Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ là thành viên Chính phủ và là người đứng đầu bộ, cơ quan ngang bộ, lãnh đạo công tác của bộ, cơ quan ngang bộ; chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực được phân công; tổ chức thi hành và theo dõi việc thi hành pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc. Vậy mức lương Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ là bao nhiêu?
Mục lục bài viết
1. Quy định của Nhà nước về tiêu chuẩn đối với chức danh Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ như sau:
Theo quy định của Hiến pháp 2013, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ là thành viên Chính phủ và là người đứng đầu bộ, cơ quan ngang bộ, lãnh đạo công tác của bộ, cơ quan ngang bộ; chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực được phân công; tổ chức thi hành và theo dõi việc thi hành pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc. Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ là những chức danh quan trọng trong Bộ máy quản lý Nhà nước. Khi giữ chức vụ này, các cá nhân sẽ phải đảm bảo thực hiện những công việc, chức trách cụ thể. Các công việc mà họ thực hiện liên quan đến công tác quản lý Nhà nước, sự phát triển của quốc gia. Do đó, để trở thành Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, các cá nhân phải đảm bảo những tiêu chuẩn nhất định.
Theo Quy định 214-QĐ/TW, tiêu chuẩn để trở thành Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ là:
– Cá nhân phải bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn chung của Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư hoặc Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương. Các tiêu chuẩn chung này do Nhà nước đề ra. Nó mang tính chất điều chỉnh chung nhất, là thước đo để đánh giá năng lực của các cá nhân tại các chức danh quan trọng. Do đó, tiêu chuẩn đầu tiên mà công dân Việt Nam cần đảm bảo khi muốn trở thành Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, là phải đáp ứng các tiêu chuẩn chung về các chức danh danh lãnh đạo Nhà nước do Nhà nước đưa ra.
– Muốn trở thành Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, công dân Việt Nam phải có trình độ cao và am hiểu sâu sắc về quản lý nhà nước, nắm chắc pháp luật Việt Nam, pháp luật và thông lệ quốc tế. Đây được xem là cơ sở nền tảng về trình độ kiến thức mà công dân cần phải có. Bởi lẽ, bản chất của các chức danh này là lãnh đạo, quản lý Nhà nước (là cơ quan cấp trên). Nếu không có trình độ độ kiến thức, không nắm bắt được pháp luật Việt Nam, thì không thể tham gia quản lý và giải quyết các vấn đề liên quan đến Bộ, ngành.
– Đối với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước để hoạch định phương hướng, chính sách phát triển ngành, lĩnh vực được phân công và chỉ đạo thực hiện có hiệu quả, chủ thể đảm nhiệm các chức danh này phải có năng lực cụ thể hoá.
– Với tư cách là Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, công dân phải có năng lực phối hợp giữa các bộ, ban, ngành và giữa Trung ương với địa phương, tạo sự đồng bộ trong thực hiện chính sách chung của Đảng, Nhà nước. Sự phối hợp này đảm bảo sự đồng điệu trong hoạt động quản lý, thực hiện các chủ trương, chính sách do Đảng và Nhà nước đề ra. Lúc này, chất lượng quản lý của cơ quan Nhà nước sẽ được đảm bảo thực hiện một cách sâu sắc và toàn diện nhất.
– Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ là thành viên Chính phủ và là người đứng đầu bộ, cơ quan ngang bộ. Do đó, muốn thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, công dân đảm nhiệm chức vụ này phải có kinh nghiệm lãnh đạo, điều hành và quyết đoán, quyết liệt, kịp thời quyết định những vấn đề khó, phức tạp thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách; không bị chi phối bởi lợi ích nhóm.
– Với tư cách là một nhà lãnh đạo, cá nhân đảm nhiệm chức danh này phải kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp thứ trưởng hoặc phó trưởng ban, ngành, đoàn thể Trung ương hoặc lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ:
Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ được quy định tại Điều 34
– Với tư cách là người đứng đầu Bộ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ là thành viên Chính phủ và là người đứng đầu bộ, cơ quan ngang bộ có nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách nhiệm cá nhân về mọi mặt công tác của bộ, cơ quan ngang bộ. Đồng thời, chức danh này còn có quyền hạn và nghĩa vụ chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tổ chức triển khai thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án đã được phê duyệt, các nhiệm vụ của bộ, cơ quan ngang bộ được Chính phủ giao.
– Đối với các vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của bộ, cơ quan ngang bộ mà mình là người đứng đầu, Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ sẽ uyết định theo thẩm quyền hoặc trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
– Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có quyền đề nghị Thủ tướng Chính phủ việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, cho từ chức Thứ trưởng hoặc Phó Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
– Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền để thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực được phân công và trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
– Đối với các hoạt động liên quan đến tuyển dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cho từ chức, điều động, luân chuyển, biệt phái, đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức và thực hiện phân cấp quản lý công chức, viên chức đối với các tổ chức, đơn vị trực thuộc theo quy định của pháp luật, Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có quyền đứng ra thực hiện.
– Với tư cách là người người đứng đầu Bộ, Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có quyền quyết định phân cấp cho chính quyền địa phương thực hiện một số nhiệm vụ liên quan đến ngành. Đồng thời, nắm chức danh này, cá nhân có quyền quyết định thành lập đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
– Đối với ngành của mình, Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật.
– Chủ thể này có nhiệm vụ quản lý và tổ chức sử dụng có hiệu quả công sở, tài sản, phương tiện làm việc và tài chính, ngân sách nhà nước được giao. Cùng với đó, họ có quyền quyết định biện pháp tổ chức phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền trong ngành, lĩnh vực được phân công.
– Chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Đảng, Quốc hội,
– Ngoài ra, Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ phải thực hiện những nhiệm vụ khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.
Khi trở thành Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, công dân phải đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn nêu trên.
3. Lương Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ bao nhiêu?
Theo quy định tại Nghị quyết 68/2022/QH15, mức lương cơ sở được áp dụng từ ngày 01/7/2023 cho cán bộ, công chức, viên chức là 1.800.000 đồng/ tháng.
Trước ngày 01/7/2023, mức lương cơ sở được áp dụng cho cán bộ, công chức, viên chức theo quy định tại
Đối với chức danh Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có 2 bậc hệ số lương là 9,7 và 10,3.
Do đó, ta có thể tính mức lương mà Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ được hưởng như sau:
– Lương của Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ trước ngày 01/7/2023 là: 14.453.000 đồng/tháng- 15.347.000 đồng/tháng.
– Lương của Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ sau ngày 1/7/2-2023 là: 17.460.000 đồng/tháng- 18.540.000 đồng/tháng.
Trên đây là mức lương mà Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ được hưởng theo quy định của pháp luật hiện hành. Có thể thấy, quy định về mức lương mà Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ được hưởng dựa trên các quy định, sự điều chỉnh chung nhất của pháp luật Việt Nam. Mức lương này dựa trên cơ sở về chức danh đảm nhiệm, công việc và nhiệm vụ mà công dân phải thực hiện khi giữ chức danh trên. Việc áp dụng này mang tính công khai, minh bạch, là cơ sở để người dân và cán bộ Nhà nước nhìn nhận vào, đánh giá đính ngạch, cơ sở lương mà Nhà nước đưa ra với từng chức vụ.
Văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
Quy định 214-QĐ/TW về khung tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện ban chấp hành trung ương, bộ chính trị, ban bí thư quản lý;
Luật tổ chức Chính phủ năm 2015;
Nghị định 38/2019/NĐ-CP;
Nghị quyết 68/2022/QH15.