Hiện nay, nhà nước luôn có những chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp. Một trong số đó là việc quy định miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp. Vậy, thuế sử dụng đất nông nghiệp là gì? Thời gian miễn thuế từ năm nào đến năm nào? Người dân phải làm gì để được miễn thuế đất nông nghiệp?
Mục lục bài viết
1. Thuế sử dụng đất nông nghiệp là gì?
Thuế sử dụng đất nông nghiệp là những khoản thu nộp hằng năm bắt buộc mà các tổ chức, cá nhân phải nộp cho Nhà nước khi sử dụng đất nông nghiệp hoặc khi được giao đất nông nghiệp vào sản xuất. Để hỗ trợ người dân trong quá trình sản xuất đồng thời giảm nhẹ gánh nặng thuế khi sử dụng đất nông nghiệp nên thuế sử dụng đất nông nghiệp chỉ thu vào việc sử dụng hoặc có quyền sử dụng đất, không thu vào hoa lợi trên đất.
Chính sách miễn giảm thuế có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với đời sống người dân sản xuất nông nghiệp. Vừa thúc đẩy được nền kinh tế sản xuất nông nghiệp vừa thể hiện được tầm nhìn của Nhà nước với những chủ trương xóa đói, giảm nghèo góp phần khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư vào nông nghiệp.
2. Miễn thuế đất nông nghiệp từ năm nào đến năm nào?
Từ trước đến nay, Nhà nước luôn có những chính sách chặt chẽ để quản lý đến thuế đất nông nghiệp. Theo ghi nhận, từ năm 2003 trở về trước thì Nhà nước vẫn chưa có chính sách miễn thu thuế sử dụng đất nông nghiệp cho đến năm 2003 Nhà nước có ban hành văn bản Quốc hội ban hành nghị quyết số 15/2003/QH11 ngày 17 tháng 06 năm 2003 về việc miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp.
Theo đó, miễn thuế sử dụng đất trong hạn mức được áp dụng đối với hộ nông dân, hộ nông trường viên, xã viên hợp tác xã sản xuất nông nghiệp nhận đất giao khoán của doanh nghiệp, hợp tác xã để sản xuất nông nghiệp.
Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đối với toàn bộ diện tích đất của hộ nghèo, hộ sản xuất nông nghiệp ở xã đặc biệt khó khăn.
– Ngày 24/11/2010
+ Toàn bộ diện tích đất nông nghiệp phục vụ nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm; diện tích đất trồng cây hàng năm có ít nhất một vụ lúa trong năm; diện tích đất làm muối được miễn thuế.
+ Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đối với diện tích đất nông nghiệp trong hạn mức giao đất nông nghiệp cho các đối tượng sau đây:
+ Hộ gia đình, cá nhân nông dân được nhà nước giao đất để sản xuất nông nghiệp, bao gồm cả đất được thừa kế, cho tặng, nhận quyền sử dụng đất;
+ Hộ gia đình, cá nhân là xã viên hợp tác xã sản xuất nông nghiệp đã nhận đất giao khoán ổn định của hợp tác xã, nông trường quốc doanh, lâm trường quốc doanh để sản xuất nông nghiệp theo quy định của pháp luật;
+ Hộ gia đình, cá nhân sản xuất nông nghiệp có quyền sử dụng đất nông nghiệp góp đất của mình để thành lập hợp tác xã sản xuất nông nghiệp theo quy định Luật hợp tác xã.
– Ngày 11/11/ 2016, Nghị quyết số 28/2016/QH14 được thông qua sửa đổi, bổ sung một số điều của
Diện tích đất nông nghiệp có thể bị thu hồi trong trường hợp những tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị- xã hội và các đơn vị khác đang quản lý nhưng không trực tiếp sử dụng đất mà dùng diện tích tích đó giao cho tổ chức, cá nhân khác nhận thầu theo hợp đồng để sản xuất nông nghiệp. Trong thời gian đợi chờ nhà nước thu hồi đất thì người sử dụng đất phải nộp 100% thuế sử dụng đất nông nghiệp.
– Gần đây nhất, ngày 10/6/2022 Nghị quyết số: 107/2020/QH14 về kéo dài thời hạn miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp được quy định tại Nghị quyết số 55/2010/QH12 ngày 24 tháng 11 năm 2010 của Quốc hội về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo nghị quyết số 28/2016/QH14 ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Quốc hội được thông qua.
Với nội dung sửa đổi là kéo dài thời hạn miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp hết ngày 31 tháng 12 năm 2025.
Như vậy, thông qua 4 Nghị quyết từ Nghị quyết 15/2003/QH11 ngày 17 tháng 06 năm 2003 đến nay. Ta thấy, Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp được thực hiện từ năm 2003 kéo dài cho đến hết năm 2025 theo quy định của Nghị quyết số 107/2020/QH14.
3. Đối tượng chịu thuế đất nông nghiệp:
Đối tượng chịu thuế là những loại đất được Nhà nước quy định mà cá nhân, tổ chức sử dụng đất để sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi phải nộp thuế. Tại Điều 2 Nghị định 74-CP năm 1993 có quy định những loại đất phải chịu thuế như sau:
– Đất trồng trọt là đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất trồng cỏ.
+ Đất trồng cây lâu năm là đất trồng các loại cây có chu kỳ sinh trưởng trên 365 ngày, trồng một lần nhưng cho thu hoạch trong nhiều năm và phải trải qua một thời kỳ xây dựng cơ bản mới cho thu hoạch như cao su, chè, cà phê, cam, quýt, nhãn, cọ, dừa,..
