Theo C. Mác, trong điều kiện còn tồn tại các quốc gia, dân tộc thì đất đai thuộc về chủ quyền lãnh thổ của quốc gia đó và chỉ có toàn thể chủ nhân của quốc gia đó chứ không phải là chính quyền nhà nước mới là chủ thể sở hữu lãnh thổ đó.
Mục lục bài viết
1. Sở hữu toàn dân về đất đai theo quan điểm của Mác – Lênin:
Khi nghiên cứu về đất đai và địa tô dưới các chế độ phong kiến và tư bản chủ nghĩa, C. Mác đã chứng minh một cách thuyết phục rằng, trong chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất thì chế độ tư hữu về ruộng đất là vô lý nhất và quyền tư hữu về ruộng đất là hoàn toàn vô lý; nói đến quyền tư hữu về ruộng đất chẳng khác gì nói đến quyền sở hữu cá nhân đối với những người đồng loại của mình. Theo đó, ông cho rằng, loài người không tạo ra đất đai, nó rõ ràng là có trước con người. Vì thế không một ai có quyền sở hữu đất đai.Quyền tư hữu về đất đai sinh ra địa tô tuyệt đối là một lực cản ghê gớm đối với sự phát triển lực lượng sản xuất trong nông nghiệp, là nguồn gốc của sự đói khổ của số đông nhân loại trong lịch sử.
Về mặt sở hữu thì đất đai thuộc về sở hữu toàn nhân loại theo nghĩa rộng, tức là tất cả các thế hệ loài người đã, đang và sẽ sống trên trái đất. Mỗi thế hệ vừa là bộ phận của chủ sở hữu vừa là chủ thể sử dụng đất. Với tư cách là chủ thể sử dụng đất, thế hệ đó phải có trách nhiệm không chỉ tạo ra những của cải cho cuộc sống của mình mà còn phải tôn tạo, bảo vệ độ phì nhiêu của đất để bàn giao cho đời sau. Người nào sử dụng đất mà làm cho đất bị ô nhiễm, sa mạc hóa là có tội.
Đồng thời, ông kịch liệt lên án việc sử dụng đất theo phương pháp tư bản chủ nghĩa bởi vì nó làm giảm độ phì nhiêu của đất,…
Tóm lại, theo C. Mác, trong điều kiện còn tồn tại các quốc gia, dân tộc thì đất đai thuộc về chủ quyền lãnh thổ của quốc gia đó và chỉ có toàn thể chủ nhân của quốc gia đó chứ không phải là chính quyền nhà nước mới là chủ thể sở hữu lãnh thổ đó.
2. Sự vận dụng của Lê-nin trong vấn đề sở hữu toàn dân về đất đai:
Khi nghiên cứu về hai con đường phát triển tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp, V.I. Lê-nin đã đi đến kết luận rất khoa học về sự cần thiết phải quốc hữu hóa đất đai để xóa bỏ địa tô tuyệt đối nhằm mở đường cho sự phát triển lực lượng sản xuất trong nông nghiệp. Theo đó, V.I. Lê-nin từng viết báo lên án mạnh mẽ chính quyền Sa hoàng vì đã bán toàn bộ lãnh thổ Alaska cho Mỹ (năm 1867), đồng thời, chỉ ra sự cam chịu của chính quyền Mãn Thanh dưới áp lực của Liên quân Anh, Pháp ký hiệp định cho thuê 99 năm Hồng Kông (với Anh) và một phần Quảng Châu cùng đường sắt Côn Minh – Vân Nam (với Pháp).
Ngay vào ngày thứ hai sau khi Cách mạng Tháng Mười Nga thắng lợi, chính V.I. Lê-nin đã soạn thảo và ban hành hai sắc lệnh đầu tiên của Chính quyền Xô-viết là Sắc lệnh về hòa bình và Sắc lệnh về ruộng đất. Trong Sắc lệnh về ruộng đất đó, phạm trù “sở hữu toàn dân về đất đai” ở nước Nga xô-viết đã được luật hóa. Theo quan điểm của V.I. Lê-nin, thể hiện trong Sắc lệnh về ruộng đất, Nhà nước xô-viết cũng như tất cả mọi nhà nước không có quyền sở hữu đất đai, do vậy không được phép bán cho bất kỳ chủ thể nào dù chỉ một phần nhỏ đất đai.
