Được biết, nhà ở xã hội chỉ được ưu tiên cho những đối tượng nhất định. Để xác minh mình thuộc đối tượng đó thì họ phải có những giấy tờ có liên quan. Dưới đây là mẫu giấy xác nhận điều kiện thu nhập khi mua nhà ở xã hội theo quy định pháp luật.
Mục lục bài viết
1. Mẫu giấy xác nhận điều kiện thu nhập khi mua nhà ở xã hội:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự do – Hạnh phúc
MẪU GIẤY XÁC NHẬN VỀ ĐIỀU KIỆN THU NHẬP
Họ và tên người kê khai: …
CMND (hộ chiếu hoặc thẻ quân nhân hoặc thẻ căn cước công dân) số … cấp ngày … / … / … tại ...
Nơi ở hiện tại: …
Đăng ký thường trú (hoặc đăng ký tạm trú) tại: …
Số thành viên trong hộ gia đình: người, bao gồm: …
1. Họ và tên: …
CMND/CCCD số: …
Là: …
Nghề nghiệp: …
Tên cơ quan (đơn vị): …
2. Họ và tên: …
CMND/CCCD số: …
Là: …
Nghề nghiệp: …
Tên cơ quan (đơn vị): …
3. Họ và tên: …
CMND số: …
Là: …
Nghề nghiệp: …
Tên cơ quan (đơn vị): …
4. Họ và tên: …
CMND/CCCD số: …
Là: …
Nghề nghiệp: …
Tên cơ quan (đơn vị): …
5. Và các thành viên khác: …
6. Tôi và những người trong hộ gia đình cam kết có thu nhập thường xuyên không thuộc diện phải nộp thuế thu nhập hàng tháng.
Tôi xin cam đoan những lời khai trong đơn là đúng sự thực và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung đã kê khai./
…, ngày … tháng … năm …
Người kê khai
Xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi người đề nghị đang làm việc
2. Khi nào cần xin giấy xác nhận điều kiện thu nhập khi mua nhà ở xã hội:
Theo quy định của pháp luật về nhà ở và các văn bản khác có liên quan thì xã hội thuộc diện chính sách hỗ trợ của nhà nước dành cho những đối tượng đặc biệt mình thế để được mua nhà ở xã hội thì phải đắp ứng được những điều kiện nhất định theo quy định của pháp luật nhà ở cụ thể là văn bản hợp nhất luật nhà ở 2020. Điều kiện để được mua nhà ở xã hội sẽ phải đáp ứng các yếu tố sau đây:
Thứ nhất, điều kiện về nhà ở: tức là người mua nhà ở xã hội, chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình và họ đang gặp khó khăn về nơi cư trú hoặc họ đang có nhà ở thuộc quyền sở hữu của mình nhưng diện tích căn hộ đó lại dưới 10m2 sàn / người, hoặc nhà ở của họ đã xuống cấp trầm trọng hoặc đó chỉ là nơi ở tạm bợ đến nay đã hư hỏng và dốt nát chưa được hỗ trợ dưới mọi hình thức nào của nhà nước.
Thứ hai, điều kiện về nơi cư trú: người tiến hành mua nhà ở xã hội phải là người có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú hay nói ngắn gọn là họ phải có nơi cư trú tại các tỉnh thành phố mà căn hộ nhà ở xã hội đó tọa lạc và được triển khai đồng thời phải đóng bảo hiểm xã hội từ một năm trở lên tại các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương đó.
Thứ ba, điều kiện về thu nhập: những người mua nhà ở xã hội họ phải thuộc diện chính sách khó khăn về thu nhập hay nói cách khác họ là những người thu nhập thấp và họ không thuộc diện chịu thuế thu nhập theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân, họ là những đối tượng thuộc hộ nghèo hoặc cận nghèo theo quy định của chính phủ.
Thứ tư, điều kiện về chủ thể: Nhà ở xã hội không được cấp hay thực hiện các giao dịch mua bán với tất cả khách hàng có nhu cầu. Bởi vì loại hình nhà ở này có quy định rõ ràng về các đối tượng được mua nhà ở xã hội. Vì vậy chỉ có những người thuộc đối tượng được phép mua bán nhà ở xã hội mới được quyền mua để ở. Theo quy định, những đối tượng đủ điều kiện mua nhà ở xã hội được ghi nhận tại Điều 49 văn bản hợp nhất Luật Nhà ở năm 2020.
Như vậy, giấy xác nhận điều kiện thu nhập được đặt ra đối với các đối tượng đối tượng được quy định tại khoản 5, khoản 6, khoản 7 Điều 49 của văn bản hợp nhất Luật Nhà ở năm 2020. Theo đó, các loại giấy tờ chứng minh về điều kiện thu nhập như sau:
– Giấy xác nhận của cơ quan, đơn vị mà người đó đang làm việc về mức thu nhập thuộc diện không phải nộp thuế thu nhập thường xuyên theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân, đối với các trường hợp:
+ Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp theo quy định của Chính phủ theo khoản 4 Điều 49 của văn bản hợp nhất Luật Nhà ở năm 2020;
+ Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân theo khoản 4 Điều 49 của văn bản hợp nhất Luật Nhà ở năm 2020. Đây là công dân Việt Nam được tuyển chọn lĩ lưỡng sau đó hoạt động trong lĩnh vực chuyên môn kỹ thuật của Công an quân đội, được phong cấp bậc hàm;
+ Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức, những người được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, theo khoản 6 Điều 49 của văn bản hợp nhất Luật Nhà ở năm 2020.
– Bản tự kê khai về mức thu nhập của bản thân và chịu trách nhiệm về thông tin tự kê khai. Sở Xây dựng liên hệ với Cục thuế địa phương để xác minh thuế thu nhập trong trường hợp cần thiết đối với đối tượng là người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị.
3. Cách viết giấy xác nhận điều kiện thu nhập khi mua nhà ở xã hội:
Quá trình viết giấy xác nhận điều kiện thu nhập thì mua nhà ở xã hội cũng cần phải đảm bảo có kỹ năng nhất định để tránh trường hợp sai sót hoặc điền sai mục đích vấn đề.
Thứ nhất, về vấn đề nơi ở, thì người kê khai cần phải ghi địa chỉ của họ đang cư trú theo hình thức là họ đã đăng ký thường trú hoặc họ đã đăng ký tạm trú tại địa phương đó từ một năm trở lên.
Thứ hai, đối với trường hợp mà người kê khai đã được cấp sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú thì người kê khai đó vẫn được sử dụng sổ tạm trú và sổ tạm trú này có giá trị như một loại giấy tờ và tài liệu sắc lệnh về nơi cư trú theo quy định của pháp luật, Đồng thôi thì người đề nghị xác nhận giấy này gửi kèm theo mẫu bản sao có chứng thực của sổ hộ khẩu hoặc bản sao có chứng thực của sổ tạm trú kể từ ngày mà pháp luật về cư trú có hiệu lực tức là ngày 1/7/2021, thì việc đăng ký thường trú hoặc đăng ký tạm trú của người kê khai thực hiện theo quy định của luật cư trú hiện hành.
Thứ ba, trong giấy trên thì người kê khai cần phải tiến hành ghi rõ số lượng thành viên trong gia đình cũng như ghi rõ tên tuổi thông tin cá nhân như số căn cước công dân … và mối liên hệ của từng thành viên đối với người đứng tên viết đơn. Đồng thời người kể cả ai cũng phải ghi rõ người đề nghị xác nhận thuộc đối tượng nào theo quy định của pháp luật nhà ở để được hỗ trợ nhà ở xã hội ví dụ như những trường hợp được quy định theo điều 49 của văn bản hợp nhất luật nhà ở năm 2020, bao gồm:
4. Một số lưu ý khi mua nhà ở xã hội:
Thứ nhất trước khi mua nhà ở xã hội thì người mua cần phải tiến hành kiểm tra các điều kiện được phép mua bán nhà ở xã hội theo đúng quy định của pháp luật bởi đây là một loại hình mang ý nghĩa rất lớn và chỉ được mua bán theo đúng đối tượng như pháp luật đã quy định vì thế để tránh trường hợp phiền hà trong các thủ tục về pháp lý thì cần phải xác định xem bản thân của người mua có thuộc đối tượng được phép mua bán nhà ở xã hội hay không.
Thứ hai là cũng cần phải cân nhắc và lựa chọn nhà ở xã hội sao cho phù hợp nhất để đảm bảo các điều kiện cũng như thỏa mãn các nhu cầu về cá nhân khi dọn vào sống tại khu nhà ở xã hội đó và đặc biệt là phù hợp về vị trí địa lý cũng như yếu tố tài chính của từng người mua.
Thứ ba là mua lại nhà ở xã hội, khi mua bán với chủ đầu tư về nhà ở xã hội thì cần phải xem xét xem đã trả hết khoản tiền theo như hợp đồng đã ký kết hay chưa và nếu như chưa thực hiện thì tức là hành vi này sẽ vi phạm pháp luật khi mà mua lại nhà ở xã hội từ tay của chủ cũ.
Và cuối cùng là nếu xét thấy bản thân không thuộc diện được mua nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật về nhà ở thì cần phải xác định xem rằng người bán căn nhà ở xã hội đó có còn bị giới hạn trong thời gian năm năm hay không bởi đây là khoảng thời gian tối thiểu theo quy định của pháp luật để thực hiện việc chuyển nhượng nhà ở xã hội và xác định xem căn nhà ở xã hội đó đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng như các giấy tờ khác có liên quan theo đúng quy định của pháp luật. Đây là một điều kiện cần phải lưu ý.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất Luật Nhà ở năm 2020;
– Nghị định số 49/2021/NĐ-CP ngày 01/4/2021 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số Điều của