Đất nông nghiệp là loại đất được sử dụng vào mục đích nông nghiệp (tức phục vụ cho quá trình canh tác, sản xuất nông nghiệp). Theo quy định của pháp luật, đất nông nghiệp được sử dụng vào mục đích sản xuất và phát triển nông nghiệp. Vậy khi nào xây dựng trên đất nông nghiệp không bị xử phạt?
Mục lục bài viết
1. Đất nông nghiệp dùng để làm gì? Đất nông nghiệp được xây dựng các công trình nhà ở hay không?
Đất nông nghiệp là loại đất được sử dụng vào mục đích nông nghiệp (tức phục vụ cho quá trình canh tác, sản xuất nông nghiệp). Đất nông nghiệp là một trong những nhóm đất thuộc hệ thống đất đai của nước ta. Thực tế, theo quy định của pháp luật, xét theo tên gọi và bản chất của mình, mỗi loại đất được sử dụng với đúng mục đích sử dụng của nó. Trong nhóm đất phi nông nghiệp, có nhiều loại đất khác nhau. Các loại đất này được sử dụng vào các tình huống cụ thể. Song, nhìn chung, chúng đều hướng đến mục đích là canh tác và sản xuất nông nghiệp.
Vậy nên, đất nông nghiệp được sử dụng vào mục đích sản xuất và phát triển nông nghiệp. Theo quy định tại Điều 6
Mỗi loại đất sẽ có những chức năng riêng của nó. Những chức năng năng, mục đích sử dụng đất này giúp công tác quản lý đất đai, quản lý xã hội của cơ quan Nhà nước đạt hiệu quả cao. Đồng thời, nó góp phần quan trọng vào việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, duy trì cuộc sống theo sự phát triển thuần nhiên nhất.
Từ nội dung phân tích ở trên, có thể khẳng định, người sử dụng đất không được xây dựng các công trình nhà ở trên đất nông nghiệp.
2. Khi nào xây dựng trên đất nông nghiệp không bị xử phạt?
Theo quy định của pháp luật hiện hành, với từng loại đất cụ thể, người dân chỉ được sử dụng đất của nó, không được phép sử dụng trái với mục đích căn nguyên mà Nhà nước quy định.
Thực tế hiện nay, có rất nhiều trường hợp người dân xây dựng nhà ở, các công trình xây dựng trên đất nông nghiệp. Các hoạt động này là trái với quy định của pháp luật và chủ thể vi phạm hoàn toàn phải chịu trách nhiệm pháp lý liên quan. Song, liệu có phải trong bất kỳ trường hợp nào, người dân cũng đều không được xây dựng trên đất nông nghiệp hay không?
Điểm h Khoản 1 Điều 10 Luật đất đai 2013 quy định như sau: Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh.
Đất nông nghiệp là loại đất không chỉ được sử dụng vào mục đích trồng lúa nước, trồng cây ăn quả, cây lâu năm (gọi tắt là trồng trọt), mà còn dùng để chăn nuôi. Ở từng loại đất cụ thể, nhu cầu canh tác, sử dụng đất là khác nhau. Trong bối cảnh khoa học công nghệ phát triển như ngày nay, nền nông nghiệp được sản xuất không chỉ theo hướng truyền thống, thủ công, mà nó còn được áp dụng với những khâu chế hiện đại. Những hệ thống, công thức nông nghiệp mới được áp dụng, mà theo đó, người dân sẽ phải xây dựng các cơ sở hạ tầng để phục vụ cho hoạt động canh tác, sản xuất này. Theo quy định của Điểm h Khoản 1 Điều 10 Luật đất đai 2013, việc xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép.
Ví dụ: Anh Nguyễn Văn A (30 tuổi, thường trú tại Sơn La), là chủ sở hữu nông trại Minh An. Anh A khởi nghiệp từ năm 2019, bằng việc trồng hoa tulip. Thấy công việc trồng hoa thuận lợi, anh A mở rộng diện tích trồng trọt, và áp dụng khoa học công nghệ vào việc trồng hoa, là trồng hoa bằng nhà kính. Do đó, vào năm 2021, anh Nguyễn Văn A đã xây dựng một dãy nhà kính và một nhà kho (để đựng hạt giống) trên đất nông nghiệp mà không cần thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Trong trường hợp này, việc xây dựng trên đất nông nghiệp không trái với quy định của pháp luật.
Như vậy, có thể thấy, người sử dụng đất được xây dựng trên đất nông nghiệp khi xây dựng các công trình phục vụ mục đích sản xuất, canh tác nông nghiệp.
Quy định về việc xây nhà kính, và các loại nhà khác phục vụ mục đích sản xuất nông nghiệp thể hiện sự linh hoạt của cơ quan Nhà nước trong việc áp dụng các quy chế vào hoạt động sử dụng đất của người dân. Các quy định này giúp tạo điều kiện thuận lợi cho người dân được phát triển nông nghiệp, nâng cao chất lượng loại hình nông nghiệp Việt Nam. Đồng thời, đây cũng được xem là một trong những cơ sở nền tảng nhất, nhằm thúc đẩy sự phát triển chung của nền kinh tế Việt Nam.
3. Muốn xây dựng các công trình trên đất nông nghiệp thì cần phải làm gì?
Như nội dung phân tích ở trên, nếu không thuộc trường hợp thuộc mục 2, người dân sẽ không thể thực hiện xây dựng trên đất nông nghiệp. Nếu muốn xây dựng trên đất nông nghiệp, người dân cần tiến hành chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Một số lưu ý mà các cá nhân, hộ gia đình cần phải biết rằng, không phải đối với đất đai nào cũng có thể thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Chỉ khi đảm bảo những điều kiện cụ thể theo quy định của pháp luật: Đất không có tranh chấp, có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đất không thuộc diện kê biên để thi hành án, thì người dân mới có thể hướng đến việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
Thủ tục chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang đất thương mại dịch vụ được thực hiện với các bước cụ thể sau đây:
– Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
Hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất gồm các giấy tờ, tài liệu như sau:
+ Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
+ Đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân xin chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp để sử dụng vào mục đích thương mại, dịch vụ với diện tích từ 0,5 héc ta trở lên thì phải bổ sung văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ, hồ sơ nêu trên, cá nhân, tổ chức sẽ nộp hồ sơ tại Phòng Tài nguyên và Môi trường nơi có đất để được giải quyết.
– Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ.
Sau khi nhận được hồ sơ chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp, phòng Tài nguyên và Môi trường sẽ tiến hành tiếp nhận và thẩm tra hồ sơ.
Trong trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ thụ lý và giải quyết chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo yêu cầu của người dân.
Trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, Phòng Tài nguyên và Môi trường sẽ thông báo và hướng dẫn người sử dụng đất bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
– Bước 3: Trả kết quả.
Sau khi xem xét hồ sơ hợp lệ và hoàn thành nghĩa vụ tài chính thì sẽ được nhận quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất tại Phòng Tài nguyên và Môi trường nơi đã nộp hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất. Thời hạn giải quyết cho phép chuyển mục đích sử dụng nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp là không quá 15 ngày hoặc không quá 25 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn.
Trên đây là các quy trình mà người dân cần thực hiện khi muốn chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang các loại đất phi nông nghiệp khác.
Văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
Luật đất đai 2013.