Kiểm đếm đất đai được hiểu là công việc do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiến hành, nhằm mục đích xác định hiện trạng sử dụng đất, thống kê nhà ở, tài sản gắn liền với đất để lấy thông tin phục vụ cho hoạt động đền bù, giải tỏa.
Mục lục bài viết
- 1 1. Thế nào là kiểm đếm giải phóng mặt bằng khi thu hồi đất? Thời hạn thực hiện kiểm đếm:
- 2 1.2. Thời hạn thực hiện kiểm đếm giải phóng mặt bằng:
- 3 2. Quy trình kiểm đếm giải phóng mặt bằng khi thu hồi đất:
- 4 3. Nếu không đồng ý với hoạt động kiểm đếm của Nhà nước, người dân được phép khiếu nại hay không?
1. Thế nào là kiểm đếm giải phóng mặt bằng khi thu hồi đất? Thời hạn thực hiện kiểm đếm:
1.1. Khái niệm kiểm đếm giải phóng mặt bằng:
Hiện nay, các hoạt động liên quan đến việc thu hồi, giải phóng mặt bằng diễn ra ngày càng phổ biến tại nước ta. Nguyên nhân là do cơ cấu tổ chức thay đổi nhằm phát triển kinh tế, xã hội mà Nhà nước đưa ra. Đất được thu hồi nhằm mục đích sử dụng vào việc xây dựng các cơ sở hạ tầng, dự án phục vụ phát triển kinh tế, quốc phòng an ninh chung.
Để tiến hành thu hồi, giải phóng mặt bằng, cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ phải thực hiện nhiều công việc, giai đoạn khác nhau. Một trong số đó là hoạt động kiểm đếm đất đai.
Xét về bản chất, kiểm đếm đất đai được hiểu là công việc do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiến hành, nhằm mục đích xác định hiện trạng sử dụng đất, thống kê nhà ở, tài sản gắn liền với đất để lấy thông tin phục vụ cho hoạt động đền bù, giải tỏa. Tức cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ tiến hành kiểm tra, xác minh hiện trạng của đất nhằm nắm bắt được tình hình đất được thu hồi, từ đó đưa ra phương hướng giải phóng mặt bằng và đền bù giải phóng mặt bằng sao cho khách quan và phù hợp nhất.
1.2. Thời hạn thực hiện kiểm đếm giải phóng mặt bằng:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 67
+ Trước khi có quyết định thu hồi đất, cơ quan có thẩm quyền phải thông báo kế hoạch kiểm đếm cho người dân được biết chậm nhất là 90 ngày đối với đất nông nghiệp.
+ Đối với đất phi nông nghiệp, cơ quan chức năng có thẩm quyền thông báo kế hoạch kiểm đếm cho người dân được biết chậm nhất là 180 ngày.
Quy định về thời gian thông báo kế hoạch kiểm đếm giải phóng mặt bằng giúp người dân nắm bắt được một cách đầy đủ, kịp thời thông tin khảo sát kiểm đếm của cơ quan Nhà nước. Đây là cơ sở để người dân hoàn tất các thủ tục liên quan đến giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất, các hoạt động xây dựng tài sản trên đất. Đồng thời, thông qua việc thông báo kế hoạch kiểm đếm, giúp người dân nắm bắt được thông tin về kế hoạch thu hồi đất của cơ quan Nhà nước.
2. Quy trình kiểm đếm giải phóng mặt bằng khi thu hồi đất:
2.1. Quy trình kiểm đếm giải phóng mặt bằng khi thu hồi đất thông thường:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 69
+ Bước 1: UBND cấp tỉnh, huyện ra thông báo thu hồi đất.
Thông báo thu hồi đất mà cơ quan chức năng có thẩm quyền đưa ra đã bao gồm cả kế hoạch kiểm đếm.
+ Bước 2: Niêm yết thông báo kế hoạch kiểm đếm.
Thông báo thu hồi đất (bao gồm cả kế hoạch kiểm đếm) được gửi đến cho từng hộ dân có đất bị thu hồi qua hình thức họp phổ biến và niêm yết công khai tại UBND cấp xã để người dân được biết và nắm bắt được đầy đủ kế hoạch kiểm đếm của cơ quan Nhà nước.
+ Bước 3: Thực hiện kiểm đếm đất đai.
UBND cấp xã phối hợp với đơn vị bồi thường, giải phóng mặt bằng triển khai điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm đất đai.
Người sử dụng đất sẽ có trách nhiệm phối hợp với đơn vị bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện kiểm đếm.
Trên đây là quy trình kiểm đếm giải phóng mặt bằng khi thu hồi đất thông thường. Có thể thấy, quy trình kiểm đếm này được diễn ra trong hoàn cảnh, điều kiện bình thường. Tại đó, khi có kế hoạch kiểm đếm mà Nhà nước đưa ra, cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ thực hiện điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm đất đai, và người dân có nhiệm vụ hợp tác thực hiện.
2.2. Quy trình kiểm đếm giải phóng mặt bằng khi thu hồi đất bắt buộc:
Quy trình kiểm đếm giải phóng mặt bằng khi thu hồi đất bắt buộc được diễn ra khi người dân không đồng thuận thực hiện kiểm đếm thì UBND cấp xã và ban bồi thường, bộ phận giải phóng mặt bằng phải tổ chức vận động, thuyết phục. Tức ở đây, khi có kế hoạch kiểm đếm mà cơ quan Nhà nước đưa ra, người sử dụng đất có thái độ chống đối, không hợp tác thực hiện.
Theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 69 Luật đất đai 2013, trong thời gian 10 ngày kể từ khi được vận động, thuyết phục mà người sử dụng đất vẫn không đồng ý hợp tác kiểm kê, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định kiểm đếm bắt buộc. Nếu người có đất vẫn không thực hiện thì tiến hành cưỡng chế kiểm đếm.
– Xét trong thực tế, không phải trường hợp nào Nhà nước cũng được thực hiện cưỡng chế thi hành quyết định kiểm đếm bắt buộc. Theo quy định tại khoản 1 Điều 70 Luật đất đai 2013, cơ quan Nhà nước chỉ được tiến hành cưỡng chế kiểm đếm đất đai khi đáp ứng đủ 04 điều kiện sau đây:
+ Người có đất bị thu hồi không chấp hành quyết định kiểm đếm bắt buộc đã được cơ quan chức năng vận động, thuyết phục;
+ Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc đã được niêm yết công khai tại trụ sở UBND cấp xã (tức quyết định cưỡng chế kiểm đếm đã được ban hành và công khai).
+ Quyết định cưỡng chế kiểm đếm bắt buộc đã có hiệu lực thi hành;
+ Người bị cưỡng chế đã nhận được quyết định cưỡng chế có hiệu lực thi hành.
Trên đây là 4 điều kiện thực hiện đếm giải phóng mặt bằng khi thu hồi đất bắt buộc. Hoạt động này được diễn ra khi người sử dụng đất có thái độ chống đối, không hợp tác thực hiện dù đã được vận động, thuyết phục. Quy định này vừa giúp bảo vệ quyền và lợi ích của người sử dụng đất, vừa giúp hoạt động kiểm đếm diễn ra chuẩn chỉnh, khách quan và đạt hiệu quả cao.
– Theo quy định tại khoản 4 Điều 70 Luật đất đai 2013, việc cưỡng chế kiểm đếm được thi hành thông qua quy trình như sau:
+ Bước 1: Đơn vị được giao nhiệm vụ cưỡng chế vận động, thuyết phục, đối thoại với người bị cưỡng chế.
+ Bước 2: Ra quyết định cưỡng chế.
Trong trường hợp người bị cưỡng chế chấp hành thì lập biên bản ghi nhận và thực hiện điều tra, khảo sát, đo đạc.
Trong trường hợp người bị cưỡng chế không chấp hành thì mới được cưỡng chế.
Trên đây là quy trình kiểm đếm bồi thường mặt bằng theo quy định của pháp luật. Có thể thấy, tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà quy trình được diễn ra khác nhau. Song, chung quy lại, ta có thể thấy, kiểm đếm là hoạt động mang tính bắt buộc mà cơ quan Nhà nước và người sử dụng đất phải thực hiện trong quá trình thu hồi, giải phóng mặt bằng đền bù đất đai.
3. Nếu không đồng ý với hoạt động kiểm đếm của Nhà nước, người dân được phép khiếu nại hay không?
Khiếu nại là một trong những quyền công dân của người dân trước những quyết định hành chính, pháp lý mà Nhà nước đưa ra.
Theo quy định tại Điều 7 và Điều 9
Sau khi nhận đơn khiếu nại mà người dân trình lên, trong vòng 10 ngày (kể từ khi nhận đơn thư khiếu nại), cấp có thẩm quyền phải thụ lý vụ việc và tiến hành đối thoại, ra quyết định giải quyết khiếu nại. Quyết định giải quyết khiếu nại này được công bố trong tối đa 45 ngày tiếp theo (60 ngày đối với vùng sâu, vùng xa, đi lại khó khăn).
Trong vòng 30 ngày, kể từ hạn chót giải quyết vụ việc nhưng chưa có quyết định giải quyết khiếu nại, hoặc đã có nhưng không đồng ý, thì người sử dụng đất được khiếu nại tiếp lên cấp trên hoặc khởi kiện vụ án hành chính ra Tòa án có thẩm quyền.
Từ nội dung phân tích ở trên, có thể khẳng định, nếu không đồng ý với hoạt động kiểm đếm của Nhà nước, người dân được phép khiếu nại lên cơ quan chức năng có thẩm quyền. Điều này giúp bảo vệ quyền công dân, hạn chế những sai sót, rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động pháp lý liên quan đến thu hồi đất.
Văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
Luật đất đai 2013;