; đồng thời giảm tải cho các cơ quan liên quan trong việc giải quyết tiếp theo.
1.2. Hòa giải tranh chấp đất đai không thành thì cần phải làm gì?
Nhà nước khuyến khích việc các bên tự hòa giải hoặc hòa giải tại cơ sở. Thủ tục hòa giải tại cơ sở là thủ tục không bắt bắt buộc. Tuy nhiên với những tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất thì bắt buộc phải hòa giải tại UBND xã. Khi tiến hành phiên hòa giải đất đai, việc hòa giải chỉ có thể được tiến hành khi các bên phải có mặt đầy đủ. Khi các bên vắng mặt đến lần thứ hai thì việc hòa giải được xem là hòa giải không thành.
Đồng thời trong phiên hòa giải khi các bên không đạt được sự đồng thuận, hay đã đạt được sự đồng thuận nhưng sau đó có ý kiến thay đổi thì Ủy ban nhân dân xã sẽ lập biên bản hòa giải tranh chấp không thành. Và khi tiến hành lập biên bản hòa giải không thành thì phải đáp ứng những quy định theo quy định của pháp luật, chẳng hạn như trong biên bản phải có đầy đủ những thông tin như: địa điểm, thành phần, nội dung tranh chấp, ý kiến của Hội đồng hòa giải, những nội dụng các bên thỏa thuận được và không thỏa thuận được. Biên bản phải có chữ ký đầy đủ của các thành phần tham gia phiên hòa giải, có đóng dấu xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã và biên bản được gửi cho các bên tranh chấp. Các bên khi nhận biên bản phải chú ý trên biên bản có đầy đủ các thông tin theo quy định của pháp luật hay chưa, vì
Nếu hòa giải không thành thì việc giải quyết tranh chấp sẽ được thực hiện theo 1 trong 2 hướng sau:
Trong trường hợp có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Thì tranh chấp đất đai sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân.
Trong trường hợp không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:
– Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền tương ứng hoặc:
– Khởi kiện tại Tòa án Nhân dân có thẩm quyền.
2. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai khi hòa giải không thành:
Nếu hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy bản nhân dân xã không thành thì việc giải quyết sẽ thực hiện ở các cơ quan có thẩm quyền. Việc giải quyết tranh chấp đất đai tiếp theo sẽ được giải quyết theo các trường hợp sau:
* Trường hợp có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các giấy tờ chứng minh về quyền sử dụng đất:
Trường này nếu tranh chấp hòa giải không thành thì các bên sẽ tiến hành việc khởi kiện ở Tòa án Nhân dân nơi có bất động sản.
* Trường hợp không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không có giấy tờ về quyền sử dụng đất:
Cách 1: Nộp đơn yêu cầu ủy ban nhân dân quận, huyện giải quyết tranh chấp.
- Nếu là tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì thẩm quyền Chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết.
- Nếu tranh chấp mà có một bên là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì thẩm quyền là Chủ tịch UBND cấp tỉnh giải quyết.
Cách 2: Khởi kiện tại Tòa án nhân dân.
3. Thủ tục khởi kiện tại Tòa khi hòa giải không thành:
* Giải quyết tại UBND cấp huyện/tỉnh:
Chuẩn bị bộ hồ sơ gồm những giấy tờ như sau:
+ Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
+ Biên bản hòa giải tại UBDN cấp xã.
+ Trích lục bản đồ, hồ sơ địa chính qua các thời kỳ liên quan đến diện tích đất tranh chấp và các tài liệu làm chứng cứ, chứng minh trong quá trình giải quyết tranh chấp.
Bước 1. Nộp hồ sơ
Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại UBND cấp huyện.
Tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì nộp hồ sơ tại UBND cấp tỉnh.
Bước 2. Tiếp nhận hồ sơ
– Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định, chú ý thời hạn là không quá 03 ngày làm việc.
Bước 3. Giải quyết yêu cầu
– Chủ tịch UBND cấp huyện/tỉnh giao trách nhiệm cơ quan tham mưu giải quyết
– Cơ quan tham mưu có nhiệm vụ:
+ Thẩm tra, xác minh việc tổ chức hòa giải giữa các bên tranh chấp, tổ chức cuộc họp các ban ngành có liên quan để tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai .
+ Hoàn chỉnh hồ sơ trình Chủ tịch UBND huyện/tỉnh để ban hành quyết định giải quyết tranh chấp.
Bước 4. Chủ tịch UBND cấp huyện/tỉnh ban hành kết quả giải quyết tranh chấp
Chủ tịch UBND cấp huyện/tỉnh ban hành quyết định giải quyết tranh chấp hoặc quyết định công nhận hòa giải thành, gửi cho các bên tranh chấp, nếu đồng ý kết quả giải quyết tranh chấp thì kết thúc tranh chấp.
Nếu giải quyết ở Tòa án nhân dân cấp huyện mà không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính (đối tượng khởi kiện là quyết định giải quyết tranh chấp).
Thời hạn giải quyết tranh chấp không quá 45 ngày, đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn thì thời gian thực hiện giải quyết tranh chấp được tăng thêm 10 ngày.
Lưu ý, thời hạn giải quyết tại UBND cấp huyện, cấp tỉnh không tính những thời gian sau: Các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.
* Khởi kiện tại Tòa Án:
Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện, gồm những giấy tờ sau:
– Đơn khởi kiện theo mẫu.
– Biên bản hòa giải có chứng nhận của UBND xã và có chữ ký của các bên tranh chấp.
– Giấy tờ của người khởi kiện: Sổ hộ khẩu; chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân.
– Các giấy tờ tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho chính yêu cầu khởi kiện đó.
Bước 2. Nộp hồ sơ tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có đất
Nộp bằng các hình thức sau: Nộp trực tiếp tại Tòa án, Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính, Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án.
Bước 3. Tòa thụ lý và giải quyết
– Nếu hồ sơ chưa đủ thì Tòa án yêu cầu người khởi kiện bổ sung.
– Nếu hồ sơ đủ:
+ Thông báo người khởi kiện nộp tạm ứng án phí tại cơ quan thuế theo giấy báo tạm ứng án phí và mang biên lai nộp lại cho Tòa.
+ Tòa thụ lý vụ án.
Thời hạn giải quyết tranh chấp là 04 tháng, vụ việc phức tạp được gia hạn không quá 02 tháng, như vậy tổng không quá 06 tháng. Trong giai đoạn này Tòa sẽ tổ chức hòa giải tại Tòa, nếu các bên không hòa giải thành và không thuộc trường hợp tạm đình chỉ hoặc đình chỉ thì sẽ Tòa sẽ đưa vụ án tranh chấp ra xét xử sơ thẩm. Sau khi có bản án sơ thẩm các bên tranh chấp có quyền kháng cáo nếu không đồng ý với bản án và phải cung cấp được tài liệu, chứng cứ để kháng cáo.
Những văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
– Luật Đất đai năm 2013
–