Đo đạc đất đai là nhiệm vụ xác định về mốc giới, ranh giới và diện tích của các lô, thửa đất cụ thể nào đó. Theo quy định của pháp luật ở thời điểm hiện tại thì có tới mười một trường hợp phải tiến hành đo đạc lại đất đai.
Mục lục bài viết
1. Các trường hợp phải đo đạc lại đất mới nhất năm:
1.1. Đo đạc đất đai là gì?
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì ta có thể hiểu rằng việc cán bộ đo đạc sử dụng các thiết bị kỹ thuật để xác định diện tích thửa đất với các ranh giới, mốc giới chính là thực hiện việc đo đạc đất đai. Hay nói cách khác thì đo đạc đất đai là nhiệm vụ xác định về mốc giới, ranh giới và diện tích của các lô, thửa đất cụ thể nào đó. Việc đo đạc đất đai này là nhằm mục đích phục vụ cho công tác quản lý hành chính nhà nước về đất đai hoặc để người sử dụng đất thực hiện các thủ tục hành chính; nó cũng chính là bước đệm để thực hiện chính xác việc xác định các vị trí trên bản đồ phục vụ cho công tác quản lý đất cũng như việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
1.2. Các trường hợp phải đo đạc lại đất mới nhất:
Theo quy định tại Khoản 5 Điều 98
Một là, khi có sự chênh lệch giữa số liệu đo đạc thực tế với số ghi trên giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận đã cấp mà ranh giới thửa đất đang sử dụng không thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất, không có tranh chấp với những người sử dụng đất liền kề;
Hai là, khi đo đạc lại mà ranh giới mảnh đất có thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm thực tế nhiều hơn diện tích trên giấy tờ về quyền sử dụng đất;
Ba là, khi xuất hiện thửa đất và các đối tượng chiếm đất mới;
Bốn là, khi thay đổi ranh giới thửa đất và các đối tượng chiếm đất;
Năm là, khi thay đổi diện tích thửa đất;
Sáu là, khi thay đổi mục đích sử dụng đất;
Bảy là, khi thay đổi thông tin về tình trạng pháp lý của thửa đất;
Tám là, khi thay đổi về mốc giới và đường địa giới hành chính các cấp;
Chín là, khi thay đổi về điểm tọa độ địa chính và điểm tọa độ Quốc gia;
Mười là, khi thay đổi về mốc giới và hành lang an toàn công trình;
Mười một, khi thay đổi về địa danh và các ghi chú trên bản đồ.
Như vậy, có thể thấy, theo quy định của pháp luật ở thời điểm hiện tại thì có tới mười một trường hợp phải tiến hành đo đạc lại đất đai như đã nêu trên.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng đối với các thay đổi về ranh giới thửa đất, diện tích thửa đất, mục đích sử dụng đất được chỉ được thực hiện khi có quyết định giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất của cấp có thẩm quyền; quyết định của Ủy ban nhân dân các cấp, bản án của Tòa án nhân dân các cấp về việc giải quyết tranh chấp đất đai; kết quả cấp, chỉnh lý Giấy chứng nhận trong các trường hợp chuyển nhượng, chuyển đổi, thừa kế có liên quan đến thay đổi ranh giới, mục đích sử dụng đất; quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; có thay đổi ranh giới thửa đất do sạt lở, sụt đất tự nhiên…
Còn khi có quyết định thay đổi địa giới hành chính, lập đơn vị hành chính mới, đã lập hồ sơ địa giới, cắm mốc địa giới trên thực địa thì mới được chỉnh lý, bổ sung mốc giới, đường địa giới hành chính trên bản đồ.
Khi mốc giới mới được cắm trên thực địa và có thông báo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì được chỉnh lý, bổ sung mốc tọa độ, mốc quy hoạch, hành lang an toàn công trình trên bản đồ.
Khi phát hiện có thay đổi cơ quan quản lý đất đai các cấp tự quyết định việc chỉnh lý, bổ sung thông tin về địa danh, địa vật định hướng và các thông tin thuộc tính khác.
2. Quy định về việc đo đạc đất đai mới nhất như thế nào?
2.1. Quy định về việc thực hiện đo đạc đất đai:
Việc thực hiện đo đạc lại đất đai được thực hiện theo quy định của Luật đất đai năm 2013. Theo đó thì, việc đo đạc, lập bản đồ địa chính được thực hiện chi tiết đến từng thửa đất theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn. Cần lưu ý rằng khi có sự thay đổi về hình dạng kích thước diện tích thửa đất và các yếu tố khác có liên quan đến nội dung bản đồ địa chính thì phải chỉnh lý bản đồ địa chính.
Theo đó thì, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện việc lập, chỉnh lý và quản lý bản đồ địa chính ở địa phương. Người thực hiện việc tiến hành đo đạc đất phối hợp với chủ sở hữu để xác định mục đích của việc đo đạc địa chính. Thu thập tài liệu phục vụ công tác đo đạc địa chính cũng là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng trong đo đạc địa chính; cụ thể là phải yêu cầu chủ sở hữu đất cung cấp các loại giấy tờ liên quan đến quyền sử dụng đất và thửa đất như: Chứng minh thư nhân dân, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũ, hộ khẩu,…
Trên thực tế, mục đích của việc đo đạc lại đất đai là để cấp đổi; chuyển công năng sử dụng; chuyển quyền sử dụng đất tách thửa; hợp thửa; cắm ranh; tranh chấp….
Tóm lại, việc thực hiện đo đạc đất đai được pháp luật quy định tại Thông tư 25/2014/TT-BTNMT.
2.2. Cơ quan có thẩm quyền đo đạc lại đất đai:
Để xác định cơ quan nào có thẩm quyền đo đạc lại đất đai thì ta căn cứ theo quy định tại khoản 1 điều 5 của
Tóm lại thì cơ quan có thẩm quyền đo đạc lại đất đai chính là Văn phòng đăng ký đất đai trực thuộc Sở tài nguyên môi trường.
2.3. Thủ tục đo đạc lại đất đai mới nhất:
Để thực hiện thủ tục đo đạc lại đất đai bạn cần thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Theo đó, bạn cần chuẩn bị các giấy tờ, tài liệu như sau:
Một, đơn xin xác nhận việc trích đo đạc lại đất để cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Đơn đề nghị xác định lại diện tích đất ở.
Hai, bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Ba, giấy ủy quyền trong trường hợp ủy quyền cho người khác thực hiện thủ tục.
Bốn, bản sao Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ, tài liệu như đã nêu trên thì bạn nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị xác định lại diện tích đất ở tại Văn phòng đăng ký đất đai. Nếu nơi bạn ở chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai thì Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện tiếp nhận hồ sơ đối với hộ gia đình, cá nhân bộ phận một cửa. Hoặc bạn có thể nộp hồ sơ tại UBND cấp xã thì UBND cấp xã nơi có đất có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ và chuyển hồ sơ đến Văn phòng đăng ký đất đai có thẩm quyền.
Khi tiếp nhận hồ sơ, cán bộ có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, xác minh thông tin và viết giấy biên nhận hồ sơ. Nếu hồ sơ không hợp lệ thì phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do và căn cứ pháp lý từ chối hồ sơ hoặc hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung thêm các giấy tờ, tài liệu còn thiếu để hoàn thiện hồ sơ.
Nếu hồ sơ hợp lệ thì Văn phòng đăng ký đất đai tiến hành tổ chức đo đạc. Theo đó Văn phòng đăng ký đất đai tiến hành lập hợp đồng đo vẽ, lập hồ sơ địa chính theo quy định và thông báo cho người sử dụng đất thời gian xuống kiểm tra, đo đạc thực tế và thiết lập 01 bộ hồ sơ địa chính theo quy định.
Sau khi nhận được thông báo về việc đến nhận kết quả đo, người sử dụng đất đến thanh lý hợp đồng và nhận hồ sơ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.
Các văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
– Luật đất đai 2013;
– Thông tư 25/2014/TT-BTNMT về bản đồ địa chính.