Thực tế hiện nay, nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nuôi trồng thủy sản sang đất trồng cây lâu năm diễn ra khá phổ biến tại nước ta. Dưới đây là bài phân tích làm rõ về việc chuyển đất nuôi trồng thủy sản sang đất trồng cây lâu năm.
Mục lục bài viết
- 1 1. Khi nào người sử dụng đất tiến hành chuyển đất nuôi trồng thủy sản sang đất trồng cây lâu năm?
- 2 2. Chuyển đất nuôi trồng thủy sản sang đất trồng cây lâu năm:
- 3 3. Làm thế nào để chuyển đổi đất nuôi trồng thủy sản sang đất trồng cây lâu năm đúng quy định của pháp luật:
- 4 4. Mẫu đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất:
1. Khi nào người sử dụng đất tiến hành chuyển đất nuôi trồng thủy sản sang đất trồng cây lâu năm?
Đất nuôi trồng thủy sản và đất trồng cây hàng năm là một trong những loại đất thuộc nhóm đất nông nghiệp.
Theo tên gọi, từng loại đất này sẽ được sử dụng theo mục đích sử dụng khác nhau. Đất nuôi trồng thủy sản được sử dụng để nuôi trồng thủy sản. Đất trồng cây lâu năm là loại đất được sử dụng để phục vụ cho việc trồng cây lâu năm. Đây là hai loại đất có vai trò, giá trị đặc biệt quan trọng trong hoạt động công tác, sản xuất nông nghiệp của người dân.
Thực tế hiện nay, nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nuôi trồng thủy sản sang đất trồng cây lâu năm diễn ra khá phổ biến tại nước ta. Việc chuyển đổi mục đích sử dụng này diễn ra trong các trường hợp cụ thể sau đây:
+ Khi người sử dụng đất có nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất để phục vụ cho quá trình sản xuất, canh tác nông nghiệp. Pháp luật quy định rõ, người dân phải sử dụng đất đai đúng với mục đích sử dụng của nó. Vậy nên, khi muốn chuyển hướng sản xuất từ nuôi trồng thủy sản sang trồng cây lâu năm, người sử dụng đất phải thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
+ Người sử dụng đất thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất để đáp ứng việc chuyển nhượng (mua bán đất đai). Thực tế, có rất nhiều trường hợp, các cá nhân khi mua bán đất (bên mua) sẽ đòi hỏi về đất đai phải đảm bảo tuân thủ đúng mục đích sử dụng đất. Nên để có thể thuận lợi trong việc mua bán, chuyển nhượng đất đai, bên bán sẽ hướng đến việc làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang loại đất mà bên mua yêu cầu. Thông thường, phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất này sẽ do các bên tự thỏa thuận với nhau.
Ví dụ: Anh Nguyễn Văn B (thường trú tại Quảng Ninh), muốn mua đất của anh Nguyễn Văn C (cùng địa chỉ thường trú) để trồng cây hàng năm. Tuy nhiên, mục đích sử dụng đất của anh B là đất nuôi trồng thủy sản. Do đó, anh C đã nói với anh với anh B, rằng khi nào anh B thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nuôi trồng thủy sản sang đất trồng cây lâu năm thì hai bên sẽ tiến hành giao kết hợp đồng. Phí chuyển đổi sẽ do hai bên cùng chịu ngang nhau. Sau khi thống nhất thỏa thuận xong, ông Nguyễn Văn B thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nuôi trồng thủy sản sang đất trồng cây lâu năm.
2. Chuyển đất nuôi trồng thủy sản sang đất trồng cây lâu năm:
Khi thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất trồng lúa (đất nông nghiệp) lên đất thổ cư (đất phi nông nghiệp), người sử dụng đất cần phải tuân thủ theo các quy trình cụ thể như sau:
– Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ.
Khi thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất, người sử dụng đất phải làm hồ sơ xin chuyển đổi. Về nguyên tắc chung, hồ sơ chuyển đổi mục đích sử dụng đất cần đảm bảo đầy đủ các giấy tờ, tài liệu cụ thể sau đây:
+ Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất từ đất trồng lúa nên đất thổ cư.
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trong trường hợp không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì phải cung cấp các chứng thư chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp (do cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp).
+ Giấy xác nhận của chính quyền địa phương về việc sử dụng đất hợp pháp, ổn định lâu dài; đất không có tranh chấp.
Sau khi chuẩn bị hồ sơ với đầy đủ giấy tờ, tài liệu nêu trên, cá nhân, tổ chức sẽ nộp hồ sơ lên Sở tài nguyên và môi trường, hoặc văn phòng đăng ký đất đai cấp quận huyện nơi có miếng đất.
– Bước 2: Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ.
Cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ thụ lý hồ sơ mà người sử dụng đất gửi lên.
Nếu hồ sơ không hợp lệ, cán bộ chức năng sẽ trả hồ sơ về để cá nhân, tổ chức chỉnh sửa, bổ sung. (Khi trả về, cần nêu rõ trong văn bản về lý do hoàn trả hồ sơ về).
Trong trường hợp hồ sơ hợp lệ, cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ thụ lý và giải quyết yêu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất của người dân.
– Bước 3: Thực hiện nghĩa vụ về tài chính.
Cá nhân, tổ chức muốn chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất trồng lúa lên đất thổ cư phải thực hiện nghĩa tài chính về việc đóng thuế, phí theo quy định của pháp luật.
Thực hiện nghĩa vụ đóng thuế là nghĩa vụ mang tính bắt buộc mà người sử dụng đất phải thực hiện khi tiến hành chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
– Bước 4: Trả kết quả.
Sau khi người dân thực hiện nghĩa vụ tài chính liên quan, cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ trả kết quả chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa lên đất thổ cư cho người sử dụng đất.
Trên đây là các quy trình mà người sử dụng đất cần phải đảm bảo khi tiến hành chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Quy trình này giúp công tác chuyển đổi diễn ra một cách chuẩn chỉnh, đúng trình tự, hạn chế đến mức tối đa những sai phạm có thể xảy ra. Hơn hết, nó giúp việc giải quyết nhu cầu của người dân diễn ra một cách khách quan và chính xác nhất.
3. Làm thế nào để chuyển đổi đất nuôi trồng thủy sản sang đất trồng cây lâu năm đúng quy định của pháp luật:
Hiện nay, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nuôi trồng thủy sản sang đất trồng cây hàng năm diễn ra khá phổ biến tại nước ta. Nguyên nhân của việc chuyển đổi là do nhu cầu chuyển đổi loại hình sản xuất nông nghiệp sang đất nuôi trồng thủy sản của người dân.
Để việc chuyển đất nuôi trồng thủy sản sang đất trồng cây lâu năm diễn ra đúng theo tiến trình, quy định của pháp luật, người sử dụng đất phải lưu ý một số vấn đề cụ thể sau đây:
– Đất được chuyển đổi mục đích sử dụng đất phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là căn cứ pháp lý, chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp của người dân. Khi có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đồng nghĩa với việc người dân được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất của mình. Đồng thời, thông qua Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ nắm bắt được một cách cụ thể các thông tin liên quan đến đất đai, từ đó đưa ra quyết định phê duyệt về việc đất đai đó có đảm bảo điều kiện để được chuyển đổi mục đích sử dụng đất hay không.
– Đất được chuyển đổi mục đích sử dụng phải không thuộc diện có tranh chấp là một trong những lưu ý đặc biệt quan trọng mà người sử dụng đất phải chú tâm thực hiện. Theo quy định của pháp luật, khi đất đai thuộc diện có tranh chấp, thì người sử dụng đất không được thực hiện bất kỳ giao dịch gì liên quan đến quyền sử dụng, bao gồm: Chuyển nhượng, tặng cho, chuyển đổi mục đích sử dụng… Bởi điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của người sử dụng đất các chủ thể có quyền và lợi ích liên quan khác.
– Người sử dụng đất phải đảm bảo đất chuyển đổi mục đích sử dụng đang không thuộc diện được kê biên để thi hành án. Kê biên tài sản để thi hành án là hoạt động pháp lý liên quan đến tài sản của công dân. Khi có quyết định của cơ quan chức năng có thẩm quyền về việc tài sản được kê biên để thi hành án thì người dân phải chấp hành thực hiện. Vậy nên, với quyền sử dụng đất đang thuộc diện được kê biên thi hành án, người sử dụng đất sẽ không thể thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
Trên đây là những vấn đề mà người sử dụng đất cần phải lưu ý khi tiến hành chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất nuôi trồng thủy sản sang đất trồng cây lâu năm. Chỉ khi đảm bảo thực hiện những điều kiện nêu trên, việc chuyển đổi mục đích sử dụng mới diễn ra đúng theo quy định của pháp luật, được thụ lý và giải quyết.
4. Mẫu đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————————
…, ngày….. tháng …..năm ….
ĐƠN XIN CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT
Kính gửi: Ủy ban nhân dân ………….
1. Người xin giao đất/cho thuê đất/cho phép chuyển mục đích sử dụng đất …………..
2. Địa chỉ/trụ sở chính:………….
3. Địa chỉ liên hệ:…………
4. Địa điểm khu đất:…………..
5. Diện tích (m2):………….
6. Để sử dụng vào mục đích:………….
7. Thời hạn sử dụng:…………
8. Cam kết sử dụng đất đúng mục đích, chấp hành đúng các quy định của pháp luật đất đai, nộp tiền sử dụng đất/tiền thuê đất (nếu có) đầy đủ, đúng hạn;
Các cam kết khác (nếu có)…………….
| Người làm đơn (ký và ghi rõ họ tên) |
Văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết: