Công tác quản lý đất đai nói chung và của cơ sở tôn giáo nói riêng ở một số địa phương còn nhiều hạn chế. Nhiều người đặt ra câu hỏi, vậy thủ tục gia hạn sử dụng đất nông nghiệp của cơ sở tôn giáo được thực hiện như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Lí luận đất đai của cơ sở tôn giáo:
Theo quy định tại khoản 5 Điều 2 Luật Tín ngưỡng Tôn giáo năm 2016 thì tôn giáo có thể nói là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lí, giáo luật, lễ nghi và tổ chức. Theo pháp luật hiện hành, có nhiều khái niệm khác nhau về cơ sở tôn giáo. Theo quy định tại khoản 4 và khoản 5 Luật Đất đai năm 2013, cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và cơ sở khác của tôn giáo, ngoài ra, căn cứ tại khoản 7 Điều 3 Pháp luật
Việc định nghĩa đất cơ sở tôn giáo, được thể hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 159 Luật Đất đai năm 2013, đất cơ sở tôn giáo gồm đất thuộc chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh đất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo, các cơ sở khác của tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động.
Cơ sở tôn giáo có quyền và nghĩa vụ tại Điều 181 Luật Đất đai năm 2013, trong đó quyền chung quy định tại Điều 166 Luật Đất đai: Cơ sở tôn giáo có quyền chung của người sử dụng đất, gồm: Được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai. Cơ sở tôn giáo có nghĩa vụ chung của người sử dụng đất theo quy định tại Điều 170 Luật Đất đai năm 2013:
– Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, đúng quy định về sử dụng độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không, bảo vệ các công trình công cộng trong lòng đất và tuân theo các quy định khác của pháp luật có liên quan;
– Thực hiện kê khai đăng ký đất đai; làm đầy đủ thủ tục khi chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật;
– Thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật;
– Thực hiện các biện pháp bảo vệ đất;
– Tuân theo các quy định về bảo vệ môi trường, không làm tổn hại đến lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất có liên quan;
– Tuân theo các quy định của pháp luật về việc tìm thấy vật trong lòng đất;
– Giao lại đất khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất, khi hết thời hạn sử dụng đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền gia hạn sử dụng.
2. Thủ tục gia hạn sử dụng đất nông nghiệp của cơ sở tôn giáo:
Thủ tục gia hạn sử dụng đất nông nghiệp của cơ sở tôn giáo theo Điều 74a
– Trước khi hết hạn sử dụng đất tối thiểu là 06 tháng, cơ sở tôn giáo nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị gia hạn sử dụng đất;
– Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm định nhu cầu sử dụng đất; trường hợp đủ điều kiện được gia hạn thì trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định gia hạn quyền sử dụng đất; chuyển hồ sơ cho Văn phòng đăng ký đất đai để thực hiện đăng ký;
– Cơ sở tôn giáo nộp Giấy chứng nhận đã cấp đối với trường hợp được gia hạn sử dụng đất cho Sở Tài nguyên và Môi trường;
– Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm xác nhận gia hạn sử dụng đất vào Giấy chứng nhận đã cấp; chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận cho cơ sở tôn giáo;
– Đối với những trường hợp không đủ điều kiện được gia hạn sử dụng đất thì Sở Tài nguyên và Môi trường thông báo cho người sử dụng đất và làm thủ tục thu hồi đất theo quy định.
Như vậy, về cơ bản, sẽ phải trả qua 3 bước như sau:
Bước 1: Cơ sở tôn giáo nộp 01 (một) bộ hồ sơ đề nghị gia hạn sử dụng đất về Văn phòng đăng kí quyền sử dụng đất thuộc Sở Tài nguyên và môi trường.
Bước 2: Sở Tài nguyên và môi trường có trách nhiệm thẩm định nhu cầu sử dụng đất, nếu trong trường hợp đủ điều kiện để tiến hành gia hạn thì Sở Tài nguyên và môi trường sẽ trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định gia hạn quyền sử dụng đất, chuyển hồ sơ cho Văn phòng đăng kí đất đai thực hiện việc đăng kí. Nếu trong trường hợp không đủ điều kiện để tiến hành gia hạn quyền sử dụng đất thì Sở Tài nguyên và môi trường phải thông báo cho người sử dụng đất và thực hiện thủ tục thu hồi theo quy định của pháp luật.
Bước 3: Văn phòng đăng kí quyền sử dụng đất thực hiện việc đăng kí, xác nhận gia hạn việc sử dụng đất vào giấy chứng nhận đã cấp, chỉnh lí, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai, trao giấy chứng nhận cho cơ sở tôn giáo đó.
3. Điều kiện cấp sổ đỏ đối với đất của cơ sở tôn giáo:
Trong sự nghiệp đổi mới đất nước do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo, một trong những điều kiện đảm bảo sự thành công của việc “xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân” là phải tôn trọng tính tối cao của Hiến pháp và pháp luật, việc thực hiện nghiêm chỉnh những quy định của Hiến pháp và pháp luật của các cơ quan nhà nước, các tổ chức và mọi công dân là yêu cầu bắt buộc của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Nhận thức vấn đề này, Đảng ta đã khẳng định “Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, mọi cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức, mọi công dân có nghĩa vụ chấp hành Hiến pháp và pháp luật”. Quan điểm, tư tưởng trên của Đảng ta đã được thể chế hóa tại Điều 8 và Điều 11 trong Hiến pháp năm 2013 là “Nhà nước tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật; mọi hành vi chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều bị nghiêm trị”. Theo khoản 4 Điều 102 Luật Đất đai năm 2013 quy định cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sổ đỏ) khi có đủ các điều kiện sau đây:
– Được Nhà nước cho phép hoạt động;
– Không có tranh chấp (đất có tranh chấp là đất mà giữa người quản lý, sử dụng đất đó có tranh chấp với cá nhân hoặc tổ chức về quyền và nghĩa vụ sử dụng đất);
– Không phải là đất nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho sau ngày 01/7/2004.
4. Thời hạn giải quyết việc gia hạn đất nông nghiệp của cơ sở tôn giáo:
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định nhưng không quá 07 (bảy) ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ và xét thấy hồ sơ hợp lệ. Thời gian này sẽ không tính và bao gồm thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật, không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất, không tính thời gian xem xét xử lí đối với những trường hợp sử dụng đất có hành vi vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định. Đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn thì thời gian thực hiện sẽ được tăng thêm 10 (mười) ngày. Kết quả giải quyết thủ tục hành chính sau đó phải trả cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất trong thời hạn không quá 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày có kết quả giải quyết.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Đất đai ngày 29/11/2013;
–
–
– Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ địa chính;
– Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
– Thông tư số 33/2017/TT-BTNMT ngày 29/9/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết
THAM KHẢO THÊM: