Đo đạc địa chính đôi khi có sai sót bởi các cán bộ địa chính dẫn đến tranh chấp giữa các bên thửa đất liền kề. Kéo theo đó là những vấn đề tranh chấp do sai lệch thông tin. Vậy, xử lý cán bộ địa chính làm sai thì người dân phải kiện ở đâu?
Mục lục bài viết
1. Khi nào cần nhờ đến cán bộ địa chính:
Đo đạc đất đai là một trong những nhiệm vụ của cán bộ địa chính với việc sử dụng các thiết bị kỹ thuật để xác định diện tích thửa đất và các bên dưới cũng như mốc giới để phục vụ cho quá trình quản lý hành chính nhà nước. Thông thường trong một số trường hợp sau đây sẽ cần đến sự giúp đỡ và đo đạc của cán bộ địa chính như sau:
Thứ nhất, xuất hiện sự chênh lệch giữa các số liệu đo đạc thực tế với các số liệu ghi trên giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất hoặc các loại giấy tờ theo Điều 100 của Luật Đất đai hiện hành, đối với trường hợp ranh giới thửa đất không có sự thay đổi với ranh giới thửa đất hiện tại và không có tranh chấp sử dụng ổn định thường xuyên lâu dài với các bất động sản liền kề.
Thứ hai, sẽ cần đến sự đo đạc của địa chính khi mà ranh giới của thửa đất có sự thay đổi so với ranh giới được xác định trên thực địa. Sự thay đổi này có nhiều khác biệt hơn so với các giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp
Thứ ba, có sự thay đổi về các mốc giới cũng như địa giới hành chính trên bản đồ đặt ra vấn đề cần phải chỉnh lý và bổ sung trên thực địa. Hoặc là các mốc tọa độ và các mốc quy hoạch cũng như hành lang an toàn công trình trên bản đồ có sự thay đổi vì thế cần phải bổ sung và sửa đổi khi có thông báo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Người dân phải khởi kiện ở đâu khi cán bộ địa chính làm sai?
Khi nhận thấy có dấu hiệu sai phạm của cán bộ địa chính, hai bên sẽ tiến hành hòa giải thương lượng, thuận theo ý chí và mong muốn cũng như hướng giải quyết của các bên. Nếu không thỏa thuận được, thì khởi kiện lên Tòa án về hành vi hành chính, cụ thể là hành vi đo sai lệch thông tin của cán bộ địa chính. Bởi khi tranh chấp xảy ra khiến cho tình cảm của các bên có nhiều sứt mẻ, không thể hòa hợp được và việc khiếu nại, khiếu kiện của các bên khi xảy ra tranh chấp làm ảnh hưởng đến tình hình kinh tế của các bên và ảnh hưởng đến tình hình chính trị của địa phương. Khi các bên xảy ra tranh chấp các mâu thuẫn, bất đồng ngày càng lớn, nếu không có một cơ quan, tổ chức đứng ra giải quyết thì sự mâu thuẫn sẽ ngày càng tăng làm ảnh hưởng đến tình cảm và nghiêm trọng hơn có thể gây ra các hành vi tiêu cực, vi phạm pháp luật như cố ý gây thương tích, giết người …
Bởi với sự phát triển năng động của nền kinh tế thì đất đai ngày càng trở nên quan trọng, đòi hỏi sự chính xác ở một mức độ hoàn chỉnh tránh hiện tượng tranh chấp. Vì thế trong quá trình thực thi cũng như thi hành công vụ của các chủ thể có thẩm quyền thì sẽ không thể tránh khỏi những sai sót dẫn đến việc mâu thuẫn và bất đồng về lợi ích. Thực tiễn cho thấy lĩnh vực nào mà lợi ích càng cao thì rủi ro càng lớn và theo đó tính cách của những tranh chấp bất đồng cũng càng trở nên phức tạp đa dạng và tinh vi. Các tranh chấp trong lĩnh vực đất đai không chỉ biểu hiện ở những cá nhân đơn lẻ thuần túy mà ngày càng thể hiện sự rối ren và phức tạp. Khách quan cho thấy nếu như không thể giải quyết bằng con đường thương lượng và hòa giải thì chứng tỏ mâu thuẫn đó không thể giải quyết và cần phải được giải quyết bằng một phán quyết của tòa án mới có thể đem lại kết quả và mới có hiệu quả thực thi trên thực tế. Nhìn chung thì hiện nay con đường tòa án đang ngày càng trở nên phổ biến và được nhiều người quan tâm hơn.
3. Trình tự và thủ tục khởi kiện khi cán bộ địa chính làm sai:
Bước 1: Cần chuẩn bị hồ sơ với đầy đủ theo đúng quy định của pháp luật, tránh trường hợp hồ sơ thiếu gây tốn thời gian đối với các chủ thể. Do đó về cơ bản gồm những giấy tờ sau đây:
– Đơn đề nghị đính chính diện tích và ranh giới đất theo quy định pháp luật;
– Bản sao chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân;
– Bản chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
– Các giấy tờ liên quan chứng minh việc diện tích đất bị đo sai của các chủ thể có thẩm quyền.
Bước 2: Nộp hồ sơ đầy đủ giấy tờ nêu trên tại chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai nơi có mảnh đất cần đính chính tọa lạc.
Bước 3: Tại Văn phòng đăng ký đất đai, dựa trên chức năng của mình thì cơ quan sẽ tiến hành thực hiện các công việc sau:
– Thẩm định hồ sơ;
– Cho cán bộ địa chính xuống đo lại diện tích, ranh giới đất;
– Lập biên bản kết luận về nội dung và nguyên nhân sai sót;
– Lập hồ sơ trình với cơ quan có thẩm quyền thực hiện đính chính vào Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà đất;
– Chỉnh lý nội dung sai sót vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.
Bước 4: Người có nhu cầu yêu cầu đính chính đến nhận kết quả theo lịch đã hẹn của Văn phòng đăng ký đất đai. Sau đó thì các chủ thể cần phải thực hiện các nghĩa vụ như đóng các khoản phí và lệ phí cho cơ quan có thẩm quyền đấy là ủy ban nhân dân tỉnh và thành phố theo đúng quy định của pháp luật. Đối với trường hợp thực hiện vẫn không được đo đạc lại thì chủ sở hữu có quyền lại bị ảnh hưởng có thể khiếu nại lên ủy ban nhân dân nơi mà mình đang cư trú để yêu cầu được tiến hành đo đạc và kiểm tra lại trên thực địa để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Còn đối với trường hợp mà đã khởi kiện ra Tòa thì khi đó sẽ yêu cầu tòa thẩm định tại chỗ theo đúng quy định của pháp luật. Đối với trường hợp đó sai dẫn đến hiện tượng thay đổi về diện tích hoặc ranh giới cũng như mốc giới thì người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan sẽ yêu cầu ủy ban nhân dân cấp xã phường thị trấn gửi biên bản hòa giải lên cơ quan có thẩm quyền là phòng tài nguyên và môi trường để quyết định công nhận thay đổi và cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng như quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho các chủ thể có quyền lợi.
4. Cán bộ địa chính đo sai đất có bị xử phạt vi phạm hành chính không?
Nghị định số 18/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo đạc và bản đồ, đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo đạc và bản đồ, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây như cảnh cáo hoặc phạt tiền. Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo đạc và bản đồ giao động từ là 50 triệu đồng đối với cá nhân và 100 triệu đồng đối với tổ chức. Ngoài bị áp dụng hình thức xử phạt chính như trên thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà tổ chức hoặc cá nhân có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung như sau: Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ, chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ từ 3 đến 12 tháng hoặc tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính hoặc trục xuất khỏi địa phương.
Các chủ thể bao gồm cá nhân hoặc các tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, hoặc vi phạm hành chính trong lĩnh vực đồ đạc và bản đồ thì ngoài việc sẽ bị áp dụng hình thức xử phạt chính nói trên tùy theo tính chất và mức độ vi phạm, thì họ còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều các biện pháp khắc phục hậu quả khác theo quy định của pháp luật cụ thể như sau: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của mảnh đất đó để xóa bỏ hành vi vi phạm, buộc tháo dỡ các công trình hoặc các phần xây dựng công trình trái phép, bộ phim bỏ dữ liệu hủy bỏ các sản phẩm đo đạc bản đồ do đo sai là vi phạm quy định pháp luật, buộc thu hồi dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ, xuất bản phẩm bản đồ; Buộc cải chính thông tin, sửa chữa dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ, xuất bản phẩm bản đồ; Buộc thực hiện việc giao nộp thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đo; Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính; Buộc tiêu hủy sản phẩm đo đạc và bản đồ, xuất bản phẩm bản đồ theo như pháp luật đã quy định.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Đất đai năm 2013;
– Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015;
– Nghị định số 18/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo đạc và bản đồ.