Trên thực tế, có rất nhiều trường hợp chưa phân biệt rõ được giữa đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm. Giữa hai loại đất có những sự khác biệt với nhau như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Phân biệt đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm:
Căn cứ Điều 10
– Nhóm 1: Nhóm đất nông nghiệp gồm có: đất trồng cây lâu năm; đất trồng cây hàng năm; đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất; đất rừng đặc dụng; đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối; đất nông nghiệp khác (đối với loại đất này được sử dụng với mục đích xây dựng nhà kính và các loại nhà khác để phục vụ cho việc trồng trọt; xây dựng chuồng trại, chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động khác theo quy định của pháp luật…..)
– Nhóm 2: Nhóm đất phi nông nghiệp, gồm có: đất ở (đất ở tại nông thôn và đất ở tại đô thị); đất sử dụng vào mục đích quốc phòng an ninh; đất xây dựng trụ sở cơ quan; đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng; Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng; đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm; đất xây dựng công trình sự nghiệp (xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp, cơ sở văn hoá, thể dục thể thao….); Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp; đất phi nông nghiệp khác theo quy định của pháp luật
– Nhóm 3: Nhóm đất chưa sử dụng gồm các loại đất chưa xác định mục đích sử dụng.
1.1. Đất trồng cây hàng năm:
– Khái niệm: Căn cứ Phụ lục 01 Ban hành kèm theo Thông tư 27/2018/TT-BTNMT đã đưa ra khái niệm về đất trồng cây hàng năm. Cụ thể, đất trồng cây hàng năm được hiểu là đất được sử dụng với mục đích để trồng các loại cây được:
+ Gieo trồng, cho thu hoạch và kết thúc chu kỳ sản xuất trong thời gian không quá 01 năm;
+ Cây hàng năm được lưu gốc để thu hoạch trong thời gian không quá 05 năm;
+ Trường hợp trồng cây hàng năm theo chế độ canh tác không thường xuyên theo chu kỳ.
– Phân loại: Đất trồng cây hàng năm được chia thành 02 loại:
Loại 1: Đất trồng lúa (LUA): được hiểu là đất được sử dụng làm ruộng, nương rẫy trồng lúa từ 01 vụ mùa trở lên hoặc đất được sử dụng trồng lúa kết hợp với các mục đích sử dụng đất khác được pháp luật cho phép nhưng chủ yếu là để trồng lúa, trường hợp chuyển đổi cơ cấu trồng cây trên đất trồng lúa thì được thực hiện theo quy định tại
+ Đất trồng lúa gồm có: đất chuyên trồng lúa nước; đất trồng lúa nước còn lại, đất trồng lúa nương. Cụ thể:
++ Đất chuyên trồng lúa nước: được hiểu là đất được sử dụng với mục đích là ruộng trồng lúa nước trong đó bao gồm cả ruộng bậc thang, hàng năm được cấy trồng từ 02 vụ lúa trở lên (bao gồm cả trường hợp đất được sử dụng trồng luân canh, xen canh với cây hàng năm khác hoặc có khó khăn đột xuất mà chỉ trồng cấy được 01 vụ hoặc không sử dụng trong thời gian không quá 01 năm).
++ Đất trồng lúa nước còn lại: được hiểu là đất được dùng với mục đích là làm ruộng trồng lúa nước trong đó bao gồm cả ruộng bậc thang. Hàng năm đất trồng lúa nước chỉ trồng được 01 vụ lúa (kể cả trường hợp trong năm trồng thêm/không sử dụng để trồng cây hàng năm khác do có thuận hoặc khó khăn đột xuất).
++ Đất trồng lúa nương: được hiểu là là đất được dùng để chuyên trồng lúa trên sườn đồi, núi dốc từ một vụ trở lên, trong đó bao gồm cả trường hợp đất được sử dụng để trồng lúa không thường xuyên theo chu kỳ, đất được sử dụng để trồng luân canh, xen canh với cây hàng năm khác.
Loại 2: Đất trồng cây hàng năm khác: được hiểu là loại đất được sử dụng để làm đất trồng các cây hàng năm mà không phải dùng để trồng lúa, ví dụ như trồng các loại cây rau, màu; dược liệu, mía, đay, gai, cói,….và đất trồng cỏ hoặc cỏ tự nhiên có cải tạo để chăn nuôi gia súc.
Đất trồng cây hàng năm khác bao gồm có 02 loại là: đất bằng trồng cây hàng năm khác; đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác. Cụ thể:
++ Đất bằng trồng cây hàng năm khác: được hiểu là đất có đặc điểm bằng phẳng ở đồng bằng, thung lũng, cao nguyên để trồng cây hàng năm khác.
++ Đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác: được hiểu là đất trồng cây hàng năm khác trên sườn đồi, núi dốc, trong đó bao gồm cả đất trồng cây hàng năm khác không thường xuyên nhưng theo chu kỳ.
1.2. Đất trồng cây lâu năm:
– Mục đích sử dụng: trồng các loại cây được trồng 01 lần, sinh trưởng và cho thu hoạch trong nhiều năm theo quy định của pháp luật gồm có các loại cây sau:
+ Cây công nghiệp lâu năm: ví dụ như cây cao su, cacao, cà phê, chè, điều, hồ tiêu, dừa, …..
+ Cây ăn quả lâu năm: ví dụ: cây bưởi, cam, chôm chôm, mận, mơ, măng cụt, nhãn, sầu riêng, vải, xoài, ….
+ Cây dược liệu lâu năm là cây lâu năm cho sản phẩm làm dược liệu: ví dụ như hồi, quế, đỗ trọng, long não, sâm, …..
+ Các loại cây lâu năm khác : ví dụ như là cây xoan, bạch đàn, xà cừ, keo, hoa sữa, bụt mọc, lộc vừng, ……
– Lưu ý: Trong một số trường hợp đất trồng cây lâu năm được kết hợp với nuôi trồng thủy sản, kinh doanh dịch vụ thì chủ sử dụng đất phải thống kê về mục đích sử dụng đất theo đúng trên thực tế sử dụng.
1.3. Phân biệt đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm:
Để phân biệt giữa đất trồng cây lâu năm và đất trồng cây hàng năm, thông thường sẽ dựa trên những tiêu chí như sau:
– Thứ nhất, về ký hiệu:
+ Đất trồng cây lâu năm: ký hiệu là CLN
+ Đất trồng cây hàng năm: ký hiệu là CHN
– Thứ hai, về mục đích sử dụng:
+ Đất trồng cây lâu năm: được sử dụng để trồng các loại cây được trồng 01 lần, sinh trưởng và cho thu hoạch trong nhiều năm theo quy định của pháp luật gồm có:
++ Cây công nghiệp lâu năm: Là cây lâu năm cho sản phẩm dùng làm nguyên liệu để sản xuất công nghiệp hoặc phải qua chế biến mới sử dụng được.
++ Cây ăn quả lâu năm: Là cây lâu năm cho sản phẩm là quả để ăn tươi hoặc kết hợp chế biến.
++ Cây dược liệu lâu năm: Là cây lâu năm cho sản phẩm làm dược liệu.
++ Các loại cây lâu năm khác: là các loại cây lâu năm để lấy gỗ, làm bóng mát, tạo cảnh quan. Kể cả trường hợp trồng hỗn hợp nhiều loại cây lâu năm khác nhau hoặc có xen lẫn cây lâu năm và cây hàng năm.
+ Đất trồng cây hàng năm: được dùng để trồng các loại cây được gieo trồng, cho thu hoạch và kết thúc chu kỳ sản xuất trong thời gian tối đa 01 năm gồm có các loại đất sau:
++ Đất trồng lúa: được sử dụng để trồng lúa hoặc kết hợp với các mục đích sử dụng đất khác được pháp luật cho phép nhưng trồng lúa là chính và trường hợp chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa. Trong đó, đất trồng lúa được phân loại thành đất chuyên trồng lúa nước, đất trồng lúa nước còn lại và đất trồng lúa nương.
++ Đất trồng cây hàng năm khác: được sử dụng với mục đích để đất trồng các cây hàng năm mà không phải là trồng lúa.
++ Đất trồng cây hàng năm khác bao gồm đất bằng trồng cây hàng năm khác và đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác.
2. Có được trồng cây hàng năm trên đất trồng cây lâu năm:
Căn cứ Khoản 1 Điều 10 Luật Đất đai 2013 quy định về các loại đất dựa trên mục đích sử dụng đất thì đất trồng cây hàng năm khác và đất trồng lúa thuộc nhóm đất trồng hàng năm nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
– Trường hợp 1: đất được chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất trồng cây hàng năm khác sang đất trồng cây lâu năm theo quy định của pháp luật mà không phải xin phép Ủy ban nhân dân cấp tỉnh/huyện nhưng phải thực hiện thủ tục đăng ký biến động theo đúng trình tự, thủ tục luật định.
– Trường hợp 2: trường hợp chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm mà phải xin phép Ủy ban nhân dân cấp tỉnh/huyện theo khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai 2013.
Như vậy, có thể thấy, khi chưa thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật thì người sử dụng đất không được phép trồng cây lâu năm trên đất trồng cây hàng năm, trừ trường hợp trồng cây lâu năm trên đất trồng lúa còn cần phải được sự cho phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh/huyện.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Đất đai 2013.