Hiện nay, vấn đề xin giấy phép mạng xã hội của doanh nghiệp là vấn đề mà nhiều quý bạn đọc quan tâm đến. Thực tế, nhiều quý bạn đọc chưa nắm rõ được quy định pháp luật về thẩm quyền, hồ sơ và lệ phí xin cấp giấy phép mạng xã hội. Vậy, Thẩm quyền, hồ sơ và lệ phí xin cấp giấy phép mạng xã hội theo quy địn pháp luật hiện nay như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Thẩm quyền xin cấp giấy phép mạng xã hội:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 7, Khoản 8, Khoản 9 Điều 23
i) Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép thiết lập mạng xã hội.
ii) Cục quản lý Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử – Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp cho:
+ Các cơ quan ngoại giao và lãnh sự, cơ quan báo chí, các tổ chức trực thuộc Trung ương, tổ chức tôn giáo hoạt động hợp pháp tại Việt Nam;
+ Các tổ chức Chính phủ và phi chính phủ nước ngoài hoạt động hợp pháp tại Việt Nam;
+ Các Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan, tổ chức khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
iii) Sở Thông tin và Truyền thông cấp phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp cho tổ chức, doanh nghiệp không thuộc các đối tượng nêu tại mục ii) nêu trên.
2. Hồ sơ xin cấp giấy phép mạng xã hội:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 12 Điều 1 Nghị định 27/2018/NĐ-CP thì hồ sơ cấp giấy phép mạng xã hội được lập thành 01 bộ, bao gồm các loại giấy tờ sau đây:
1) Đơn đề nghị cấp giấy phép thiết lập mạng xã hội theo mẫu số 25 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 27/2018/NĐ-CP.
2) Bản sao hợp lệ bao gồm bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao đối chiếu với bản gốc một trong các loại giấy tờ:
– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
– Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
– Quyết định thành lập hoặc bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận;
– Giấy phép tương đương hợp lệ khác được cấp trước ngày có hiệu lực của Luật đầu tư số 67/2014/QH13 và
– Điều lệ hoạt động đối với các tổ chức hội, đoàn thể.
Lưu ý: Quyết định thành lập hoặc Điều lệ hoạt động phải có chức năng nhiệm vụ phù hợp với lĩnh vực thông tin trao đổi trên trang mạng xã hội;
3) Đề án hoạt động có dấu, chữ ký của người đứng đầu tổ chức, doanh nghiệp đề nghị cấp giấy phép, bao gồm các nội dung chính:
– Các loại hình dịch vụ;
– Về phạm vi;
– Về lĩnh vực thông tin trao đổi;
– Về phương án tổ chức tài chính, nhân sự, kỹ thuật, quản lý thông tin, nhằm bảo đảm hoạt động của mạng xã hội phù hợp với các quy định pháp luật;
– Thông tin địa điểm đặt hệ thống máy chủ tại Việt Nam;
4) Thỏa thuận cung cấp và sử dụng dịch vụ mạng xã hội phải có tối thiểu các nội dung sau:
– Các nội dung cấm trao đổi, chia sẻ trên mạng xã hội;
– Quyền, trách nhiệm của người sử dụng dịch vụ mạng xã hội;
– Quyền, trách nhiệm của tổ chức, doanh nghiệp thiết lập mạng xã hội;
– Các cơ chế xử lý đối với thành viên vi phạm thỏa thuận cung cấp và sử dụng dịch vụ mạng xã hội;
– Cảnh báo cho người sử dụng các rủi ro khi lưu trữ, trao đổi và chia sẻ thông tin trên mạng;
– Các cơ chế giải quyết khiếu nại, tranh chấp giữa các thành viên mạng xã hội với tổ chức, doanh nghiệp thiết lập mạng xã hội hoặc với tổ chức, cá nhân khác;
– Vấn đề về công khai việc có hay không thu thập, xử lý các dữ liệu cá nhân của người sử dụng dịch vụ trong thỏa thuận cung cấp và sử dụng dịch vụ mạng xã hội;
– Các chính sách bảo vệ thông tin cá nhân, thông tin riêng của người sử dụng dịch vụ mạng xã hội.
3. Thủ tục xin cấp giấy phép mạng xã hội:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 14 Điều 1 Thủ tục cấp giấy phép mạng xã hội được thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Quý bạn đọc, các doanh nghiệp chuẩn bị 01 bộ hồ sơ nêu tại mục 2. nêu trên. Sau đó, tiến hành nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép được gửi qua đường bưu chính hoặc gửi trực tiếp hoặc qua mạng Internet đến Bộ Thông tin và Truyền thông Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử.
Bước 2: Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ
Kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn không quá 30 ngày thì Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm xem xét, giải quyết hồ sơ đối với các trường hợp từ chối, Bộ Thông tin và Truyền thông có văn bản trả lời và nêu rõ lý do. Trong trường hợp hồ sơ hợp lệ thì cấp giấy phép theo Mẫu số 26 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 27/2018/NĐ-CP dưới đây:
BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /GP-BTTTT | …., ngày…..tháng …..năm ….. |
GIẤY PHÉP THIẾT LẬP MẠNG XÃ HỘI TRÊN MẠNG
BỘ TRƯỞNG BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
Căn cứ Nghị định số 17/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông;
Căn cứ
Căn cứ Nghị định số 27/2018/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số Điều của
Căn cứ Quyết định số 698/QĐ-BTTTT ngày 10 tháng 5 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử;
Căn cứ đề nghị của ….(tổ chức, doanh nghiệp có hồ sơ đề nghị cấp phép thiết lập mạng xã hội);
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử,
QUYẾT ĐỊNH:
CẤP GIẤY PHÉP THIẾT LẬP MẠNG XÃ HỘI TRÊN MẠNG THEO NHỮNG QUY ĐỊNH SAU:
1. Tên tổ chức, doanh nghiệp thiết lập mạng xã hội: ….
2. Mục đích thiết lập mạng xã hội:
3. Loại hình dịch vụ mạng xã hội:
4. Phạm vi cung cấp dịch vụ:
a) Trên trang thông tin điện tử tại tên miền:
b) Qua hệ thống phân phối ứng dụng khi cung cấp cho các thiết bị di động:
5. Địa điểm đặt máy chủ tại Việt Nam:…….
6. Nhân sự chịu trách nhiệm:
– Họ tên: ……..
– Số điện thoại (cố định và di động):……..
– 7. Trụ sở cơ quan: ..
Điện thoại: ……Fax: ……. Email: ………..
8. Giấy phép có giá trị trong ……….năm.
9. Giấy phép này có hiệu lực kể từ ngày ký.
10. Cơ quan được cấp Giấy phép thiết lập mạng xã hội trên mạng phải thực hiện đúng các quy định về hoạt động quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng; các văn bản pháp luật có liên quan hiện hành và những Điều ghi trong Giấy phép này./.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |
Bước 3: Báo cáo hoạt động sau cấp giấy phép
Thực hiện chế độ báo cáo hoạt động sau cấp giấy phép đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Các tổ chức, doanh nghiệp có giấy phép mạng xã hội phải tiến hành báo cáo trước ngày 15 tháng 01 hàng năm.
Tiến hành gửi báo cáo thiết lập mạng xã hội bằng hình thức: trực tiếp hoặc gửi thông qua đường bưu điện tại cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền: Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử thuộc Bộ Thông tin và truyền thông.
4. Lệ phí xin cấp giấy phép mạng xã hội:
Hiện nay, chúng ta không còn xa lạ đối với phí, lệ phí đối với hầu hết các thủ tục hành chính thực hiện tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
– Lệ phí được hiểu là khoản tiền được ấn định mà các cá nhân, các tổ chức phải nộp khi được cơ quan Nhà nước phục vụ công việc quản lý Nhà nước, cung cấp dịch vụ công được quy định trong danh mục lệ phí ban hành theo luật phí và lệ phí theo quy định của pháp luật.
– Phí được hiểu là khoản tiền mà các cá nhân, các tổ chức phải trả nhằm cơ bản bù đắp chi phí và mang tính phục vụ khi được đơn vị sự nghiệp công lập, cơ quan Nhà nước và tổ chức được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao cung cấp dịch vụ công được quy định trong danh mục phí ban hành kèm theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, hiện nay pháp luật quy định riêng đối với trường hợp doanh nghiệp thực hiện thủ tục xin giấy phép mạng xã hội thì không phải đóng lệ phí Nhà nước.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
–
– Nghị định 27/2018/NĐ-CP về sửa đổi Nghị định 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng;