Việc giải quyết tranh chấp đất đai nhằm mục đích hóa giải bất đồng, mâu thuẫn giữa các bên trong quan hệ đất đai và có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức như hoà giải, phương thức hành chính hoặc tố tụng.
Mục lục bài viết
1. Mục đích, ý nghĩa của giải quyết tranh chấp đất đai:
Một là, giải quyết tranh chấp đất đai nhằm hóa giải bất đồng, mâu thuẫn giữa các bên trong quan hệ đất đai, duy trì sự ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội; tăng cường sự đoàn kết trong nội bộ nhân dân; đồng thời góp phần bảo vệ sự nghiêm minh của pháp luật làm tăng sự tin tưởng của người dân vào sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước.
Hai là, thông qua giải quyết tranh chấp đất đai góp phần nâng cao hiểu biết, ý thức chấp hành pháp
Ba là, giải quyết tranh chấp đất đai không chỉ giúp các bên đương sự nâng cao sự hiểu biết pháp luật đất đai mà còn giúp cho đội ngũ cán bộ công chức nhà nước có thẩm quyền am hiểu pháp luật đất đai. Bởi lẽ, muốn giải quyết tranh chấp đất đai đúng pháp luật đòi hỏi người có thẩm quyền giải quyết phải nghiên cứu, tìm hiểu, nắm bắt kịp thời, đầy đủ và thấu đáo nội dung các quy định của pháp luật đất đai. Hơn nữa, thông qua hoạt động giải quyết tranh chấp đất đai, năng lực, trình độ, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, bản lĩnh, kinh nghiệm v.v của đội ngũ này được trui rèn qua thực tiễn ngày càng được nâng cao, trưởng thành.
Bốn là, giải quyết tranh chấp đất đai tạo điều kiện để các đoàn thể quần chúng, các tổ chức xã hội, dòng họ, già làng, trưởng bản, trưởng thôn và người có uy tín trong cộng đồng dân cư phát huy được tiếng nói, vai trò của mình trong việc tham gia giải quyết những bất đồng, mâu thuẫn ở cơ sở; góp phần duy trì sự đoàn kết trong cộng đồng dân cư. Hơn nữa, thông qua công tác này giúp Nhà nước phát hiện và nhân rộng các điển hình tiên tiến, cách làm sáng tạo, hiệu quả của một đơn vị, cá nhân làm tốt. Trên cơ sở đó, hình thành và thúc đẩy phong trào thi đua sôi nổi trong cả nước trong việc hóa giải những bất đồng, mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân v.v …
2. Các hình thức chủ yếu giải quyết tranh chấp đất đai:
Trên thực tế, việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện thông qua các hình thức chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, giải quyết tranh chấp đất đai bằng con đường hòa giải.
Hòa giải tranh chấp đất đai là một biện pháp giải quyết tranh chấp mềm dẻo, linh hoạt và hiệu quả nhằm giúp các bên đương sự tự suy nghĩ, tự mình hóa giải những tranh chấp, bất đồng trong quan hệ đất đai. Hòa giải tranh chấp đất đai bao gồm hai loại hình cụ thể sau:
Một là, hòa giải tranh chấp đất đai ngoài tố tụng. Đây là hình thức hòa giải tranh chấp đất đai do cộng đồng dân cư ở cơ sở và do Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp (gọi chung là UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp) thực hiện.
Hòa giải tranh chấp đất đai ở cơ sở thực hiện tại cộng đồng dân cư thông qua tố viên tổ hòa giải ở cơ sở thực hiện theo quy định của Luật Hòa giải ở cơ sở. Phương thức hòa giải này được thực hiện dựa trên quy tắc đạo đức, phong tục, tập quán, hương ước, quy ước và áp lực dư luận của cộng đồng dân cư.
Hòa giải tranh chấp đất đai do UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp thực hiện. Xét về bản chất, đây là hình thức hòa giải tranh chấp đất đai do chính quyền cơ sở thực hiện dựa trên cơ sở quyền lực nhà nước. Vì vậy, việc thực hiện hòa giải do UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp thực hiện mang tính bắt buộc (được Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành quy định) và kết quả hòa giải thành có giá trị pháp lý, là cơ sở để cơ quan nhà nước có thẩm quyền (UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện) chỉnh lý hiện trạng sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ). Tuy nhiên, hình thức hòa giải này chỉ được thực hiện sau khi hòa giải ở cơ sở không thành và các bên đương sự có đơn gửi UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp đề nghị hòa giải tranh chấp.
Hai là, hòa giải tranh chấp đất đai trong tố tụng. Đây là hình thức hòa giải do
Thứ hai, giải quyết tranh chấp đất đai bằng con đường hành chính.
Trường hợp tranh chấp đất đai hòa giải tại UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp mà không thành thì việc giải quyết tranh chấp được thực hiện bằng con đường hành chính. Theo đó, tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai năm 2013, nếu đương sự lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp đất đai bằng việc nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp huyện thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:
Một là, trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại TAND theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.
Hai là, trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch UBND cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ TN&MT hoặc khởi kiện tại TAND cấp tỉnh theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.
Việc pháp luật đất đai hiện hành quy định thẩm quyền giải quyết loại tranh chấp đất đai trên đây bằng con đường hành chính; bởi vì, xét về bản chất, các tranh chấp đất đai thuộc dạng này là các tranh chấp về việc xác định ai là người sử dụng hợp pháp. Để trả lời câu hỏi này thì cơ quan quản lý nhà nước về đất đai có khả năng đưa ra “lời giải” có độ chính xác cao. Do các cơ quan này lưu giữ đầy đủ thông tin, số liệu, hồ sơ địa chính của từng thửa đất; nắm rõ nguồn gốc, hiện trạng sử dụng đất nên biết rõ ai là người có quyền sử dụng đất hợp pháp. Đối với loại tranh chấp này, quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của UBND có thẩm quyền có giá trị bắt buộc thực hiện đối với các bên đương sự.
Thứ ba, giải quyết tranh chấp đất đai bằng con đường tố tụng (do TAND thực hiện).
Đối với tranh chấp đất đai được hòa giải tại UBND cấp xã mà không thành thì được giải quyết bằng con đường tố tụng, bao gồm: i) Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai năm 2013 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do TAND giải quyết; ii) Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai năm 2013 mà đương sự lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp đất đai bằng việc khởi kiện tại TAND có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;
Đây là phương thức giải quyết tranh chấp phổ biến và lâu đời nhất. Hình thức giải quyết này thông qua cơ quan quyền lực công có chức năng xét xử để đưa ra một bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật bắt buộc đối với các bên đương sự.