Khi có tranh chấp đất đai xảy ra, người dân có thể khởi kiện ra Tòa theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, trước khi khởi kiện ra tòa, người sử dụng đất có đất bị tranh chấp phải thực hiện hòa giải tại chính quyền cơ sở nơi có đất.
Mục lục bài viết
1. Thế nào là hòa giải tranh chấp đất đai? Hòa giải tranh chấp đất đai ở đâu?
Tranh chấp đất đai được hiểu là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.
Khi có tranh chấp đất đai xảy ra, người dân có thể hướng đến việc khởi kiện ra Tòa theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, trước khi khởi kiện ra tòa, người sử dụng đất có đất bị tranh chấp phải thực hiện hòa giải tại chính quyền cơ sở nơi có miếng đất. Ở đây người ta gọi là hòa giải tranh chấp đất đai.
Hòa giải tranh chấp đất đai là việc cán bộ chức năng tại Ủy ban nhân dân xã, phường nơi có đất đai tranh chấp sẽ đứng ra, thực hiện các thủ tục hòa giải tranh chấp về đất đai của người dân.
Theo quy định tại Điều 202
Trên đây là một số thông tin khái quát về hòa giải tranh chấp đất đai, thẩm quyền và thời hạn giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật hiện hành.
2. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai:
Theo quy định tại Nghị định 148/2020/NĐ-CP, khi tiến hành hòa giải tranh chấp đất đai, người dân và cơ quan chức năng có thẩm quyền phải tuân thủ thực hiện theo thủ tục sau đây:
– Bước 1: Viết đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
Khi có tranh chấp đất đai cần được giải quyết, các cá nhân, hộ gia đình sẽ gửi đơn yêu cầu lên Ủy ban nhân dân cấp xã.
– Bước 2: Giải quyết tranh chấp.
Khi tiếp nhận đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thực hiện các công việc sau trong công tác hòa giải:
– Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền thẩm tra, xác minh tìm hiểu nguyên nhân phát sinh tranh chấp, thu thập giấy tờ, tài liệu có liên quan do các bên cung cấp về nguồn gốc đất, quá trình sử dụng đất và hiện trạng sử dụng đất.
– Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai để thực hiện hòa giải được thành lập, gồm:
+ Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân là Chủ tịch Hội đồng;
+ Đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn;
+ Tổ trưởng tổ dân phố đối với khu vực đô thị;
+ Trưởng thôn, ấp đối với khu vực nông thôn;
+ Người có uy tín trong dòng họ, ở nơi sinh sống, nơi làm việc;
+ Người có trình độ pháp lý, có kiến thức xã hội;
+ Già làng, chức sắc tôn giáo, người biết rõ vụ, việc;
+ Đại diện của một số hộ dân sinh sống lâu đời tại xã, phường, thị trấn biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đối với thửa đất đó;
+ Cán bộ địa chính, cán bộ tư pháp xã, phường, thị trấn.
+ Tùy từng trường hợp cụ thể, có thể mời đại diện Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
– Sau khi thành lập hội đồng hòa giải, hội đồng hòa giải sẽ có nhiệm vụ tổ chức cuộc họp hòa giải có sự tham gia của các bên tranh chấp, thành viên Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Việc hòa giải chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp đều có mặt. Trường hợp một trong các bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ hai thì được coi là việc hòa giải không thành.
– Bước 3: Lập biên bản hòa giải:
+ Đối với hòa giải thành: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức lại cuộc họp Hội đồng hòa giải để xem xét giải quyết đối với ý kiến bổ sung và phải lập biên bản hòa giải thành hoặc không thành trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà các bên tranh chấp có ý kiến bằng văn bản khác với nội dung đã thống nhất trong biên bản hòa giải thành thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức lại cuộc họp Hội đồng hòa giải để xem xét giải quyết đối với ý kiến bổ sung và phải lập biên bản hòa giải thành hoặc không thành.
+ Đối với hòa giải không thành: Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản hòa giải không thành và hướng dẫn các bên tranh chấp gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tiếp theo đối với trường hợp hòa giải không thành hoặc sau khi hòa giải thành mà có ít nhất một trong các bên thay đổi ý kiến về kết quả hòa giải.
3. Những yếu tố ảnh hưởng đến hòa giải tranh chấp đất đai:
Trong hoạt động hòa giải tranh chấp đất đai, sẽ chịu sự chi phối, ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố. Về cơ bản, các yếu tố ảnh hưởng đến hòa giải tranh chấp đất đai là:
3.1. Yếu tố con người:
+ Các cá nhân, hộ gia đình là các chủ thể trực tiếp liên quan đến hoạt động tranh chấp đất đai. Do đó, công tác hòa giải tranh chấp đất đai ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng bởi các chủ thể này.
Thực tế, có rất nhiều hoạt động hòa giải mà tại đó, các cá nhân, hộ gia đình liên quan trực tiếp đến vấn đề tranh chấp đất đai luôn chấp niệm với quan điểm, ý kiến của mình. Họ bác bỏ các quan điểm mà hội đồng hòa giải đưa ra. Thậm chí, trong một số trường hợp, một trong hai bên không không hợp tác trong hoạt động hòa giải, khiến công tác hòa giải bị trì trệ và gặp nhiều khó khăn.
+ Ngoài các cá nhân, hộ gia đình liên quan trực tiếp đến quan hệ tranh chấp đất đai, hoạt động hòa giải tranh chấp còn chịu sự ảnh hưởng của Hội đồng hòa giải. Thực tế, hòa giải thành hay không thành còn phụ thuộc vào năng lực, trình độ chuyên môn của cán bộ chức năng chịu trách nhiệm hòa giải. Về cơ bản, cán bộ tiến hành hòa giải phải năng nổ, nhiệt tình, am hiểu phong tục, tập quán địa phương, có kinh nghiệm sống phong phú và có thái độ công tâm, khách quan vì lợi ích cộng đồng thì mới giúp kết quả hòa giải đạt được mức độ tốt nhất.
Vậy nên, có thể thấy, công tác hòa giải muốn đạt kết quả tốt phải chịu sự ảnh hưởng của nguyên đơn, bị đơn (chủ thể chịu trách nhiệm liên quan trực tiếp trong quan hệ tranh chấp), và cán bộ giải quyết tranh chấp.
3.2. Yếu tố về điều kiện tự nhiên, môi trường sống:
+ Thực tế, việc thực hiện hòa giải tranh chấp đất đai còn phụ thuộc vào phong tục, tập quán ở từng địa phương. Ở từng vùng miền, khu vực sẽ có những truyền thống khác nhau. Do đó, việc áp dụng hòa giải tranh chấp phải linh hoạt thực hiện theo điều kiện và các đặc điểm truyền thống này. Có như vậy, kết quả hòa giải mới đảm bảo một cách tốt nhất.
+ Tranh chấp đất đai không chỉ ảnh hưởng đến các chủ thể phát sinh tranh chấp, mà nó còn ảnh hưởng đến mọi người xung quanh. Bởi ở một số khu vực, tinh thần đoàn kết giữa các cá thể có huyết thống với nhau vô cùng chặt chẽ. Lúc này, khi tranh chấp xảy ra, các cá nhân này xu hướng bảo vệ người thân của mình. Nếu việc giải quyết không khéo léo sẽ rất dễ xảy ra xung đột. Do đó, trong công tác hòa giải, cán bộ hòa giải cũng phải đặc biệt chú tâm đến vấn đề này.
+ Trình độ kiến thức, nhận thức vùng miền cũng ảnh hưởng rất lớn đến công tác hòa giải tranh chấp đất đai. Nếu người dân có hiểu biết, việc hòa giải sẽ dễ hơn. Nếu trình độ dân trí của người dân kém, thì hoạt động hòa giải sẽ không đạt được kết quả tốt nhất.
3.3. Yếu tố về pháp lý và công tác quản lý đất đai của từng địa phương:
Luật đất đai 2013 cùng các thông tư, nghị định liên quan cũng đã đưa ra những quy định về việc tiến hành hòa giải. Do đó, công tác hòa giải đất đai phải tuân thủ theo quy định chung về thủ tục và nguyên tắc hòa giải mà Nhà nước đưa ra.
Đồng thời, công tác hòa giải còn phải được tiến hành một cách linh hoạt, phù thuộc vào công tác quản lý đất đai của từng địa phương.
Văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
Luật đất đai 2013.