Trợ cấp thôi việc là một trong những quyền lợi mà người lao động được hưởng khi tham gia quan hệ lao động. Một câu hỏi được rất nhiều người thắc mắc, là thời gian nghỉ thai sản được tính trả trợ cấp thôi việc không? Dưới đây là bài phân tích làm rõ.
Mục lục bài viết
1. Quy định của pháp luật về trợ cấp thôi việc:
Điều 46
– Khi
+
+ Người lao động chấm dứt hợp đồng lao động khi đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.
+ Người lao động và người sử dụng lao động cùng thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.
+ Người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do theo quy định tại khoản 5 Điều 328 của Bộ luật Tố tụng hình sự, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
+ Người lao động chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.
+ Người sử dụng lao động là cá nhân chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết. Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.
+ Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật.
Như vậy, khi người lao động làm việc thường xuyên cho người sử dụng lao động từ đủ 12 tháng trở lên, và thuộc một trong các trường hợp nêu trên, thì sẽ được hưởng trợ cấp thôi việc.
– Khoản 2 Điều 46
– Đồng thời, tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động thôi việc.
Như vậy, có thể hiểu, trợ cấp thôi việc là khoản tiền mà người sử dụng lao động chi trả cho người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động trong một số trường hợp luật định và người lao động đã làm việc cho người sử dụng lao động từ đủ 12 tháng trở lên. Chỉ khi đảm bảo đầy đủ những điều kiện theo quy định của pháp luật, người lao động mới được hưởng trợ cấp thôi việc.
2. Quy định của pháp luật về việc hưởng chế độ thai sản cho người lao động:
– Điều 139 Bộ luật lao động 2019 quy định về việc nghỉ thai sản đối với lao động nữ khi mang thai như sau:
+ Thời gian nghỉ thai sản đối với lao động nữ trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Đồng thời, thời gian nghỉ trước khi sinh không quá 02 tháng.
Đối với trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
+ Lao động nữ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội trong thời gian nghỉ thai sản của mình.
+ Khi hết thời gian nghỉ thai sản (6 tháng), nếu có nhu cầu (do vấn đề sức khỏe hay điều kiện khách quan khác), lao động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương sau khi thỏa thuận với người sử dụng lao động. Tức việc nghỉ thêm không hưởng lương này sẽ do người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận với nhau.
+ Trước khi hết thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ có thể trở lại làm việc khi đã nghỉ ít nhất được 04 tháng nhưng người lao động phải báo trước, được người sử dụng lao động đồng ý và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động. Tại trường hợp này, ngoài tiền lương của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả, lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
– Theo quy định tại Điều 141 Bộ luật lao động 2019, thời gian nghỉ việc khi chăm sóc con dưới 07 tuổi ốm đau, khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu, phá thai bệnh lý, thực hiện các biện pháp tránh thai, triệt sản, người lao động được hưởng trợ cấp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Trên đây là những nội dung chính từ những quy định mà Nhà nước đưa ra đối với nghỉ thai sản. Các quy định này mang tính áp dụng chung nhất, buộc người lao động và người sử dụng lao động phải tuân thủ thực hiện. Đây là cơ sở nền tảng, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của lao động nữ khi mang thai.
3. Thời gian nghỉ thai sản được tính trả trợ cấp thôi việc không?
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 14
+ Thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động bao gồm:
Thời gian người lao động đã làm việc cho người sử dụng lao động;
Thời gian thử việc, học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động; thời gian được người sử dụng lao động cử đi học;
Thời gian nghỉ hưởng chế độ. Các chế độ lao động mà người lao động được hưởng ở đây nằm trong khuôn khổ điều chỉnh của Luật bảo hiểm xã hội 2014, bao gồm: Chế độ ốm đau, chế độ thai sản…..
Thời gian nghỉ hằng tuần, nghỉ việc hưởng nguyên lương;
Thời gian nghỉ để hoạt động công đoàn theo quy định của pháp luật về công đoàn; Thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động;
Thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc và thời gian bị tạm giữ, tạm giam nhưng được trở lại làm việc do được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết luận không phạm tội;
+ Thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp là: Thời gian người sử dụng lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và thời gian người sử dụng lao động đã chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động một khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.
Như vậy, có thể thấy, Bộ luật lao động 2019 và
Theo quy định của pháp luật hiện hành, trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Mà thời gian nghỉ chế độ thai sản nằm trong thời gian làm việc thực tế của người lao động, nên nó sẽ không được tính đóng hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Vậy nên, có thể khẳng định, thời gian người
Xét theo thực tế, trợ cấp thôi việc là khoản tài chính mà người lao động được hưởng khi thuộc các đối tượng điều chỉnh của pháp luật. Đây được xem là quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động. Song có rất nhiều trường hợp, người lao động (dù thuộc đối tượng xét duyệt), nhưng cũng không được hưởng chế độ này. Nguyên nhân là bởi người lao động không tìm hiểu kỹ về các điều luật liên quan; đồng thời, phía bên người sử dụng lao động không có thiện chí hỗ trợ người lao động về vấn đề này. Vậy nên, để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, người lao động cần tìm hiểu và nắm bắt các thông tin về Luật lao động và Luật bảo hiểm xã hội, để xem mình ở nhóm đối tượng nào. Để từ đó đưa ra phương hướng bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.
Văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
Bộ luật lao động 2019;
Luật bảo hiểm xã hội 2014;
Nghị định 05/2015/NĐ-CP.