Theo V.I.Lê-nin thì Nhà nước xô-viết chỉ là người quản lý, người giám đốc điều hành nhằm bảo vệ lợi ích của chủ thể sở hữu là Toàn Dân. Không làm được điều đó là một nhà nước tồi. Để mất đất đai vào tay ngoại bang hay tư nhân cũng đều làm hại tới lợi ích của Toàn Dân với tư cách là chủ thể sở hữu.
Bên cạnh đó thì ông cũng giải thích rõ rang rằng toàn Dân cũng không phải chỉ là toàn thể nhân dân mà còn bao gồm cả những người đã khuất vì họ có kết tinh lao động vào trong đất và có công khai phá, bảo vệ đất nước. Ngoài ra, còn bao gồm cả những thế hệ tương lai sẽ xuất hiện và sẽ tiếp tục sinh sống trên đất đai của tiền nhân và tất cả những ai coi vùng lãnh thổ đó là Tổ quốc và sẵn sàng làm tất cả, kể cả hy sinh tính mạng để bảo vệ Tổ quốc.
Không có gì để có thể nghi ngờ rằng những cống hiến nêu trên của Có thể nói V.I. Lê-nin là người am hiểu sâu sắc cơ sở pháp lý của vấn đề sở hữu đất đai cũng như lý luận về đất đai và địa tô của C. Mác, những thành tựu xuất sắc nhất của ông khi kiên trì bảo vệ sự trong sáng của Chủ nghĩa Mác và tiếp tục phát triển nó trong điều kiện lịch sử mới của thế giới khi đó.
3. Quy định về chế độ sở hữu toàn dân về đất đai:
3.1. Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai tại Việt Nam:
Sở hữu toàn dân về đất đai là một trong những nội dung quan trọng nhất của Hiến pháp và Luật Đất đai, được xác định một cách liên tục và nhất quán ở nước ta qua các thời kỳ trước và trong đổi mới.
Theo đó, tại Việt Nam, toàn dân thực hiện quyền năng chủ sở hữu đất đai thông qua tổ chức đại diện do họ lập ra là Nhà nước.
Cụ thể tại Điều 53 Hiến pháp năm 2013 quy định: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân. Ngoài ra, sở hữu toàn dân về đất đai còn được đề cập cụ thể trong
Thứ nhất, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này.
Thứ hai, Nhà nước thực hiện quyền định đoạt đối với đất đai như sau: quyết định mục đích sử dụng đất thông qua việc quyết định, xét duyệt quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất; quy định về hạn mức giao đất và thời hạn sử dụng đất; quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; định giá đất;
Thứ ba, Nhà nước thực hiện quyền điều tiết các nguồn lợi từ đất đai thông qua các chính sách tài chính về đất đai như sau: thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; thu thuế sử dụng đất, thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất; điều tiết phần giá trị tăng thêm từ đất mà không do đầu tư của người sử dụng đất mang lại;
Thứ tư, Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất thông qua hình thức giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất đối với người đang sử dụng đất ổn định; quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
Mặc dù Hiến pháp năm 2013 và Luật Đất đai năm 2013 tiếp tục khẳng định điều này nhưng vẫn còn không ít những ý kiến hoài nghi, thậm chí phản bác tính chất đúng đắn của chế độ sở hữu toàn dân về đất đai.
Theo đó, một số ý kiến còn cho rằng, chính sở hữu toàn dân về đất đai là nguyên nhân dẫn đến những vụ khiếu kiện đông người kéo dài, gây mất ổn định xã hội ở một số địa phương.
3.2. Sự hình thành chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai ở Việt Nam:
Mặc dù chủ nghĩa Mác-Lênin khẳng định việc tiến hành quốc hữu hoá đất đai là một tất yếu khách quan. Song các ông cũng chỉ ra rằng không thể xoá bỏ ngay lập tức chế độ tư hữu về ruộng đất; việc xoá bỏ chế độ này phải là một quá trình lâu dài.
Quan điểm thu hồi hết ruộng đất của đế quốc, phong kiến làm của công, thực hiện quyền ruộng đất về Nhà nước là tiền đề quan trọng và là nền tảng của chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai ở nước ta trong giai đoạn này
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, chính quyền nhân dân tuyên bố bãi bỏ các luật lệ về ruộng đất của chế độ cũ;
Năm 1946, Hồ Chủ tịch kí sắc lệnh về giảm tô; bãi bỏ thuế thổ trạch ở thôn quê;
Năm 1953, Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hoà thông qua Luật cải cách ruộng đất, tịch thu ruộng đất của địa chủ, phong kiến, cường hào… chia cho nông dân, thực hiện khẩu hiệu “Người cày có ruộng”;
Tiếp đó, Hiến pháp năm 1959 quy định Nhà nước chiểu theo pháp luật bảo hộ quyền sở hữu về ruộng đất và các tư liệu sản xuất khác của nông dân.
Trong những năm 1960, miền Bắc thực hiện phong trào “hợp tác hoá” vận động nông dân đóng góp ruộng đất và các tư liệu sản xuất khác vào làm ăn tập thể trong các hợp tác xã, tập đoàn sản xuất, ở giai đoạn này,
Có thể thấy về cơ bản đất đai ở nước ta từng bước đã được xã hội hoá toàn bộ, đây là thành quả của quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, trải qua nhiều thể hệ, nhân dân ta đã tốn bao công sức và xương máu mới khai thác, bồi bổ, cải tạo và bảo vệ được vốn đất như ngày nay.
Nước ta là một nước có mật độ dân số cao, bình quân đất canh tác theo đầu người thấp, người làm nghề nông chiếm hơn 85% dân số, vì lẽ đó việc xác định đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lí là hết sức quan trọng nhằm bảo đảm sử dụng đất đai đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả, vì lợi ích hiện tại và cho cả thế hệ mai sau của dân tộc cũng như lợi ích của mỗi người
Hiện nay trong điều kiện nước ta “mở cửa”, chủ động hội nhập từng bước vững chắc vào nền kinh tế khu vực và trên thế giới và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu thì việc xác lập hình thức sở hữu toàn dân về đất đai là một trong những phương thức nhằm góp phần củng cố và bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.
3.3. Cơ sở xây dựng chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai tại Việt Nam:
Sự khẳng định đất đai thuộc sở hữu toàn dân của Hiến pháp 1980, Hiến pháp năm 1992 dựa trên những cơ sở thực tiễn chủ yếu sau đây:
– Về mặt chính trị: đất đai là xương máu do công sức, mồ hôi, xương máu của các thế hệ người Việt Nam tạo lập nên, vì vậy nó phải thuộc về toàn thể nhân dân
– Về phương diện lịch sử: ở nước ta hình thức sở hữu Nhà nước về đất đai đã có từ rất sớm và tồn tại trong suốt chiều dài phát triển lịch sử của dân tộc.
– Về mặt thực tế, nước ta còn gần một nửa diện tích đất tự nhiên chưa sử dụng chủ yếu là đất trống, đối núi trọc. Việc xác lập đất đai thuộc sở hữu tòa dân do nhà nước thống nhất quản lý sẽ giúp nhà nước có điều kiện thuận lợi trong việc xây dựng quy hoạch đất đai theo kế hoạch phát triển chung nhằm quản lý chặt chẽ và từng bước đưa diện tích đất này vào khai thác, sử dụng hợp lý, đi đôi với việc cải tạo, bồi bổ đất đai quý giá của quốc gia.