+ Đất trồng cỏ là đất đã có chủ sử dụng vào việc trồng cỏ để chăn nuôi gia súc.
– Đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản là đất đã có chủ sử dụng chuyên nuôi trồng thuỷ sản hoặc vừa nuôi trồng thuỷ sản vừa trồng trọt, nhưng về cơ bản không sử dụng vào các mục đích khác.
– Đất trồng là đất đã được trồng rừng và đã giao cho tổ chức, cá nhân quản lý, chăm sóc và khai thác, không bao gồm đất đồi núi trọc.
4. Ai có thẩm quyền quyết định miễn giảm thuế đất nông nghiệp?
Tại Điều 18 Nghị định 74- CP năm 1993 hướng dẫn thi hành luật thuế sử dụng đất nông nghiệp có quy định như sau:
– Sau khi nhận thấy tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện để được miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp. Thì Cục trưởng Cục thuế có trách nhiệm đề nghị yêu cầu của người dân lên Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để giải quyết nguyện vọng của người sử dụng đất.
– Khi Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đồng ý ban hành Quyết định giảm thuế, miễn thuế thì quyết định này phải được thông báo đến từng hộ được giảm thuế, miễn thuế để đảm quyền lợi của người dân tránh tình trạng thiếu sót.
– Chính sách miễn giảm thuế có tầm ảnh hưởng đến nền kinh tế nước ta nên trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Tài chính là vô cùng lớn. Bộ trưởng Bộ tài chính phải hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện giảm, miễn thuế của các địa phương; với trường hợp quyết định miễn, giảm thuế trái pháp luật được quyền bãi bỏ và báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Theo đó, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định miễn hoặc giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp cho các hộ theo đề nghị của Cục trưởng Cục Thuế.
5. Thủ tục xin miễn thuế, giảm thuế đối với người sử dụng đất nông nghiệp:
5.1. Chuẩn bị hồ sơ:
Người sử dụng đất nếu thấy diện tích đất mình được giao sử dụng có đầy đủ yếu tố để được miễn, giảm thuế thì cần chuẩn bị hồ sơ để gửi đến Cơ quan có thẩm quyền xem xét. Theo Điều 58/ Thông tư 80/2021/TT-BTC quy định hồ sơ miễn thuế, giảm thuế đối với người sử dụng đất nông nghiệp bao gồm những loại giấy tờ như sau:
– Trường hợp khi người dân bị ảnh hưởng, gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, hồ sơ miễn giảm bao gồm:
+ Văn bản đề nghị thể hiện nguyện vọng của mình, theo mẫu số 01/MGTH ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này;
+ Căn cứ vào những thiệt hại trên thực tế thì người dân cần chuẩn bị biên bản xác định mức độ, giá trị thiệt hại về tài sản của cơ quan có thẩm quyền và có xác nhận của chính quyền địa phương cấp xã nơi xảy ra thiên tai, hỏa hoạn. Biên bản này có mẫu sẵn theo mẫu số 02/MGTH ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này;
+ Nếu doanh nghiệp bị ảnh hưởng thì cần chuẩn bị báo cáo tài chính kèm theo giải trình phân tích xác định mức độ bị thiệt hại.
– Trường hợp bất khả kháng như tai nạn bất ngờ thì người dân chuẩn bị hồ sơ miễn, giảm thuế gồm:
+ Người dân chuẩn bị một văn bản đề nghị trình bày cụ thể vấn đề của mình theo mẫu số 01/MGTH ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này để được Cơ quan nhà nước giải quyết;
+ Người sử dụng đất khi bị tai nạn trong quá trình sản xuất, canh tác trên đất nông nghiệp mà xảy ra tai nạn cần xác nhận mức độ thương tật của cơ quan y tế, hoặc của cơ quan công an. Sau đó dùng Văn bản hoặc biên bản xác nhận tai nạn này để nộp hồ sơ;
+ Ngoài ra, cần có một số giấy tờ khác làm căn cứ chứng minh tình trạng thực tế của mình như giấy tờ xác định việc bồi thường của cơ quan bảo hiểm hoặc thỏa thuận bồi thường của người gây tai nạn.
+ Các chứng từ liên quan trực tiếp đến việc khắc phục tai nạn.
5.2. Nơi giải quyết yêu cầu:
Các tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ đến cơ quan thuế. Cơ quan thuế sẽ căn cứ vào đó để chuyển hồ sơ lên Cơ quan có thẩm quyền. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền quyết định miễn, giảm thuế đất nông nghiệp.
Lưu ý: trường hợp hồ sơ không đầy đủ và hợp lệ thì cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ và hướng dẫn hộ gia đình, cá nhân; tổ chức kinh tế hoàn thiện hồ sơ, thời gian là trong vòng 03 ngày làm việc.Thời gian giải quyết là trong vòng thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ .
Văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp năm 1993;
– Nghị định 74- CP năm 1993 hướng dẫn thi hành luật thuế sử dụng đất nông nghiệp;
– Nghị quyết số 15/2003/QH11 ngày 17 tháng 06 năm 2003 về việc miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp;
– Nghị quyết số 55/2010/QH12 ngày 24 tháng 11 năm 2010 về Miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp;
– Nghị quyết số 28/2016/QH14 ngày 11 tháng 11 năm 2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị quyết số 55/2010/QH12 về Miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp;
– Nghị quyết số 107/2020/QH14 ngày 10 tháng 6 năm 2020 về Kéo dài thời hạn miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp được quy định tại Nghị quyết số 55/2010/QH12 ngày 24 tháng 11 năm 2010 của Quốc hội về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 28/2016/QH14 ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Quốc hội.