Biển báo cấm xe máy, biển báo cấm xe gắn máy là một trong những loại biển chỉ dẫn, giúp hoạt động tham gia giao thông của người dân được chuẩn chỉnh, đúng quy định của pháp luật. Vậy biển báo cấm xe gắn máy khác gì so với biển cấm xe máy?
Mục lục bài viết
1. Khái niệm và đặc điểm xe máy và xe gắn máy?
– Xe máy là xe cơ giới hai hoặc ba bánh và các loại xe tương tự, di chuyển bằng động cơ có dung tích từ 50cm3 trở lên, trọng tải bản thân xe không quá 400 kg. Đây là loại phương tiện quen thuộc, phổ biến nhất tại Việt Nam. Nó phục vụ cho quá trình di chuyển của người sử dụng (hay nói cách khác, mục đích sử dụng chính của loại phương tiện này là phục vụ cho quá trình đi lại).
– Xe gắn máy là phương tiện chạy bằng động cơ, có hai bánh hoặc ba bánh và vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h.
Từ nội dung phân tích ở trên, có thể thấy, xe máy và xe gắn máy đều là các phương tiện giao thông, được sử dụng để phục vụ nhu cầu của người dân. Điểm khác biệt lớn nhất của hai loại phương tiện này vận tốc thiết kế. Nếu xe máy có vận tốc thiết kế từ 50cm3 trở lên, thì vận tốc của xe gắn máy không quá 50cm3.
Khi điều khiển xe gắn máy, các cá nhân sẽ di chuyển với vận tốc tương đối chậm. Với đặc thù thiết kế riêng, loại xe này chỉ được người sử dụng lựa chọn với việc di chuyển không đòi hỏi tốc độ nhanh.
Đối với xe máy, việc thiết kế xe máy cũng đa dạng về loại hình hơn. Với từng loại xe (phù hợp với từng độ tuổi), sẽ có mức phân khối khác nhau. Vận tốc của từng loại xe máy sẽ tương ứng với độ tuổi của người di chuyển. Đồng thời, khi muốn điều khiển phương tiện xe máy, người dân phải đi đăng ký giấy phép lái xe.
Xét trong thực tế tham gia giao thông, xe máy sẽ phát sinh nhiều vấn đề hơn xe gắn máy. Do đó, Nhà nước đã đưa ra quy định điều chỉnh hoạt động điều khiển các loại phương tiện này của người dân một cách khách quan, cụ thể nhất.
2. Biển báo cấm xe gắn máy khác gì so với biển cấm xe máy?
Khi tham gia giao thông, ta thường hay thấy rất nhiều biển chỉ dẫn. Các biển chỉ dẫn này được sử dụng với mục đích, giúp hoạt động tham gia giao thông của người dân được dễ dàng và thuận tiến hơn.
Khi tham gia giao thông, người dân cũng cần có hiểu biết, kiến thức rõ ràng về các nội quy, quy định trong Luật giao thông. Đặc biệt là ý nghĩa của các biển chỉ dẫn (bao gồm cả biển cấm).
Mỗi loại biển chỉ dẫn (biển báo, biển cấm) đều có những ý nghĩa riêng biệt. Song, trong thực tế, người dân rất hay bị nhầm lẫn về các loại biển này. Đặc biệt là việc phân biệt biển báo cấm xe gắn máy và biển báo cấm xe máy.
Chúng ta phân biệt giữa biển cấm xe máy và biển cấm xe gắn máy theo các thông tin cụ thể sau đây:
– Biển cấm xe gắn máy:
+ Biển báo cấm xe gắn máy là biển báo được ký hiệu là P.111a báo đường cấm xe gắn máy đi qua. Loại biển này đồng thời biển này không có giá trị đối với xe đạp.
+ Về hình ảnh, biển báo cấm xe gắn máy thì chỉ có xe máy màu đen mà không có người điều khiển.
+ Nội dung của biển báo cấm xe gắn máy (P.111a) là áp dụng cho cả xe gắn máy và xe máy. Tức khi thấy biển báo cấm xe gắn máy, xe máy cũng không được phép di chuyển trên đoạn đường bị cấm đó.
– Biển cấm xe máy:
+ Biển báo cấm xe máy là biển báo được ký hiệu là P.104 báo đoạn đường cấm các loại xe máy. Biển báo này không được áp dụng đối với các loại xe được ưu tiên theo quy định như xe cứu thương, xe cảnh sát, xe chữa cháy làm nhiệm vụ. Đồng thời, trong một số trường hợp, người dân dắt xe máy thì vẫn được di chuyển qua đoạn đường có biển cấm này.
+ Về hình ảnh, biển báo cấm xe máy có hình vẽ người điều khiển trên xe.
