Logo là biểu tượng thương hiệu nhằm để nhận diện sản phẩm, dịch vụ kinh doanh của các cá nhân/tổ chức. Chính vì vậy, để phát triển kinh doanh dài hạn của doanh nghiệp thì việc đăng ký bảo hộ logo rất quan trọng. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã chú ý đến việc bảo hộ logo, logo có thể được bảo hộ dưới nhiều hình thức thể hiện khác nhau. Vậy logo công ty nên đăng ký nhãn hiệu hay bản quyền tác giả?
Mục lục bài viết
1. Nên chọn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hay đăng ký bản quyền tác giả?
Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ hiện hành thì cá nhân, tổ chức sở hữu logo có thể đăng ký bảo hộ dưới hai hình thức. Một là bảo hộ nhãn hiệu hoặc đăng ký bản quyền tác giả dưới dạng tác phẩm mỹ thuật ứng dụng. Để có thể đưa ra lựa chọn một trong hai hình thức đăng ký này thì cần phân biệt bảo hộ nhãn hiệu hoặc đăng ký bản quyền, cụ thể:
1.1. Về điều kiện bảo hộ:
Yêu cầu chung ở đăng ký bảo hộ với nhãn hiệu hay bản quyền tác giả là logo phải được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, nhìn thấy được bằng mắt. Đường nét sẽ tạo nên một hình vẽ, chữ viết hoặc sự kết hợp của cả hai nhằm tạo ra một bố cục nhất định; và được thể hiện ở dạng đơn sắc hoặc nhiều màu sắc khác nhau.
Điểm khác nhau đối với lego bảo hộ dưới dạng bản quyền tác giả thì tồn tại dưới dạng “độc bản”, là tác phẩm mỹ thuật mà tác giả sáng tạo một cách độc lập bằng trí tuệ của chính mình mà không sao chép bất kỳ tác phẩm nào. Còn đối với logo ở dạng nhãn hiệu thì không quá cầu kỳ vào yếu tố sáng tạo mà điều kiện tiên quyết nằm ở tính phân biệt. Lo go ở dạng nhãn hiệu phải găn slieenf với hàng hóa, dịch vụ nhất định, còn bảo hộ ở bản quyền tác giả thì không, nó chỉ nhằm chứng minh quyền sở hữu với logo.
1.2. Về phạm vi, nội dung đăng ký bảo hộ:
Đối với việc đăng ký nhãn hiệu logo: Bảo hộ toàn diện từ hình thức (màu sắc, hình ảnh, chữ cái và toàn bộ yếu tố tạo thành logo) lẫn nội dung (bao gồm cả ngữ nghĩa). Như vậy, nếu logo đăng ký ở dạng nhãn hiệu mà có dấu hiệu nhãn hiệu này trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn thì cần phải xem xét đến dấu hiệu chữ gồm có cấu trúc, nội dung, cách phát âm, font chữ, và cách sắp xếp tạo nên bố cục … Hàng hóa được xem là tương tự khi tương tự về bản chất, mục đích sử dụng, chức năng, kênh tiêu thụ. Như vậy, phạm vi bảo hộ của việc đăng ký nhãn hiệu logo rộng hơn.
Đối với việc đăng ký bản quyền tác giả thì phạm vi bảo hộ sẽ yếu hơn. Phạm vi bảo hộ này là bảo hộ hình thức tác phẩm (tức là những gì nhìn thấy được bằng mắt), không bảo hộ ý tưởng, nội dung. Chủ yếu hành vi xâm phạm quyền tác giả đánh vào các hành vi sao chép, chữ ký của tác giả, giả mạo tên, mạo danh hoặc chiếm đoạt quyền tác giả, …, nếu logo có dấu hiệu giống hệt hoặc giống đến mức tối đa thì người đó mới bị vi phạm bản quyền. Như vậy, đối với các trường hợp đăng ký bản quyền tác giả mà có một doanh nghiệp cùng ngành lấy logo tương tự nhưng chỉ khác về mặt màu sắc, chữ cái hoặc chỉ là font chữ cũng không xem là vi phạm.
1.3. Thời hạn cấp Giấy:
– Đối với trường hợp đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là 12 tháng: 01 tháng thẩm định hình thức; sau khi thẩm định xong thì công bố trong thời hạn 02 tháng; 09 tháng để thực hiện thẩm định nội dung. Nhưng trên thực tế sẽ kéo dài trong khoảng thời gian từ 18-24 tháng bởi những lý do tài liệu còn sai sót về mặt hình thức, đơn đăng ký chưa đầy đủ cần sửa đổi, bổ sung, …
– Đối với trường hợp đăng ký với bản quyền tác giả thì chủ sử dụng sau khi nộp đơn và hồ sơ hợp lệ thì Cục Bản quyền tác giả có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả trong thời hạn 15 ngày.
