Nghĩa vụ quân sự vừa là bổn phận vừa là trách nhiệm của mỗi công dân Việt Nam. Vậy tốt nghiệp đại học đia nghĩa vụ quân sự có được ưu tiên gì không?
Mục lục bài viết
1. Quy định của pháp luật về nghĩa vụ quân sự:
1.1. Quy định về đăng ký nghĩa vụ quân sự:
Nghĩa vụ quân sự chính là việc công dân Việt Nam phải thực hiện nghĩa vụ về quốc phòng theo hình thức phục vụ tại ngũ hoặc trong ngạch dự bị. Hoạt động tham gia nghĩa vụ quân sự cũng cần phải tuân theo những nguyên tắc, những quy định của pháp luật, cụ thể là luật nghĩa vụ quân sự. Theo đó việc đăng ký nghĩa vụ quân sự cũng được quy định rất cụ thể trong luật nghĩa vụ quân sự. Tại điều 11 luật nghĩa vụ quân sự đã có những quy định về việc đăng ký nghĩa vụ quân sự bắt buộc là phải đúng đối tượng và khi đăng ký nghĩa vụ quân sự phải thực hiện theo trình tự,thủ tục và chính sách của pháp luật. Việc đăng ký nghĩa vụ quân sự phải đảm bảo tính thống, công khai và minh bạch, tạo thuận lợi cho mọi công dân. Bên cạnh đó, các cơ quan có thẩm quyền phải quản lý chặt chẽ, nắm chắc được về số lượng, chất lượng công dân tham gia đăng ký nghĩa vụ quân sự cũng như là về nhân thân của họ. Cần phải sát sao về cư trú của công dân, mọi sự thay đổi của công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự phải được đăng ký và quản lý theo quy định. Như vậy, có thể thấy rằng việc đăng ký nghĩa vụ quân sự không thể thực hiện bừa bãi, muốn thì đăng ký hay đăng ký xong lại không đi nữa,… Việc đăng ký nghĩa vụ quân sự phải thực hiện theo đúng nguyên tắc mà pháp luật đã đề ra.
1.2. Quy định về đối tượng tham gia nghĩa vụ quân sự:
Công dân Việt Nam khi tham gia nghĩa vụ quân sự cũng cần phải đáp ứng những tiêu chuẩn nhất định. Những tiêu chuấn tham gia nghĩa vụ quân sự được quy định rất chi tiết tại thông tư 148/2018/TT-BQP. Theo thông tư này thì ta có thể xác định được rằng một công dân Việt Nam phải có độ tuổi từ 18 đến 25 tuổi, đối với công dân đi học cao đẳng, đại học thì độ tuổi gọi nhập ngũ là hết 27 tuổi thì mới được tham gia nghĩa vụ quân sự. Ngoài tiêu chuẩn về độ tuổi thì công dân cũng cần phải đáp ứng được tiêu chuẩn về chính trị và văn hóa và cả tiêu chuẩn về sức khỏe. Theo đó những công dân có sức khỏe loại 3 tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 diop trở lên, viễn thị các mức độ); nghiện ma túy, nhiễm HlV, AIDS thi không được tham gia nhập ngũ, chỉ tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định tại Thông tư liên tịch số
Bên cạnh những quy định về tiêu chuaanr đăng ký tham gia nghĩa vụ quân sự của các công dân thì pháp luật cũng đã có những quy định rất rõ rang về những đối tượng không được đăng ký nghĩa vụ quân sự. Theo quy định tại Điều 13 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, ta có thể xấc định được các đối tượng không được đăng ký nghĩa vụ quân sự bao gồm:
Một là, những công dân đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hình phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế hoặc đã chấp hành xong hình phạt tù nhưng chưa được xóa án tích;
Hai là, những công dân Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) hoặc đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
Ba là, những công dân đã bị tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.
2. Tốt nghiệp đại học về tham gia NVQS có được ưu tiên không?
Trên thực tế, việc một người sở hữu bằng cử nhân, bằng đại học luôn có những ưu thế nhất định khi đi ứng tuyển vào một vị trí công việc nào đó, bởi nó thể hiện được trình độ học vấn cũng như khả năng, chuyên môn của người lao động đó. Tương tự như vậy, trong môi trường quân sự, nhà nước ta cũng đã có những quy định liên quan đến chế độ ưu tiên dành cho những người tốt nghiệp đại học về tham gia nghĩa vụ quân sự. Cụ thể là tại khoản 1, điều 23 luật nghĩa vụ quân sự 2015 đã có quy định như sau:
“1. Hạ sĩ quan, binh sĩ có trình độ chuyên môn, kỹ thuật khi thực hiện nghĩa vụ quân sự được ưu tiên sử dụng vào vị trí công tác phù hợp với nhu cầu của quân đội theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.”
Theo quy định này ta có thể hiểu rằng đối với những công dân sau khi tốt nghiệp đại học tham gia nghĩa vụ quân sự sẽ được ưu tiên sử dụng vào vị trí công tác phù hợp của quân đội, tức là được ưu tiên bố trí công việc phù hợp với ngành học đã được đào tạo tại đại học, ngoài ra còn có thể được ưu tiên xét đi học chuyên môn cao hơn để phục vụ cho công việc trong môi trường quân đội. Ngoài ra, khi bạn đã được đào tạo qua hệ đại học thì bạn luôn được nhìn nhận đánh giá cao hơn, được giao những công việc có tính chuyên môn kèm trọng trách cao hơn. Từ đó bạn cũng có thể được ưu tiên tuyển chọn làm trợ lý cho các sếp trong quân đội. Đặc biệt hơn là đối với những người đã có bằng đại học có thể được giữ lại quân đội để phục vụ hoặc có thể được ưu tiên cộng điểm để tuyển dụng công chứ, viên chức sau khi xuất ngũ.
Ngoài những ưu tiên như trên thì khi tham gia nghĩa vụ quân sự thì người đã tốt nghiệp đại học còn được hưởng các chế độ như là:
Thứ nhất, trong thời gian phục vụ tại ngũ được hưởng các chế độ : Được bảo đảm cung cấp kịp thời, đủ số lượng, đúng chất lượng về lương thực, thực phẩm, quân trang, thuốc phòng bệnh, chữa bệnh; được bảo đảm chỗ ở, phụ cấp hàng tháng…. được nghỉ phép theo chế độ từ tháng thứ mười ba trở đi; được hưởng thêm 250% phụ cấp quân hàm hiện hưởng hàng tháng từ tháng thứ hai mươi lăm trở đi; khi gia đình được giao hoặc điều chỉnh diện tích nhà ở, đất xây dựng nhà ở và đất canh tác thì được tính nhân khẩu trong gia đình; được tính thời gian phục vụ tại ngũ vào thời gian công tác; được khen thưởng theo quy định của pháp luật nếu có thành tích trong chiến đấu, công tác, huấn luyện; được hưởng chế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật trong trường hợp bị thương, bị bệnh khi làm nhiệm vụ; được Nhà nước bảo đảm chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; nếu trước khi nhập ngũ là thành viên hộ nghèo, học sinh, sinh viên theo quy định của pháp luật thì sẽ được tạm hoãn trả và không tính lãi suất khoản vay từ Ngân hàng chính sách xã hội; được ưu tiên trong tuyển sinh quân sự.
Thứ hai, khi xuất ngũ được hưởng các chế độ: Được cấp tiền tàu xe, phụ cấp đi đường, trợ cấp xuất ngũ; được bảo lưu kết quả, được tiếp nhận vào học ở các trường nếu trước khi nhập ngũ đang học tập hoặc có giấy gọi vào học tập tại các trường thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học; được trợ cấp tạo việc làm;được tiếp nhận lại, bố trí việc làm và bảo đảm thu nhập không thấp hơn trước khi nhập ngũ nếu trước khi nhập ngũ đang làm việc tại cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội,trường hợp cơ quan, tổ chức đó đã giải thể thì cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp có trách nhiệm bố trí việc làm phù hợp; được tiếp nhận lại, bố trí việc làm và bảo đảm tiền lương, tiền công tương xứng với vị trí việc làm và tiền lương, tiền công trước khi nhập ngũ nếu trước khi nhập ngũ đang làm việc tại tổ chức kinh tế trường hợp tổ chức kinh tế đã chấm dứt hoạt động, giải thể hoặc phá sản thì việc giải quyết chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ được thực hiện như đối với người lao động của tổ chức kinh tế đó theo quy định của pháp luật; được giải quyết quyền lợi về bảo hiểm xã hội theo quy định; khi về địa phương được chính quyền các cấp, cơ quan, tổ chức ưu tiên sắp xếp việc làm và cộng điểm trong tuyển sinh, tuyển dụng công chức, viên chức; trong thời gian tập sự được hưởng 100% mức lương và phụ cấp của ngạch tuyển dụng tương ứng với trình độ đào tạo
Các văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
Luật nghĩa vụ quân sự 2015