+ Phạm vi áp dụng của biển cấm xe máy, thì loại biển này chỉ được áp dụng đối với xe máy chứ không áp dụng đối với xe gắn máy.
Trên đây là những nội dung cơ bản nhất để người dân dựa vào, phân biệt biển cấm xe máy và biển cấm xe gắn máy. Các chủ thể tham gia giao thông cần phải lưu ý rằng, đặc thù thiết kế, tính chất, bản chất vận hành của hai loại phương tiện này là khác nhau. Do đó, quy định về Luật giao thông áp dụng đối với hai loại phương tiện này cũng có sự khác biệt nhất định.
Trong quá trình tham gia giao thông, người dân sẽ dựa vào những cơ sở khác biệt này để phân biệt biển cấm xe máy và biển cấm xe gắn máy, để tránh gây nhầm lẫn cũng như xảy ra tình trạng vi phạm giao thông. Người dân phân biệt và nắm chắc vấn đề này, cũng giúp cho trật tự an toàn giao thông được đảm bảo, các trường hợp vi phạm sẽ hạn chế xảy ra.
3. Xử phạt hành vi vi phạm biển báo cấm xe gắn máy, biển cấm xe máy:
Thực tế hiện nay, các hành vi vi phạm về biển báo cấm xe gắn máy, biển cấm xe máy vẫn diễn ra phổ biến. Tức khi nhìn thấy biển báo cấm các loại phương tiện giao thông này (do lỗi vô tình hay cố ý), người điều khiển phương tiện giao thông vẫn di chuyển. Ngoài ra, lỗi vi phạm này còn xảy ra trong trường hợp sau đây: Người dân không phân biệt được biển cấm xe gắn máy và xe máy; khi thấy biển cấm xe gắn máy, vẫn điều khiển phương tiện giao thông là xe máy di chuyển vào.
– Các hành vi vi phạm này gây ra những ảnh hưởng, hệ quả nhất định cho hoạt động tham gia và điều khiển phương tiện giao thông của người dân, trật tự an toàn chung của giao thông đường bộ. Cụ thể như sau:
+ Quy định về biển báo cấm phương tiện giao thông mà Nhà nước đưa ra với từng đoạn đường di chuyển là đều có lý do. Nếu người điều khiển phương tiện giao thông vẫn cố tình di chuyển vào đoạn đường bị cấm đó, sẽ dẫn đến những hậu quả như tai nạn giao thông, gây ra thiệt hại về người và tài sản…
+ Vi phạm quy định về giao thông, sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của người tham gia giao thông, cũng như các cá nhân có lợi ích liên quan khác.
+ Các hành vi phạm này khiến công tác quản lý Trật tự an toàn giao thông gặp nhiều khó khăn. Trong một số trường hợp, nó còn dẫn đến tình trạng gây rối trật tự an toàn xã hội.
– Chính vì những hệ quả tiêu cực có thể xảy đến này, hiện nay, Nhà nước đã đưa ra những quy định về việc xử lý các chủ thể vi phạm biển báo cấm xe gắn máy, biển cấm xe máy. Cụ thể như sau:
+ Theo quy định tại
Trong trường hợp đi vào khu vực cấm (có biển báo cấm), người điều khiển phương tiện giao thông gây tai nạn thì còn bị phạt tiền đến mức phạt từ 4 triệu đồng đến 5 triệu đồng. Ngoài ra, chủ thể này còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 2 tháng đến 4 tháng.
Đây là mức xử phạt hành chính mà Nhà nước quy định. Mức xử phạt này sẽ được áp dụng nếu người dân vi phạm quy định về biển cấm. Cùng với đó, tùy vào mức độ vi phạm, mà việc áp dụng mức xử phạt cũng khác nhau.
+ Mức xử phạt hành chính nêu trên được áp dụng khi lỗi vi phạm về biển báo cấm của người điều khiển phương tiện giao thông chưa gây ra hậu quả nghiêm trọng. Trong trường hợp lỗi vi phạm này gây ra hậu quả làm chết người (hay ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tính mạng của người khác), thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự 2015. Theo đó, chủ thể vi phạm có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm; phạt tù từ 1 năm đến 15 năm, tùy thuộc mức độ của hậu quả gây ra.
Từ nội dung phân tích ở trên, có thể thấy, pháp luật đã quy định hết sức cụ thể và rõ ràng về vấn đề xử lý vi phạm về biển cấm nói chung và biển cấm xe máy, biển cấm xe gắn máy nói riêng. Mức xử phạt này chính là hình thức xử lý mà Nhà nước đưa ra đối với chủ thể vi phạm. Đồng thời, nó góp phần duy trì trật tự an toàn giao thông một cách toàn diện và hiệu quả nhất.
Văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
Bộ luật hình sự 2015.