Dự án đầu tư xây dựng dịch vụ nhà ở công vụ là các dự án nhằm triển khai hệ thống nhà ở công vụ. Việc thực hiện dự án này nằm trong khuôn khổ quy chuẩn thực hiện của pháp luật. Vậy thủ tục lựa chọn chủ đầu tư dự án này ra sao?
Mục lục bài viết
1. Quy định của pháp luật về dự án đầu tư xây dựng nhà ở công vụ:
Dự án đầu tư xây dựng dịch vụ nhà ở công vụ là các dự án nhằm triển khai hệ thống nhà ở công vụ. Việc thực hiện dự án này nằm trong khuôn khổ quy chuẩn thực hiện của pháp luật.
Điều 28
Theo quy định của pháp luật hiện hành, có các loại dự án đầu tư xây dựng nhà ở sau:
+ Dự án xây dựng nhà ở do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư theo đề nghị của Bộ Xây dựng để cho các đối tượng của các cơ quan trung ương thuê.
+ Dự án do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quyết định đầu tư sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Xây dựng và được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận để cho các đối tượng thuộc diện được phép sử dụng theo quy định của pháp luật thuê.
+ Dự án do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đầu tư theo đề nghị của cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh để cho các đối tượng được điều động, luân chuyển đến làm việc tại địa phương.
Trên đây là các loại dự án đầu tư xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật. Có thể thấy, các dự án đầu tư xây dựng nhà ở công vụ do cơ quan Nhà nước ra quyết định đầu tư thực hiện. Hệ thống nhà ở công vụ này được phục vụ cho mục đích công. Do đó, nó được Nhà nước đầu tư xây dựng.
Do mục đích của loại hình nhà ở này là phục vụ mục đích công, do đó, việc xác định chủ đầu tư dự án phải đáp ứng những quy định chặt chẽ mà pháp luật đưa ra. Có như vậy, mới đảm bảo chất lượng của các loại hình dịch vụ nhà ở này; đáp ứng nhu cầu sử dụng tốt nhất của cán bộ.
2. Quy định của pháp luật về chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở công vụ:
Điều 7
– Về nguyên tắc, chủ đầu tư dự án được xác định trước khi lập dự án đầu tư xây dựng hoặc khi phê duyệt dự án. Tức trước khi ra quyết định lập dự án đầu tư xây dựng, các doanh nghiệp phải xác định được chủ đầu tư dự án là ai. Bởi đây sẽ là người đứng đầu dự án; chịu trách nhiệm liên quan đến việc điều hành và thực thi dự án.
– Việc xác định chủ đầu tư căn cứ vào nguồn vốn sử dụng cho dự án đầu tư xây dựng được quy định như sau:
+ Việc xác định chủ đầu tư được thực hiện theo nội dung tại mục thứ ba dưới đây và pháp luật về đầu tư công đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công;
+ Đối với dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư, chủ đầu tư phải là các doanh nghiệp dự án được thành lập theo quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư;
+ Đối với dự án sử dụng vốn nhà nước theo quy định của pháp luật có liên quan thì chủ đầu tư là tổ chức, cơ quan được người quyết định đầu tư giao quản lý, sử dụng vốn để đầu tư xây dựng;
+ Đối với dự án sử dụng nguồn vốn đầu tư hợp pháp của tổ chức, cá nhân không thuộc trường hợp đã nêu trên mà pháp luật về đầu tư có quy định phải lựa chọn nhà đầu tư để thực hiện dự án, chủ đầu tư là nhà đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận. Bên cạnh đó, đối với các trường hợp có nhiều nhà đầu tư tham gia thì các nhà đầu tư có thể thành lập tổ chức hoặc ủy quyền cho một nhà đầu tư làm chủ đầu tư.
– Người quyết định đầu tư giao Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành hoặc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực làm chủ đầu tư căn cứ điều kiện cụ thể của dự án sử dụng vốn đầu tư công.
– Điều luật này cũng quy định rõ, chủ đầu tư chịu trách nhiệm trước pháp luật, người quyết định đầu tư và cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong phạm vi các quyền, nghĩa vụ của mình theo quy định của
Trên đây là quy định mà pháp luật đề ra với chủ đầu tư dự án. Các quy định này chính là cơ sở, căn để các cá nhân, tổ chức lựa chọn chủ đầu tư dự án sao cho phù hợp với quy định của pháp luật.
3. Thủ tục lựa chọn chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở công vụ:
Điều 22
– Thủ tục lựa chọn chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở công vụ đối với trường hợp dự án đầu tư xây dựng nhà ở công vụ do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để cho đối tượng của các cơ quan trung ương thuê.
Đối với trường hợp này, Bộ Xây dựng đề xuất đơn vị làm chủ đầu tư để báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định. Trong vòng 30 ngày, kể từ ngày nhận được Tờ trình của Bộ Xây dựng, Thủ tướng Chính phủ có văn bản quyết định lựa chọn chủ đầu tư hoặc ủy quyền cho Bộ Xây dựng thực hiện lựa chọn chủ đầu tư dự án.
– Thủ tục lựa chọn chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở công vụ đối với trường hợp dự án đầu tư xây dựng nhà ở công vụ do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an phê duyệt để cho các đối tượng là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc lực lượng vũ trang nhân dân được điều động, luân chuyển theo yêu cầu quốc phòng, an ninh, trừ đối tượng mà pháp luật quy định phải ở trong doanh trại của lực lượng vũ trang thuê thì Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quyết định lựa chọn chủ đầu tư. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký làm chủ đầu tư, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc Bộ trưởng Bộ Công an có văn bản quyết định lựa chọn chủ đầu tư.
– Thủ tục lựa chọn chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở công vụ trong trường hợp dự án đầu tư xây dựng nhà ở công vụ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt thì được thực hiện lựa chọn chủ đầu tư như sau:
+ Bước 1: Sở Xây dựng báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định lựa chọn chủ đầu tư hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định lựa chọn chủ đầu tư nếu thuộc trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt dự án;
+ Bước 2: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải có văn bản quyết định lựa chọn chủ đầu tư hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định lựa chọn chủ đầu tư trong thời hạn tối đa là 30 ngày, kể từ ngày nhận được Tờ trình của Sở Xây dựng.
Ủy ban nhân dân cấp huyện phải có văn bản quyết định lựa chọn chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở công vụ trong thời hạn tối đa là 30 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Trên đây là thủ tục lựa chọn chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở công vụ. Có thể thấy, đối với từng trường hợp cụ thể, thủ tục lựa chọn chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở công vụ là khác nhau. Vậy nên, cá nhân, cơ quan tổ chức liên quan phải căn cứ vào quy định này để tiến hành lựa chọn nhà đầu tư dự án xây dựng nhà ở công vụ. Quy định mà pháp luật đưa ra chính là cơ sở để các cá nhân, tổ chức doanh nghiệp dựa vào, đưa ra phương hướng hoạt động sao cho phù hợp nhất.
Khi tiến hành xây dựng hệ thống nhà ở, lên dự án xây dựng nhà ở công vụ, cơ quan chức năng có thẩm quyền cùng cá nhân, tổ chức có liên quan phải tuân thủ thực hiện theo các quy trình, thủ tục nêu trên. Thủ tục thực hiện này nhằm tạo nên sự khách quan, ổn định, toàn diện trong hệ thống thực hiện dự án. Đây cũng được xem là cơ sở giúp nâng cao chất lượng dự án án nhà ở công vụ, nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ. Hơn hết, nó giúp thúc đẩy sự phát triển chung của nền kinh tế xã hội nước nhà.
Văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết: