Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân là chứng thư pháp lý, có giá trị đặc biệt quan trọng trong việc giải quyết các hoạt động dân sự của người dân. Dưới đây là bài phân tích về mẫu đơn xin xác nhận tình trạng hôn nhân mới và chuẩn nhất.
Mục lục bài viết
1. Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được dùng để làm gì?
Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được sử dụng để kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam, kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài hoặc sử dụng vào mục đích khác.
Hôn nhân là phương diện pháp lý, có vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân; cũng như các hoạt động, thủ tục pháp lý có liên quan. Hầu hết, trong bất kỳ hoạt động, giao dịch dân sự nào, Nhà nước cũng yêu cầu người dân phải cung cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
Xét về mục đích, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được sử dụng để xác minh về tình trạng hôn nhân hiện tại của một cá nhân. Như đã nói, rất nhiều giao dịch dân sự cần đến sự xác nhận về tình trạng hôn nhân. Xác nhận này làm căn cứ để cơ quan chức năng có thẩm quyền thẩm tra một cách cụ thể và đúng đắn nhất về tình trạng hôn nhân của người thực hiện hoạt động dân sự.
Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được sử dụng vào một số giao dịch dân sự cụ thể sau đây: Kết hôn; chuyển nhượng quyền sử dụng đất,…
Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân có vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ đối với các cá nhân, mà còn với cơ quan Nhà nước. Cụ thể như sau:
– Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân là căn cứ xác thực tình trạng hôn nhân của một cá nhân. Đây là cơ sở nền tảng để các chủ thể này chứng minh tình trạng hôn nhân của mình trong việc thực hiện các hoạt động dân sự. Hoạt động dân sự gần gũi nhất, gắn chặt với giấy xác nhận tình trạng hôn nhân là kết hôn. Theo quy định tại Luật hôn nhân và gia đình 2014, mỗi cá nhân chỉ được kết hôn với một người duy nhất ( cấm một người đang có vợ, đang có chồng mà kết hôn với người khác). Lúc này, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân giúp các cá nhân chứng minh tình trạng độc thân của mình khi muốn đăng ký kết hôn. Nếu không có giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, các cá nhân này sẽ không thể đăng ký kết hôn. Điều này cũng tương tự với các giao dịch, hoạt động dân sự khác.
– Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân là căn cứ pháp lý, giúp cơ quan chức năng có thẩm quyền quản lý cụ thể và chặt chẽ nhất tình trạng hôn nhân của các cá nhân khi thực hiện các giao dịch pháp lý. Việc xác minh tình trạng hôn nhân này giúp hạn chế đến mức tối đa những rủi ro, sai phạm có thể xảy ra trong hoạt động pháp lý. Đồng thời, đây cũng là cơ sở nhằm duy trì và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người dân
Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân là chứng thư có ý nghĩa, vai trò đặc biệt quan trọng đối với người dân. Nó giúp các hoạt động pháp lý diễn ra một cách chuẩn chỉnh, toàn diện, đạt hiệu quả tối ưu nhất; công tác quản lý trật tự an toàn xã hội của Nhà nước đạt hiệu quả cao, quyền và lợi ích hợp pháp của người dân cũng được bảo đảm duy trì.
2. Mẫu đơn xin xác nhận tình trạng hôn nhân mới và chuẩn nhất:
……….(1) | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
Số: …… /UBND-XNTTHN | …….., ngày……tháng….năm……. |
GIẤY XÁC NHẬN TÌNH TRẠNG HÔN NHÂN
…….. (2)
Xét đề nghị của ông/bà(3): ………………
về việc cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho(4)…………
XÁC NHẬN:
Họ, chữ đệm, tên:………
Ngày, tháng, năm sinh:……….
Giới tính:…….Dân tộc:………Quốc tịch:………
Giấy tờ tùy thân:………
Nơi cư trú: ……….
Tình trạng hôn nhân: ………..
Giấy này được sử dụng để: ……….
Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân có giá trị đến thời điểm thay đổi tình trạng hôn nhân hoặc 06 tháng kể từ ngày cấp, tùy theo thời điểm nào đến trước.
|
Chú thích:
(1) Ghi tên cơ quan cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (ghi đủ các cấp hành chính).
(2) Ghi tên cơ quan cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân. (Ví dụ: Uỷ ban nhân dân phường Lam Sơn).
(3) Ghi rõ họ, chữ đệm, tên của công chức tư pháp – hộ tịch cấp xã hoặc viên chức lãnh sự được giao nhiệm vụ tham mưu giải quyết.
(4) Ghi rõ họ, chữ đệm, tên của người được cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
3. Hồ sơ, thủ tục xin cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân:
Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân là chứng thư quan trọng, mang tính chất bắt buộc mà các cá nhân phải đảm bảo chuẩn bị khi thực hiện các hoạt động động, giao dịch dân sự theo quy định chung của pháp luật.
Theo quy định tại Điều 22 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, việc xin cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân phải tuân thủ đúng theo các trình tự cụ thể sau đây:
– Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ.
Cá nhân cần chuẩn bị một bộ hồ sơ với đầy đủ giấy tờ, tài liệu sau đây:
+ Tờ khai theo mẫu.
+ Trường hợp người yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân đã có vợ hoặc chồng nhưng đã ly hôn thì phải có bản án hoặc quyết định ly hôn.
+ Trong trường hợp vợ (hoặc chồng đã chết) thì phải có giấy chứng tử của người đó.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ (dựa theo trường hợp cụ thể), cá nhân gửi hồ sơ lên Ủy ban nhân dân cấp xã, phường để được giải quyết.
– Bước 2: Thụ lý và giải quyết hồ sơ.
+ Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, công chức tư pháp – hộ tịch kiểm tra, xác minh tình trạng hôn nhân của người có yêu cầu.
+ Nếu hồ sơ không hợp lệ, không đủ điều kiện, cán bộ chức năng sẽ hoàn trả lại hồ sơ cho người dân. Trong trường hợp cá nhân yêu cầu cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân có đủ điều kiện, phù hợp với quy định pháp luật thì công chức tư pháp – hộ tịch trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân ký cấp 01 bản Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho người có yêu cầu.
+ Nội dung Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân phải ghi đúng tình trạng hôn nhân của người có yêu cầu và mục đích sử dụng Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
Lưu ý: Đối với trường hợp cá nhân yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân đã từng đăng ký thường trú tại nhiều nơi khác nhau, người đó có trách nhiệm chứng minh về tình trạng hôn nhân của mình. Nếu chủ thể này không chứng minh được, công chức tư pháp – hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó đã từng đăng ký thường trú tiến hành kiểm tra, xác minh về tình trạng hôn nhân của người đó.
– Bước 3: Cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho người dân.
Như vậy, để xin Cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, cá nhân phải đảm bảo tuân thủ đúng và đủ theo các quy trình, thủ tục nêu trên. Việc tuân thủ đúng theo các quy trình này giúp cơ quan chức năng có thẩm quyền nắm bắt được chính xác các điều kiện của người dân. Từ đó đưa ra xác nhận đúng đắn về tình trạng hôn nhân của các đối tượng này. Đồng thời, đây cũng là cơ sở giúp công tác quản lý trật tự xã hội của Nhà nước diễn ra khách quan và ổn định nhất.
4. Thời hạn sử dụng của Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân:
Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được sử dụng để kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam, kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài hoặc sử dụng vào mục đích khác. Như đã phân tích ở các phần mục trên, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân có ý nghĩa, vai trò đặc biệt quan trọng đối với các cá nhân trong việc xác nhận tình trạng hôn nhân của họ.
Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được sử dụng vào rất nhiều trường hợp cụ thể; nó tác động trực tiếp đến khâu trình tiến hành của một giao dịch dân sự bất kỳ. Hay nói cách khác, hầu hết ở các giao dịch dân sự, luôn cần đến Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
Một câu hỏi được rất nhiều người thắc mắc, là giấy xác nhận tình trạng hôn nhân có thời hạn sử dụng là bao lâu?
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 23 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân có giá trị 6 tháng kể từ ngày cấp. Như vậy, theo quy định tại Điều luật này, Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân có giá trị sử dụng đến 6 tháng. Quá 6 tháng, người dân sẽ phải xin cấp lại. Quy định về thời gian này giúp đảm bảo tính hợp pháp, xác thực về vấn đề xác nhận tình trạng hôn nhân cho người dân.
Văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
Luật hôn nhân và gia đình 2014;
Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật hộ tịch.