Công chức là những đối tượng hoạt động trong bộ máy Nhà nước; đảm nhận thực hiện những công việc, nhiệm vụ nhất định. Dưới đây là bài phân tích về báo cáo tổng hợp kết quả đánh giá, phân loại công chức.
Mục lục bài viết
1. Báo cáo tổng hợp kết quả đánh giá, phân loại công chức:
Mẫu số 03
BỘ TƯ PHÁP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ, PHÂN LOẠI
CÔNG CHỨC, NGƯỜI LAO ĐỘNG NĂM 2017
TT | Tên đơn vị | Tổng số (người) | Mức độ phân loại đánh giá | |||||||
Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ | Hoàn thành tốt nhiệm vụ | Hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực | Không hoàn thành nhiệm vụ | |||||||
Số lượng (người) | Tỷ lệ (%) | Số lượng (người) | Tỷ lệ (%) | Số lượng (người) | Tỷ lệ (%) | Số lượng (người) | Tỷ lệ (%) | |||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 |
1 | Công chức, người lao động trong cơ quan hành chính |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
a | Năm đánh giá |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
b | Năm trước của năm đánh giá |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
NGƯỜI LẬP BẢNG (ký và ghi rõ họ tên) | …., ngày….tháng….năm 20… THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ |
2. Đánh giá, phân loại công chức nhằm mục đích gì?
Đánh giá, phân loại công chức được hiểu là việc cơ quan chức năng có thẩm quyền tiến hành tổ chức đánh giá, phân loại chất lượng công chức dựa trên những tiêu chí khảo sát nhất định.
Đánh giá, phân loại công chức là hoạt động diễn ra thường xuyên, mang tính chu kỳ nhất định. Hoạt động này do các cơ quan sự nghiệp hành chính Nhà nước thực hiện nhằm kiểm tra, đánh giá chất lượng hoạt động của công chức.
Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Các đối tượng này đóng vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng trong cơ cấu quản lý Nhà nước Việt Nam. Để trở thành công chức, công dân Việt Nam phải trải qua một quá trình phấn đấu, rèn luyện, với các kỳ kiểm tra liên tục nhằm phân loại và sát hạch.
Chính vì vậy, khi tổ chức đánh giá, phân loại công chức, mục đích lớn nhất mà Nhà nước ta hướng đến là kiểm tra và đánh giá chất lượng của công chức. Thông qua quá trình kiểm tra, người ta sẽ xác định được những ưu, nhược điểm mà công chức có trong hoạt động làm việc thực tiễn. Sự đánh giá này mang tính hệ thống chung riêng chuyên biệt. Tức từ việc đánh giá riêng từng công chức, cơ quan Nhà nước sẽ có cái nhìn toàn cảnh, bao quát nhất trong việc đánh giá chung bộ máy nhân sự trong quy trình quản lý Nhà nước.
Khi xác định được những ưu điểm còn tồn đọng, cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ đưa ra phương hướng điều chỉnh sao cho hợp lý nhất; giúp đội ngũ cán bộ công chức Việt Nam hoạt động, làm việc một cách chất lượng và đạt hiệu quả cao nhất.
Theo quy định tại Điều 7
Hằng năm, Nhà nước ta luôn tiến hành tổ chức đánh giá, phân loại công chức. Việc đánh giá này hướng đến mục tiêu chung nhất là xác định được chất lượng công chức. Từ đó hướng đến mục tiêu phát huy những mặt tích cực, hạn chế những mặt tiêu cực để thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ, ổn định của Bộ máy Nhà nước Việt Nam.
3. Nguyên tắc đánh giá, phân loại công chức:
Theo quy định tại Quyết định 2599/QĐ-NHNN năm 2015, việc đánh giá, phân loại công chức phải tuân thủ thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:
– Nguyên tắc 1: Việc đánh giá, phân loại công chức phải bảo đảm đúng thẩm quyền theo phân cấp, cấp có thẩm quyền thực hiện việc đánh giá thì đồng thời thực hiện việc phân loại và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Tức hoạt động đánh giá, phân loại công chức phải do cơ quan chức năng có thẩm quyền thực hiện. Nằm trong nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan chức năng có thẩm quyền mới được tổ chức đánh giá, phân loại công chức. Thực tế, cơ quan sự nghiệp công lập, Nhà nước (nơi công chức làm việc) sẽ tổ chức thực hiện đánh giá phân loại.
– Nguyên tắc 2: Việc đánh giá công chức phải căn cứ vào chức trách, nhiệm vụ được giao và kết quả thực hiện nhiệm vụ. Cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ tiến hành đánh giá chất lượng công chức trên cơ sở các nhiệm vụ, công việc mà chủ thể này được đảm nhận thực hiện. Điều này mới đảm bảo bám sát vào thực tiễn, đánh giá khách quan chất lượng làm việc của công chức. Một điểm cần lưu ý rằng, việc đánh giá chất lượng công chức cần làm rõ ưu điểm, khuyết điểm, tồn tại, hạn chế về phẩm chất, năng lực, trình độ của người được đánh giá. Đây chính là mục tiêu mà việc đánh giá hướng đến.
– Nguyên tắc 3: Trong quá trình đánh giá chất lượng công chức, cơ quan chức năng có thẩm quyền phải bảo đảm tính khách quan, công bằng, chính xác, công khai, minh bạch và không nể nang, trù dập, thiên vị, hình thức. Nguyên tắc đánh giá này tạo nên sự khách quan, minh bạch trong quá trình đánh giá. Mọi đối tượng công chức đều được đánh giá một cách công bằng. Kết quả đánh giá đạt được cũng đảm bảo tính minh bạch, chính xác.
– Nguyên tắc 4: Việc đánh giá, phân loại công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý, người quản lý, người đại diện phải dựa vào kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý, phụ trách. Tức khi đánh giá chất lượng công chức, cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ phải đặt chủ thể được đánh giá vào môi trường mà họ làm việc để từ đó đưa ra kết luận đánh giá khách quan và rõ ràng nhất. Đặc biệt, mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người đứng đầu không được cao hơn mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị và do cấp có thẩm quyền đánh giá, phân loại đối với người đứng đầu xem xét, quyết định.
– Nguyên tắc 5: Trường hợp công chức, viên chức, người quản lý, người đại diện không hoàn thành nhiệm vụ do yếu tố khách quan, bất khả kháng thì được xem xét trong quá trình đánh giá, phân loại. Tức trong quá trình đánh giá, phân loại công chức, nếu chủ thể được đánh do không hoàn thành nhiệm vụ do yếu tố khách quan, thì cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ linh động xem xét để đưa ra phương hướng đánh giá sao cho khách quan và hợp lý nhất.
Trên đây là các nguyên tắc đánh giá chất lượng công chức mà cơ quan Nhà nước đưa ra. Có thể thấy, việc đánh giá chất lượng công chức chính là cơ sở để phân loại công chức. Kết quả đánh giá sẽ mang yếu tố quyết định khi phân loại. Vậy nên, khi thực hiện đánh giá chất lượng công chức, chủ thể thực hiện phải tuân thủ một cách đầy đủ và toàn diện đồng thời các nguyên tắc nêu trên.
4. Thời gian thực hiện đánh giá, phân loại công chức:
Như đã phân tích, đánh giá, phân loại công chức là hoạt động thường xuyên, diễn ra liên tục trong thực tiễn quản lý Nhà nước. Hoạt động này mang tính chu kỳ, được áp dụng thực hiện trong một thời gian, giai đoạn nhất định.
Về cơ bản, việc đánh giá, phân loại công chức, viên chức được thực hiện theo từng năm công tác và được tiến hành trong tháng 12 hàng năm.
Đây được xem là thời gian thích hợp nhất để cơ quan chức năng có thẩm quyền đưa ra sự nhận xét khách quan, toàn diện nhất về những ưu, nhược điểm mà công chức đạt được trong suốt thời gian làm việc của mình.
Thời gian một năm (mỗi năm một lần) giúp đánh giá khách quan nhất thực tiễn, chất lượng làm việc của công chức. Sự đánh giá liên tục, hàng năm giúp công chức đảm bảo hoạt động một cách công khai, minh bạch, hoàn thành tốt công việc và nhiệm vụ của mình. Có như vậy, chất lượng hành chính Nhà nước, cùng các hoạt động khác cũng được đảm bảo, duy trì được những giá trị tối ưu, ổn định.
Văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
Quyết định 2599/QĐ-NHNN năm 2015.