1.4. Thời hạn bảo hộ:
– Bảo hộ nhãn hiệu trong thời hạn 10 năm, có thể xin gia hạn nhiều lần liên tiếp, tuy nhiên mỗi lần gia hạn là 10 năm.
– Bảo hộ quyền tác giả được chia thành bảo hộ có thời hạn và vô thời hạn. Theo đó, bảo hộ vô thời hạn với quyền nhân thân gắn với tác giả và không thể chuyển giao cho chủ thể khác. Còn bảo hộ có thời hạn nhất định đối với quyền tài sản; quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm (quyền nhân thân có thể chuyển giao). Đối với logo là một tác phẩm mỹ thuật ứng dụng thì thời hạn bảo hộ là 75 năm kể từ ngày tác phẩm được công bố lần đầu; nếu logo chưa được công bố trong thời hạn là 25 năm kể từ khi được hình thành thì thời hạn bảo hộ là 100 năm.
1.5. Hồ sơ đăng ký bảo hộ:
– Đối với bảo hộ nhãn hiệu hồ sơ gồm: Mẫu logo đăng ký (cần được trình bày rõ nét: màu sắc, kích thước nhãn hiệu tối đa 8×8 cm, tối thiểu 2×2 cm, đường nét thiết kế, hình,…; Tờ khai đăng ký nhãn hiệu;
– Đối với bảo hộ quyền tác giả hồ sơ gồm: Tờ khai đăng ký quyền tác giả; Hai bản tác phẩm cần đăng ký (hai bản sao logo đã hoàn thiện);
Do đó, doanh nghiệp nên cân nhắc đăng ký bảo hộ logo dưới dạng nhãn hiệu và đăng ký logo dưới dạng bản quyền tác giả. Dựa vào mục đích sử dụng và các vấn đề dưới đây mà chủ sở hữu logo có thể lựa chọn hình thức đảm bảo lợi ích tốt nhất cho mình, cụ thể:
Một là, với đăng ký bản quyền logo thì thời gian tương đối ngắn, còn việc đăng ký nhãn hiệu sẽ mất nhiều thời gian hơn;
Hai là, hồ sơ thủ tục đăng ký bản quyền phức tạp hơn còn hồ sơ đăng ký nhãn hiệu thì thực hiện đơn giản hơn;
Ba là, thời hạn bảo hộ bản quyền là liên tục 75 năm và không phải thực hiện gia hạn, trong khi thời hạn bảo hộ nhãn hiệu cần được gia hạn liên tục 10 năm một lần.
Bốn là, logo dưới dạng nhãn hiệu phải gắn liền với hàng hóa, dịch vụ sẽ siết chặt phạm vi và điều kiện bảo hộ hơn bản quyền tác giả, chỉ cần logo khác có dấu hiệu trùng hoặc tương tự về hình dáng, chữ viết và cùng kinh doanh một sản phẩm có yếu tố tương tự thì hành vi đó đã được xem là hành vi xâm phạm.
2. Nhận xét về ưu điểm, nhược điểm của hai hình thức đăng ký bảo hộ logo công ty:
2.1. Đối với hình thức đăng ký nhãn hiệu
– Về ưu điểm:
+ Cơ chế bảo hộ rất chặt chẽ, phạm vi sản phẩm được bảo hộ rộng rãi, lego được bảo hộ có thể bảo hộ về cả hình ảnh, nội dung, ký hiệu. trường hợp người khác sử dụng logo tương tự sẽ bị coi là vi phạm sở hữu trí tuệ, nên đây là biện pháp bảo hộ rất chắc chắn.
+ Đối với người tiêu dùng thì việc phân biệt nhãn hiệu, nhận diện sản phẩm dễ dàng hơn khi chủ thể kinh doanh thực hiện đăng ký nhãn hiệu.
+ Người nộp đơn đầu tiên tại Cục sở hữu trí tuệ đăng ký bảo hộ cho Logo, nhãn hiệu thì logo đó được bảo hộ theo quy định của pháp luật.
+ Chủ sở hữu có toàn quyền quyết định đối với nhãn hiệu logo của mìn, sau khi có giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
– Về nhược điểm:
Thời gian để hồ sơ xét duyệt được thông qua tốn khá nhiều thời gian, trong khoảng 12 tháng hoặc có thể đến 30 tháng.
2.2. Đối với hình thức đăng ký bản quyền tác giả:
– Về ưu điểm:
+ Thực hiện đăng ký bản quyền tác giả sẽ được bảo hộ dành cho những tác phẩm mang tính chất sáng tạo của tác giả, tức là tác phẩm phải là kết quả của hoạt động lao động trí óc và mang tính chủ quan của mỗi cá nhân, không trùng lặp với bất kỳ tác phẩm nào khác.
+ Chủ thể đăng ký bảo hộ quyền tác giả được pháp luật bảo đảm quyền và lợi ích, được khuyến khích đăng ký bảo hộ để tránh việc xâm phạm bản quyền tác giả.
+ Thời hạn cấp giấy phép được thực hiện nhanh chóng trong vòng 30 ngày làm việc và thời hạn bảo hộ lên tới 100 năm.
– Về nhược điểm:
+ Việc đăng ký bản quyền tác giả hiện nay qua logo là vô cùng phức tạp, do việc sao chép logo ngày càng tinh vi hơn gây nhiều khó khăn cho chủ thể sở hữu khi muốn chứng minh thương hiệu.
+ Hình thức đăng ký bản quyền tác giả chỉ được thực hiện đăng ký đối với những hình ảnh ở logo, ký hiệu mà không được bảo hộ bao gồm cả nội dung chữ viết đi kèm.
Như vậy, căn cứ vào ưu và nhược điểm của một trong hai hình thức đăng ký bảo hộ trên, việc đăng ký hình thức nào phụ thuộc phần lớn vào ý chí, nguyện vọng của doanh nghiệp hoặc các chủ thể hoạt động kinh doanh. Xong hiện nay các doanh nghiệp phổ biến lựa chọn việc đăng ký bảo hộ bằng hình thức đăng ký nhãn hiệu cho doanh nghiệp, khi chủ thể kinh doanh hoặc doanh nghiệp muốn cập nhật logo mới cho phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng thì thời hạn 10 năm cho bản quyền đăng ký logo cũng là điều hợp lý.
3. Có thể tiến hành đồng thời cả việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và bản quyền logo để có phạm vi bảo hộ tốt nhất:
Đăng ký nhãn hiệu sẽ được bảo hộ cả về mặt ngữ nghĩa, màu sắc Logo, cách trình bày, … Đây là biện pháp bảo hộ rất mạnh vì trong trường hợp chỉ cần có một người khác sử dụng Logo tương tự của chủ sở hữu; hành vi sử dụng đó sẽ bị coi là vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp đó. Tuy nhiên, hạn chế của biện pháp này là chủ sở hữu chỉ được bảo hộ trong phạm vi sản phẩm; dịch vụ mà doanh nghiệp đăng ký còn trường hợp người khác sử dụng logo đó cho sản phẩm, dịch vụ khác sẽ không bị coi là vi phạm. Bản chất của việc bảo hộ độc quyền nhãn hiệu là hướng đến việc bảo vệ môi trường lành mạnh trong kinh doanh nên nó cần có một sự ràng buộc; ghi nhận pháp lý nhất định.
Nếu đăng ký bảo hộ quyền tác giả sẽ được bảo hộ đối với các tác phẩm mang tính chất sáng tác của tác giả; chủ sở hữu sẽ được bảo hộ trong tất cả các lĩnh vực. Bất cứ ai muốn sử dụng Logo đó trong lĩnh vực nào đều phải nhận được sự đồng ý của chủ sở hữu. Tuy nhiên; mức độ bảo hộ cho Bản quyền yếu hơn nhãn hiệu vì chỉ khi một người sử dụng Logo giống hệt Logo của chủ sở hữu hoặc giống đến mức tối đa; người đó mới bị vi phạm Bản quyền logo. Bảo hộ quyền tác giả thì phân biệt nhóm sản phẩm dịch vụ, Bên nào đó copy logo này sử dụng cho các sản phẩm/dịch vụ khác cũng vẫn sẽ bị coi là vi phạm.
Chính vì vậy, để bảo đảm quyền và lợi ích tốt nhất cho chủ sở hữu thực hiện kinh doanh, tạo dựng thương hiêu, uy tín, nhận diện sản phẩm dễ dàng với người tiêu dùng, tránh việc hàng giả, hàng nhái thì chủ sở hữu nên tiến hành đồng thời cả hai biện pháp bảo hộ nhãn hiệu và bảo hộ quyền tác giả.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
Văn bản hợp nhất luật sở hữu trí tuệ năm 2019.