“Du lịch – ban đầu nó khiến bạn không thốt nên lời, và sau đó biến bạn trở thành một người kể chuyện.” – Ibn Battuta. Việt Nam là điểm đến du lịch thu hút nhiều khách tham quan trong và ngoài nước đóng góp GDP lớn vào nên kinh tế đất nước để ngày càng phát triển ngành du lịch cần chú trọng quan tâm đến kinh doanh lữ hành.
Mục lục bài viết
1. Đặc điểm của kinh doanh lữ hành trong nền kinh tế:
Kinh doanh dịch vụ lữ hành là việc mua, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc tất cả tour du lịch cho khách tham quan. Với định nghĩa trên, có thể thấy hoạt động kinh doanh lữ hành có những đặc trưng sau:
1.1. Hoạt động kinh doanh lữ hành cần số vốn tương đối lớn:
Hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành là hoạt động kinh doanh có vốn pháp định. Theo đó, doanh nghiệp muốn kinh doanh lữ hành phải thực hiện ký quỹ. Mức vốn pháp định kinh doanh lữ hành tương đối cao. Mặt khác, doanh nghiệp kinh doanh lữ hành phải có sự liên kết với nhiều công ty cung cấp dịch vụ để bảo vệ lợi ích cho khách hàng. Do đó, khi đăng ký tham gia tour du lịch cần phải đặt trước một khoản tiền với doanh nghiệp dịch vụ.
1.2. Hoạt động kinh doanh lữ hành có tính thời vụ:
Kinh doanh lữ hành có tính thời vụ rõ nét. Hoạt động du lịch không kéo dài quanh năm, nó phụ thuộc vào thời tiết, khí hậu và sở thích của khách du lịch. Ví Dụ: hoạt động lữ hành phát triển mạnh vào khoảng mùa hè hoặc các dịp lễ lớn. Khi mà điều kiện thiên nhiên đẹp thì khách du lịch sẽ có thời gian nghỉ. ..
1.3. Hoạt động kinh doanh lữ hành phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
So với những ngành kinh doanh thông thường, hoạt động kinh doanh lữ hành phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, chẳng hạn như: tài nguyên du lịch, điều kiện thiên nhiên, thời gian, nhà cung cấp dịch vụ. .. tất cả các yếu tố trên ảnh hưởng đến sự thành công và chất lượng của chuyến đi.
1.4. Hoạt động lữ hành cần một lượng lao động trực tiếp:
Bản chất của lữ hành là cung cấp dịch vụ và sản phẩm lữ hành có khả năng phục vụ rất lớn. Do đó, lượng nhân lực đòi hỏi phải nhanh nhạy và khéo léo mà không một loại máy móc có thể thay thế được. Thời gian lao động không cố định, nó phụ thuộc vào thời gian khách đi tour. Lữ hành cũng bị áp lực quá nhiều về phía khách khiến cường độ lao động không đều và rất căng thẳng. Như vậy công tác nhân sự của kinh doanh lữ hành đòi hỏi rất cao và được tuyển chọn kỹ lượng. Điều này giúp kinh doanh có hiệu quả cao hơn.
2. Vai trò của kinh doanh lữ hành trong nền kinh tế:
Các doanh nghiệp lữ hành chịu trách nhiệm trong toàn bộ hoạt động của mình từ việc đề ra quyết định và thực hiện chính sách hướng tới việc tối ưu hoá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của du lịch, đồng thời giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực.
Là một phân ngành quan trọng của du lịch, lữ hành bao gồm cả tổ chức, cá nhân trực tiếp tham gia vào việc kinh doanh, khai thác, vận chuyển và hướng dẫn tour du lịch và tổ chức, cá nhân trung gian cung cấp những dịch vụ về lưu trú như khách sạn, nhà nghỉ, điểm vui chơi… Đối với ngành Du lịch Việt Nam, khối lữ hành có sức lan toả không nhỏ.
2.1. Cầu nối giữa khách du lịch và đơn vị cung cấp dịch vụ tại việt nam:
Ngành lữ hành đặc biệt là cần thiết với khách du lịch quốc tế trong điều kiện khả năng giao tiếp tiếng Anh còn chưa được phổ cập rộng hơn và khách du lịch nước ngoài không tiếp cận được những dịch vụ vận chuyển công cộng. Do vậy, thường thì ngay đối với khách du lịch quốc tế cũng phải cần sử dụng dịch vụ của các doanh nghiệp lữ hành khi đi tour du lịch một vài điểm đến ở Việt Nam. Đối với khách du lịch nội địa, nhờ có khả năng diễn đạt qua ngôn ngữ tiếng Việt, sự am hiểu về mạng lưới đường bộ và sự gia tăng số lượng các công ty vận chuyển quốc tế sẽ bớt phụ thuộc sử dụng dịch vụ của những doanh nghiệp lữ hành.
Do chiếm một thị phần lớn trong cơ cấu thị trường du lịch và là yếu tố quan trọng đối với thị trường khách du lịch quốc tế nên có thể nói những công ty lữ hành Việt Nam có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và tăng trưởng của ngành Du lịch.
Với chức năng là cầu nối giữa khách du lịch và đơn vị cung cấp dịch vụ tại địa phương, khối công ty lữ hành có những tác động đến việc quản lý và khai thác tài nguyên tại điểm đến qua việc ảnh hưởng đến sự lựa chọn dịch vụ của khách du lịch, thực hiện của một số doanh nghiệp cung cấp dịch vụ về mức độ phát triển của các điểm đến. Vì vậy, với Việt Nam, khối công ty lữ hành có thể gây ảnh hưởng đến một tỷ lệ lớn lượng khách du lịch nước ngoài trong việc lựa chọn nơi ở, điểm tham quan, phương tiện di chuyển, thái độ và cách thức giao tiếp với người dân địa phương và môi trường thiên nhiên.
Với tầm quan trọng như vậy, khối doanh nghiệp lữ hành Việt Nam có thể gây ảnh hưởng đến việc thực hiện của những cơ sở cung ứng dịch vụ, đặc biệt là sự tác động đến môi trường và xã hội của địa phương, nâng cao ý thức về trách nhiệm của cá thành phần tham gia vào chuỗi giá trị du lịch và trở thành nhân tố thiết yếu giúp ngành du lịch Việt Nam đạt được mục tiêu phát triển bền vững
2.2. Du lịch có trách nhiệm – hướng phát triển bền vững của khối doanh nghiệp lữ hành:
Sự ảnh hưởng của khối doanh nghiệp lữ hành của Việt Nam với việc thực hiện du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội có thể là cơ hội và cũng thách thức cho chính sự phát triển bền vững của ngành du lịch. Do có vai trò then chốt của ngành lữ hành trong mối liên hệ với nhiều khách hàng và nhiều chuỗi cung ứng dịch vụ, nếu những công ty lữ hành không vận hành một cách có trách nhiệm sẽ gây gia tăng tác động tiêu cực của du lịch đến cộng đồng, kinh tế và môi trường tại các địa phương.
Việc hoạt động kinh doanh lữ hành không bền vững sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đối với cộng đồng, nhân trường và kinh tế địa phương theo hướng: cản trở sự phát triển kinh tế, mất lợi ích kinh tế, huỷ hoại nhiều giá trị xã hội và bản sắc văn hoá, ảnh hưởng đến sự an ninh và ổn định của khách hàng, gia tăng sự bất hợp tác và không tin tưởng trong khối doanh nghiệp du lịch và cộng đồng địa phương, tàn phá môi trường sống, sử dụng không hiệu quả những nguồn tài nguyên tự nhiên. ..
Do vậy, du lịch phải có trách nhiệm cần được coi là hướng phát triển bền vững của nhiều doanh nghiệp lữ hành. Du lịch có trách nhiệm bắt buộc và đòi hỏi mỗi doanh nghiệp lữ hành phải chịu trách nhiệm đối với những hoạt động của mình trong lập kế hoạch và thực hiện hoạt động để hướng đến việc gia tăng hiệu quả xã hội kinh tế và môi trường của du lịch, đồng thời giảm sự tác động tiêu cực.
Các doanh nghiệp lữ hành cần phải áp dụng hoạt động kinh doanh bền vững có tác động tốt đến quốc gia và điểm đến nơi họ đang kinh doanh hoạt động lữ hành để thực hiện được du lịch có trách nhiệm. Xét về mặt đem tới những lợi ích kinh tế thì sử dụng tài nguyên thiên nhiên và văn hoá cũng các chính sách với cộng đồng địa phương cần phải được quan tâm và coi trọng.
Phải công nhận việc thực hiện du lịch có trách nhiệm thì doanh nghiệp càng có lợi. Theo định nghĩa, những nhóm lợi ích trên gồm gia tăng thị phần, xây dựng uy tín, cắt giảm chi phí, phát triển nguồn tài nguyên hỗ trợ kinh doanh du lịch của doanh nghiệp như điểm đến và văn hoá để khách hàng sẵn lòng trả tiền khi đi tham quan và hưởng thụ niềm vui.
Nhân lực doanh nghiệp lữ hành có thể lồng ghép tăng cường sự bền vững giữa việc quản lý nội bộ và lãnh đạo doanh nghiệp trong phát triển sản phẩm, lựa chọn chuỗi cung ứng, quan hệ với khách hàng và điểm đến một cách hài hoà hiệu quả. Việc quản lý nội bộ doanh nghiệp có thể áp dụng mô hình “văn phòng xanh” để không ngừng nâng cao ý thức và tăng cường kỹ năng cho những người làm du lịch bền vững thông qua cách áp dụng các trách nhiệm thực hiện đối với cuộc sống hàng ngày của họ. Để phát triển và quản lý chất lượng sản phẩm, doanh nghiệp có thể thực hiện nội dung du lịch có trách nhiệm kết hợp với việc giảm tác động tiêu cực và nâng cao tác động tích cực khi tổ chức các tour đi và lựa chọn các gói sản phẩm ở những nơi môi trường và chất lượng nguồn nhân lực được bảo đảm.
3. Vị trí của kinh doanh lữ hành:
Trong bối cảnh kinh tế mở cửa hội nhập thế giới, Việt Nam một nước có truyền thống và có tỷ trọng GDP cao ở mảng công nghiệp và nông nghiệp nhưng chỉ vài năm trở lại đây đã có những chuyển đổi mạnh mẽ qua mảng dịch vụ với tỷ lệ GDP rất lớn góp nhiều nghìn tỷ đòng cho ngân sách nhà nước. Ngành du lịch cần phải chú ý phát triển những doanh nghiệp lữ hành để kết nối giữ chân khách tham quan và cung cấp dịch vụ tại địa phương. Là một mắt xích quan trọng của chuỗi cung cấp dịch vụ nếu có mang lại hiệu quả cho nền kinh tế có ngành du lịch thì những ngành nghề khác cũng sẽ phát triển theo.