Tổ chức tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng là hoạt động diễn ra ngày càng phổ biến hiện nay. Vậy điều kiện năng lực tổ chức tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng như thế nào? Dưới đây là bài phân tích làm rõ vấn đề này.
Mục lục bài viết
1. Thế nào là tổ chức tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng?
Tổ chức tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng là hoạt động mà tại đó, cá nhân, tổ chức có năng lực chuyên môn sẽ tiến hành tư vấn cho cá nhân, tổ chức có nhu cầu về vấn đề quản lý đầu tư xây dựng.
Hiện nay, hoạt động xây dựng diễn ra hết sức phổ biến. Song song với sự phát triển của kinh tế xã hội, các hoạt động xây dựng ngày càng có xu hướng phát triển mạnh mẽ. Các công trình kiến trúc, cơ sở hạ tầng xuất hiện ngày càng nhiều, đặc biệt là tại các thành phố lớn. Với các công trình xây dựng này, chủ đầu tư, cơ quan doanh nghiệp sẽ đầu tư xây dựng với một khoản tiền lớn. Mục đích của việc xây dựng là phục vụ cho hoạt động kinh doanh, thương mại nhằm thu về lợi nhuận. Do đó, khi thực hiện công tác xây dựng hay đầu tư xây dựng một công trình, dự án bất kỳ, các cá nhân, tổ chức luôn mong muốn nhận được sự tư vấn, hỗ trợ quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
Tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng có vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với chủ thể tư vấn cũng như cá nhân, tổ chức được tư vấn. Cụ thể như sau:
– Việc tổ chức tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng giúp cá nhân, tổ chức có thêm thông tin, kiến thức về việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng. Đây cũng được xem là cơ sở giúp hạn chế đến mức tối đa hoạt động biển thủ. Bởi lẽ, khi mọi khoản chi đã được tính toán chi tiết, cụ thể, thì các cá nhân, tổ chức liên quan muốn thực hiện hành vi sai phạm có liên quan sẽ rất khó khăn.
– Hoạt động xây dựng sẽ có rất nhiều khoản chi thu khác nhau. Nếu không có sự tính toán, quản lý rõ ràng, cá nhân, tổ chức sẽ không nắm bắt đầy đủ thông tin, dữ liệu liên quan đến vấn đề tài chính. Điều này dẫn đến thất thoát cho cá nhân, tổ chức trong quá trình đầu tư xây dựng. Chính vì vậy, các chủ thể này luôn mong muốn tìm kiếm một cá nhân, tổ chức có chuyên môn, giúp họ quản lý chi phí đầu tư xây dựng một cách hiệu quả và khách quan nhất.
– Tư vấn quản lý chi phí đầu tư giúp đảm bảo nguồn tài chính ổn định cho bên tư vấn và bên được tư vấn. Tức hoạt động này giúp đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho cả hai bên.
– Sâu xa hơn, tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng giúp công tác quản lý về xây dựng của cơ quan Nhà nước đạt hiệu quả cao; tránh thất thoát những khoản chi dư thừa.
2. Điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng:
Theo quy định tại Điều 67, Nghị định 02/VBHN-BXD các điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm:
Thứ nhất, việc tổ chức tham gia hoạt động quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với các hạng năng lực như sau:
– Ở hạng I, việc tổ chức tham gia hoạt động quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
+ Tại hạng I này, cá nhân chủ trì thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng hạng I;
+ Cá nhân tham gia thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
+ Đã thực hiện quản lý chi phí của ít nhất 01 dự án nhóm A hoặc 02 dự án từ nhóm B trở lên.
– Ở hạng II, việc tổ chức tham gia hoạt động quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
+ Cá nhân chủ trì thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng từ hạng II trở lên;
+ Cá nhân tham gia thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
+ Đã thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng của ít nhất 01 dự án từ nhóm B trở lên hoặc 02 dự án từ nhóm C hoặc 03 dự án có yêu cầu lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật trở lên.
– Ở hạng III, việc tổ chức tham gia hoạt động quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
+ Cá nhân chủ trì thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng từ hạng III trở lên;
+ Cá nhân tham gia thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
Thứ hai, phạm vi hoạt động của công tác tổ chức tham gia hoạt động quản lý chi phí đầu tư xây dựng như sau:
– Đối với hạng I: Được thực hiện các công việc liên quan đến quản lý chi phí đầu tư xây dựng đối với tất cả các dự án.
– Đối với hạng II: Được thực hiện các công việc liên quan đến quản lý chi phí đầu tư xây dựng đối với dự án từ nhóm B trở xuống.
– Đối với hạng III: Được thực hiện các công việc liên quan đến quản lý chi phí đầu tư xây dựng đối với dự án nhóm C và dự án chỉ yêu cầu lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng.
3. Quy định của pháp luật về chứng chỉ năng lực của tổ chức tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng:
Theo quy định tại Điều 67 Nghị định số
Đối với từng hạng mục cụ thể, quy định về chứng chỉ năng lực của tổ chức tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng sẽ khác nhau.
– Quy định về chứng chỉ năng lực của tổ chức tư vấn quản lý lý chi phí đầu tư xây dựng tại hạng I:
+ Muốn tổ chức tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải có ít nhất 5 (năm) người có chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng hạng I.
+ Tổ chức tư vấn lĩnh vực này phải có ít nhất 15 (mười lăm) người có chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
+ Cá nhân, tổ chức muốn tổ chức tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải đảm bảo điều kiện đã thực hiện quản lý chi phí ít nhất 2 (hai) dự án nhóm A hoặc 5 (năm) dự án nhóm B.
– Quy định về chứng chỉ năng lực của tổ chức tư vấn quản lý lý chi phí đầu tư xây dựng tại hạng II:
+ Muốn tổ chức tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải đảm bảo có ít nhất 3 (ba) người có chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng hạng II.
+ Việc tổ chức tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải có ít nhất 10 (mười) người có chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
– Đối với hạng III, cá nhân, tổ chức chỉ có thể tổ chức tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng khi đảm bảo những điều kiện cụ thể về chứng chỉ sau đây:
+ Muốn tổ chức tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải có ít nhất 3 (ba) người có chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng hạng III;
+ Đồng thời, chỉ khi đảm bảo điều kiện có ít nhất 5 (năm) người có chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng thì cá nhân, tổ chức mới có thể tiến hành tổ chức tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
– Phạm vi hoạt động đối với cá nhân, tổ chức liên quan đến vấn đề chứng chỉ trong hoạt động tổ chức tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng như sau:
+ Đối với hạng I: Cá nhân, tổ chức đảm bảo yêu cầu về chứng chỉ sẽ được thực hiện các công việc liên quan đến quản lý chi phí đầu tư xây dựng đối với tất cả các dự án.
+ Đối với hạng II: Cá nhân, tổ chức đảm bảo yêu cầu liên quan đến chứng chỉ sẽ được thực hiện các công việc liên quan đến quản lý chi phí đầu tư xây dựng đối với dự án nhóm B trở xuống;
+ Đối với hạng III: Khi đảm bảo các yêu cầu liên quan đến chứng chỉ, cá nhân, tổ chức sẽ được thực hiện các công việc liên quan đến quản lý chi phí đầu tư xây dựng đối với dự án nhóm C và các dự án chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng.
Văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
Nghị định số 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng
Văn bản hợp nhất số 02/VBHN-BXD ngày 17/5/2021 quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng