Bạn có thể chụp ảnh ở Ủy ban nhân dân- trụ sở của cơ quan hành chính công nơi làm việc của cán bộ công chức viên chức nhà nước thực hiện các thủ tục hành chính cho công dân? Bạn có thể bị phạt khi chụp ảnh ở nơi này không qui định pháp luật về vấn đề này. Sau đây là một số tư vấn về vấn đề này.
Mục lục bài viết
- 1 1. Các địa điểm khu vực cấm (không được có hành vi quay chụp video):
- 2 2. Hành vi quay video và chụp ảnh ở địa điểm Uỷ Ban nhân dân có được không?
- 3 3. Thực trạng quay chụp ảnh ở những địa điểm Uỷ ban nhân dân:
- 4 4. Hình thức xử phạt hành chính vi quay chụp lén người khác:
- 5 5. Hành vi quay chụp lén người khác có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
1. Các địa điểm khu vực cấm (không được có hành vi quay chụp video):
Quay chụp ảnh là hành vi dùng các thiết bị điện tử quay phim video và chụp các bức hình chứa các hình ảnh môi trường xung quanh họ thậm chí có cả người. Việc quay phim chụp ảnh tự do là một quyền của công dân dân được pháp luật và nhà nước bảo vệ tuy nhiên ở một số trường hợp đặc biệt việc quay phim chụp ảnh sẽ bị hạn chế do có khả năng dẫn đến lộ thông tin bí mật của quốc gia, hình ảnh thông tin cá nhân hoặc ảnh hưởng đến quyền lợi của người khác của nhà nước. Dưới đây là một số địa điểm cấm quay phim chụp ảnh mà luật pháp quy định.
Khu vực cấm, địa điểm cấm thuộc phạm vi bí mật nhà nước được định nghĩa và hiểu căn cứ theo Khoản 8 Điều 2 Thông tư 33/2015/TT-BCA hướng dẫn thực hiện Nghị định 33/2002/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Bảo vệ bí mật nhà nước do Bộ trưởng Bộ Công an ký như sau:
Khu vực cấm, địa điểm cấm thuộc phạm vi bí mật nhà nước là những địa điểm được thiết lập nhằm quản lý, kiểm soát, giám sát chặt chẽ mọi hoạt động của người, phương tiện để duy trì trật tự, an toàn và phòng, chống các hành vi thâm nhập, tiếp cận, thu thập bí mật nhà nước trong khu vực, địa điểm đó.
Như vậy, những khu vực trên là khu vực thuộc diện bí mật Nhà nước cần bảo vệ để kiểm soát, theo dõi, giám sát chặt đối với hoạt động của con người, tài sản nhằm duy trì trật tự, an toàn và phòng ngừa, ngăn chặn mọi hành vi xâm phạm, khai thác, lưu giữ bí mật Nhà nước trong khu vực, địa điểm đó. Đối với các hành vi chụp ảnh ghi hình sẽ có nguy cơ gây ảnh hưởng hoặc rò rỉ bí mật của nhà nước vì vậy sẽ phải nghiêm cấm chụp và quay phim ở một số khu vực trên.
2. Hành vi quay video và chụp ảnh ở địa điểm Uỷ Ban nhân dân có được không?
Quy định đã nói ở phần 1 thì những địa điểm bị cấm không có địa điểm là uỷ ban nhân dân. Chính vì thế hành vi quay chụp ảnh ở địa điểm Uỷ ban nhân dân sẽ không phải là hành vi bị cấm. Nhưng bạn cần biết về hành vi quay chụp nếu trong đó có hình ảnh của người khác (người đó không đồng ý việc bạn sử dụng hình ảnh của họ) hoặc những tài liệu bí mật của người dân hay tổ chức có trách nhiệm thì bạn không có khả năng quay chụp video. Việc bạn tự quay hình ảnh hoặc lén quay hình ảnh người khác là bạn đang vi phạm các quyền cá nhân với hình ảnh quy định trong bộ luật dân sự 2015 điều 32 Quyền của cá nhân với hình ảnh:
– Cá nhân có quyền sử dụng hình ảnh của mình. Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người ấy đồng ý. Việc sử dụng hình ảnh của người khác nhằm mục đích quảng cáo thì phải trả công cho người có hình ảnh, kể cả trường hợp các bên có thoả thuận khác.
– Việc sử dụng hình ảnh thuộc trường hợp sau thì không cần có văn bản đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo uỷ quyền của họ:
+ Hình ảnh được sử dụng phục vụ lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng;
+ Hình ảnh được sử dụng từ những hoạt động công cộng, như hội chợ, triển lãm, hoạt động thi đấu thể thao, trình diễn thời trang và hoạt động công cộng khác mà không làm phương hại đối với danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.
Việc sử dụng hình ảnh không vi phạm thì người có hình ảnh có quyền đề nghị Toà án ban hành phán quyết yêu cầu người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải tịch thu, huỷ bỏ hoặc ngừng việc sử dụng hình ảnh, đền bù tổn thất và thực hiện những chế tài xử phạt khác theo quy định của pháp luật.
Cũng chỉ có 2 trường hợp được quay chụp hình ảnh người khác mà không cần hỏi ý kiến của người vi phạm là phục vụ lợi ích quốc gia dân tộc và lợi ích công cộng hoặc hình ảnh từ những hoạt động công cộng mà không làm ảnh hưởng đến danh dự nhân phẩm uy tín của người có hình ảnh. Có thể thấy với lợi ích công cộng quốc gia hay bất kỳ quyền nào cũng cần bị hạn chế bởi lợi ích chung của đất nước, và các hình ảnh tại diễn đàn hội thi cũng là hình ảnh tốt mang kiến thức hiểu biết cho người khác không xâm phạm vào danh dự nhân phẩm người có hình ảnh. Có thể thấy khoản 3 điều 32 quy định nghĩa vụ phải đền bù tổn thất do hành vi xâm phạm quyền hình ảnh tạo nên của các cá nhân.
3. Thực trạng quay chụp ảnh ở những địa điểm Uỷ ban nhân dân:
Từ nhiều tháng trước, tại trụ sở nhiều xã thậm chí là trụ sở UBND huyện Tương Dương, Nghệ An đã đặt biển cấm người dân quay phim, chụp ảnh, ghi âm nhằm “đảm bảo bí mật nhà nước”. Nhiều người dân cho biết điều trên là hạn chế quyền hợp pháp của người dân trong giám sát hoạt động của cán bộ, công chức khi thực thi nhiệm vụ.
Cụ thể, tại trụ sở UBND xã Tam Đình, huyện Tương Dương – nằm cạnh quốc lộ 7 – được đặt một tấm biển cấm to đùng ngay bên cột cổng chào với nội dung: “Cấm quay phim, ghi âm, chụp ảnh, lập bản đồ; xâm nhập, phá huỷ, thu thập tài liệu nhà nước. ..”.
Ông Vi Văn Khang – một người dân – cho biết: “Tấm biển cấm đã được đặt ở xã này gần một năm qua. Trụ sở xã là nơi người dân thường xuyên qua lại mỗi ngày nên việc xã đặt biển cấm quay phim, chụp ảnh và ghi âm là cấm người dân không được giám sát cán bộ là hết sức phi lý “.
Ngay tại trụ sở UBND huyện Tương Dương cũng gắn biển cấm với mục đích như trên. Giải thích xung quanh việc đặt biển cấm, nhiều lãnh đạo ubnd xã cho biết các biển cấm đều được triển khai từ huyện xuống nên xã nào cũng phải làm. Tuy nhiên, khi được biết văn bản có quy định cho xã đặt biển cấm quay phim thì lãnh đạo một số xã này nói không hiểu hết và “xin được kiểm tra lại”.
Ông Nguyễn Bá Hảo – phó giám đốc Sở T T&T T tỉnh Nghệ An – cho biết trụ sở xã là nơi không quy định cấm công dân quay phim, chụp ảnh và ghi âm. Việc đặt biển cấm thường trực như thế ở trụ sở xã là hạn chế quyền tham gia của người dân để giám sát hoạt động của cán bộ, công chức khi thực thi nhiệm vụ.
Qua vụ việc trên ta có thấy việc chụp ảnh quay phim khá là nhạy cảm nơi trụ sơ các cơ quan hành chính cơ quan có thẩm quyền các lệnh cấm như trên cần gỡ bỏ để đảm bảo quyền của người dân tuy nhiên nếu hành vi của người chụp ảnh quay phim gây hiểu lầm xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác hay gây thiệt hại thì cần chịu trách nhiệm trước hành vi của mình.
4. Hình thức xử phạt hành chính vi quay chụp lén người khác:
Căn cứ Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm đối với hành vi chụp ảnh lén người khác sẽ bị xử phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Nạn nhân còn có thể yêu cầu người có hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình bồi thường một khoản tiền phù hợp. Tùy vào mức độ nặng nhẹ của hành vi vi phạm mà hình phạt khác nhau và thậm chí là áp dụng trách nhiệm hình sự cho người đó.
5. Hành vi quay chụp lén người khác có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Nếu người có hành vi phát tán những hình ảnh đã chụp trộm của cá nhân khác với mục đích xấu là vu khống, xúc phạm nghiêm trọng đến danh dự nhân phẩm hoặc hạ uy tín của người đó thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác theo quy định tại Điều 155 Bộ Luật Hình sự năm 2915, sửa đổi bổ sung năm 2017. Cá nhân có hành vi chụp trộm hình ảnh, video mang tính đời tư cá nhân rồi phát tán thì sẽ bị xem là xúc phạm đến danh dự nhân phẩm của cá nhân khác. Theo đó, hình phạt có thể áp dụng sẽ là phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng; phạt cả cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù lên đến 02 năm theo điều luật này.
Ngoài ra, nếu cá nhân có hành vi quay lén video hình ảnh cá nhân khác, sau đó sao chép, phát tán, sử dụng hoặc buôn bán trái phép nhằm mục đích lan truyền hình ảnh, video quay trộm với nội dung nhạy cảm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội truyền bá văn hoá phẩm đồi truỵ theo quy định tại Điều 326 Bộ Luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Hình phạt cho tội này bao gồm phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù, trong đó, mức án tù cao nhất lên đến 15 năm.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017;
– Thông tư 33/2015/TT-BCA Thông tư 33/2015/TT-BCA hướng dẫn Nghị định số 33/2002/NĐ-CP Bảo vệ bí mật nhà nước;
– Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử.