Trên thực tế, có rất nhiều hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất với nguồn gốc hoang hóa, người sử dụng đất tiến hành khai hoang mà có được. Vậy diện tích đất khai hoang có được do người dân khai hóa có bị Nhà nước thu hồi không?
Mục lục bài viết
1. Đất khai hoang có bị thu hồi hay không?
1.1. Đất khai hoang là gì?
Đất khai hoang được hiểu như thế nào? Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, thuật ngữ đất khai hoang chưa được giải thích cụ thể. Tuy nhiên có thể hiểu nhận thấy đất khai hoang là các gọi thông thường, phổ biến của người dân chỉ đến phần diện tích đất được người dân khai thác từ diện tích đất hoang chưa thuộc quyền sở hữu của cá nhân nào, Nhà nước chưa tiến hành giao quyền sử dụng đất cho cá nhân, hộ gia đình hay tổ chức nào khác sử dụng, đây là diện tích đất hoang hóa, đất khác đã quy hoặc cho sản xuất nông nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Người sử dụng đất sử dụng diện tích đất này để thực hiện các mục đích chủ yếu về kinh doanh, sản xuất nhằm tăng trưởng nguồn kinh tế của cá nhân, gia đình.
Như vậy, có thể thể hiểu đất khai hoang là diện tích đất hoang hóa không thuộc sở hữu của cá nhân nào, chưa được Nhà nước tiến hành công nhận giao quyền sử dụng cho cá nhân, hộ gia đình hay tổ chức nào sử dụng, được người sử dụng đất khai thác và sử dụng diện tích đất này vào mục đích chủ yếu về kinh doanh, sản xuất.
1.2. Sử dụng đất khai hoang có bị thu hồi không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Luật Đất đai năm 2013, sửa đổi, bổ sung năm 2018 quy định về việc thu hồi đất được thực hiện vì những mục đích sau:
Thứ nhất, Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng.
Thứ hai, Nhà nước thu hồi đất do vi phạm pháp luật. Đây là trường hợp Nhà nước thu hồi đất xuất phát từ hành vi vi phạm của người dân có đất khai hoang nhưng sử dụng không đúng nguyên tắc sử dụng đất.
Thứ ba, Nhà nước thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo quy định của pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.
Do đó, căn cứ theo quy định trên có thể thấy, có ba trường hợp Nhà nước sẽ tiến hành thực hiện thu hồi đất. Trong trường hợp này, các diện tích đất nằm trong diện cần phải thu hồi để thực hiện các mục tiêu phát triển nêu trên thì Nhà nước sẽ tiến hành thu hồi đất của người dân, trong đó không loại trừ đất khai hoang. Chính vì vậy, có thể khẳng định: Người dân sử dụng đất khai hoang hoàn toàn có thể bị thu hồi.
2. Thẩm quyền thu hồi đất khai hoang của Ủy ban nhân dân xã/ phường:
Căn cứ theo quy định tại Điều 66 Luật Đất đai năm 2013, sửa đổi, bổ sung năm 2018 quy định về thẩm quyền thu hồi đất nói chung, cụ thể như sau:
Thứ nhất, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:
Một là, thu hồi đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trường trường hợp thu hồi đất của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
Hai là, thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.
Thứ hai, Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:
Một là, thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư.
Hai là, thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
Thứ ba, trường hợp trong khu vực, diện tích đất bị thu hồi đất có sự tích hợp toàn bộ các trường hợp trên thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất.
Như vậy, theo quy định của pháp
3. Những điều kiện để đất khai hoang được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định pháp luật:
Căn cứ theo quy định tại Luật Đất đai năm 2013, sửa đổi, bổ sung năm 2018 quy định về điều kiện bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất như sau:
Thứ nhất, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không phải là đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm, có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) hoặc có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 77 của Luật này; người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam mà có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp.
Thứ hai, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng đang sử dụng đất mà không phải là đất do Nhà nước giao, cho thuê và có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp.
Thứ ba, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp.
Thứ tư, tổ chức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê; nhận thừa kế quyền sử dụng đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất đã nộp, tiền nhận chuyển nhượng đã trả không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp.
Thứ năm, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê và có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp.
Thứ sáu, tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc bán kết hợp cho thuê; cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp.
Như vậy, căn cứ vào quy định nêu trên thì người dân có đất, sử dụng đất khai hoang sẽ được bồi thường về đất khi bị thu hồi đất nếu đáp ứng điều kiện: Một là, người dân có đất, đang sử dụng hợp pháp đất khai hoang không phải là đất thuê trả tiền đất hàng năm; và hai là, diện tích đất khai hoang có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Người dân, hộ gia đình có đủ hai điều kiện nêu trên, khi Nhà nước thu hồi đất khai hoang sẽ được bồi thường tương xứng với diện tích đất đó và ngược lại, trong trường hợp người dân sử dụng đất khai hoang không đáp ứng được hai điều kiện nêu trên thì khi thu hồi đất, Nhà nước sẽ không xem xét hỗ trợ bồi thường.
Văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Đất đai năm 2013 số
– Luật Đất đai sửa đổi, bổ sung năm 2018;