Đất phòng hộ là rừng có vai trò rất quan trọng trong hệ thống đất đai của nước ta. Thủ tục thu hồi đất rừng phòng hộ như thế nào? Được bồi thường khi thu hồi đất rừng phòng hộ không?
Mục lục bài viết
1. Nhà nước thu hồi đất rừng phòng hộ trong các trường hợp nào?
Đất phòng hộ là rừng được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, sạt lở, lũ quét, lũ ống, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường, quốc phòng, an ninh, kết hợp du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; cung ứng dịch vụ môi trường rừng. Loại đất này có vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong công tác duy trì hệ thống đất đai tại nước ta, cũng như công tác bảo vệ môi trường sinh sống của người dân trước những tác động của thiên nhiên.
Cũng như các loại đất khác, trên thực tế, Nhà nước cũng thực hiện thu hồi đất rừng phòng hộ.
– Theo quy định tại Khoản 1 Điều 16
+ Nhà nước tiến hành thu hồi đất rừng phòng hộ vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Tức với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội, thúc đẩy sự phát triển bền vững của quốc phòng-an ninh, Nhà nước sẽ thực hiện thu hồi đất rừng phòng hộ.
+ Khi người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai trong quá trình sử dụng đất rừng phòng hộ, Nhà nước sẽ thu hồi đất.
+ Nhà nước tiến hành thu hồi đất rừng phòng hộ do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.
– Ngoài những trường hợp quy định chung tại
+ Trường hợp 1: Chủ rừng sử dụng rừng không đúng mục đích, cố ý không thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước hoặc vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật về lâm nghiệp.
+ Trường hợp 2: Sau 12 tháng liên tục kể từ ngày được giao, được thuê rừng, chủ rừng không tiến hành hoạt động bảo vệ và phát triển rừng.
+ Trường hợp 3: Trong trường hợp chủ rừng tự nguyện trả lại rừng, Nhà nước sẽ tiến hành thu hồi đất rừng phòng hộ.
+ Trường hợp 4: Nhà nước thu hồi đất rừng phòng hộ khi rừng được Nhà nước giao, cho thuê khi hết hạn mà không được gia hạn thêm.
+ Trường hợp 5: Đất rừng phòng hộ được Nhà nước thu hồi khi rừng được giao, được thuê không đúng thẩm quyền hoặc không đúng đối tượng;
+ Trường hợp 6: Chủ rừng là cá nhân khi chết không có người thừa kế theo quy định của pháp luật thì Nhà nước thực hiện thu hồi đất rừng phòng hộ.
Như vậy, khi thuộc một trong các trường hợp cụ thể nêu trên, Nhà nước sẽ tiến hành thu hồi đất rừng phòng hộ. Khi Nhà nước thu hồi đất, người sử dụng đất có nhiệm vụ phối hợp, hỗ trợ cơ quan Nhà nước thực hiện hoạt động pháp lý này.
2. Thủ tục thu hồi đất rừng phòng hộ:
Khi tiến hành thu hồi đất rừng phòng hộ, cơ quan chức năng có thẩm quyền tuân thủ thực hiện theo thủ tục cụ thể sau đây:
– Bước 1: Nhà nước ban hành thông báo thu hồi đất.
+ Theo quy định của Luật đất đai 2014, Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền ban hành thông báo thu hồi đất và gửi tới người có đất bị thu hồi theo quy định.
Cơ quan chức năng có thẩm quyền thu hồi đất là cơ quan ban hành thông báo thu hồi đất. Các cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thu hồi đất là: Ủy ban nhân dân cấp huyện là cơ quan có thẩm quyền thu hồi đất của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất rừng phòng hộ;
+ Theo quy định tại Điều 66
Khi xem xét thực tiễn cần thu hồi đất rừng phòng hộ khi thuộc các trường hợp cụ thể theo quy định của pháp luật, cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ ban hành thông báo thu hồi đất.
– Bước 2: Tiến hành kiểm đếm đất đai.
Kiểm đếm đất đai được hiểu là công việc do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiến hành, nhằm mục đích xác định hiện trạng sử dụng đất, thống kê nhà ở, tài sản gắn liền với đất để lấy thông tin phục vụ cho hoạt động đền bù, giải tỏa.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 67 Luật đất đai 2013, trước khi có quyết định thu hồi đất, cơ quan có thẩm quyền phải thông báo kế hoạch kiểm đếm cho người dân được biết chậm nhất là 90 ngày đối với đất nông nghiệp.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 69 Luật đất đai 2013, hoạt động kiểm đếm đất đai nhằm mục đích lấy thông tin lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được tiến hành với các bước cụ thể như sau:
+ UBND cấp tỉnh, huyện ra thông báo thu hồi đất.
Thông báo thu hồi đất mà cơ quan chức năng có thẩm quyền đưa ra đã bao gồm cả kế hoạch kiểm đếm.
+ Niêm yết thông báo kế hoạch kiểm đếm.
Thông báo thu hồi đất (bao gồm cả kế hoạch kiểm đếm) được gửi đến cho từng hộ dân có đất bị thu hồi qua hình thức họp phổ biến và niêm yết công khai tại UBND cấp xã để người dân được biết và nắm bắt được đầy đủ kế hoạch kiểm đếm của cơ quan Nhà nước.
+ Thực hiện kiểm đếm đất đai.
UBND cấp xã phối hợp với đơn vị bồi thường, giải phóng mặt bằng triển khai điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm đất đai.
Người sử dụng đất sẽ có trách nhiệm phối hợp với đơn vị bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện kiểm đếm.
– Bước 3: Lập phương án bồi thường hỗ trợ.
+ Cơ quan chức năng có thẩm quyền tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện lập phương án bồi thường hỗ trợ tái định cư sau khi đã tiến hành đo đạc, kiểm tra, kiểm đếm;
+ Về bản chất, cơ quan Nhà nước tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng kết hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức lấy ý kiến của những hộ gia đình, cá nhân về phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư và tập hợp ý kiến, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Việc lấy ý kiến của người dân giúp phương án hỗ trợ, bồi thường đất đai được khách quan và minh bạch nhất.
– Bước 4: Quyết định thu hồi đất, phê duyệt phương án bồi thường hỗ trợ tái định cư.
+ Sau khi lập kế hoạch, phương án bồi thường, cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ thực hiện tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư trước khi cơ quan này trình Ủy ban nhân dân có thẩm quyền quyết định thu hồi đất;
+ Cơ quan chức năng có thẩm quyền quyết định thu hồi đất và phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư.
– Bước 5: Ra quyết định thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư.
Sau khi quyết định thu hồi đất được ban hành, cơ quan chức năng có thẩm quyền, người có đất bị thu hồi thực hiện thu hồi đất, nhận bồi thường, hỗ trợ theo quyết định và phương án đã được phê duyệt, quyết định.
3. Người sử dụng đất được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất rừng phòng hộ hay không?
Luật đất đai 2013 quy định về vấn đề bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất như sau:
+ Người sử dụng đất được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng.
+ Người sử dụng đất được bồi thường về đất, chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân.
+ Nhà nước sẽ hỗ trợ bồi thường về đất, chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp công lập tự chủ tài chính, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo.
+ Khi thu hồi đất ở, Nhà nước sẽ bồi thường về đất cho người sử dụng đất.
+ Nhà nước thực hiện bồi thường về đất, chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất phi nông nghiệp không phải là đất ở của hộ gia đình, cá nhân.
+ Nhà nước sẽ tiến hành bồi thường về đất, chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất phi nông nghiệp không phải là đất ở của tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp công lập tự chủ tài chính, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Theo quy định tại điều luật trên, khi thu hồi đất, Nhà nước sẽ đưa ra phương án bồi thường, hỗ trợ người dân. Đối với đất rừng phòng hộ, khi được Nhà nước thu hồi, người sử dụng đất cũng được bồi thường theo quy định chung của pháp luật.
Văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
Luật đất đai 2013;
Luật Lâm nghiệp 2017.