Hiện nay, Chính phủ ban hành Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định về các mức phạt với hành vi vi phạm trong lĩnh vực phòng chống lây nhiễm bệnh truyền nhiễm. Dưới đây là mức phạt vi phạm về phòng chống lây nhiễm bệnh truyền nhiễm:
Mục lục bài viết
1. Thế nào là bệnh truyền nhiễm?
Bệnh truyền nhiễm được hiểu là một bệnh lây, đây được coi là loại bệnh rất phổ biến. Thông thường, nguyên nhân gây ra các bệnh truyền nhiễm sẽ do các vi sinh vật (bao gồm vi khuẩn, virus, nấm hay ký sinh trùng) gây ra. Bệnh này có khả năng lây truyền rất nhiều trong đời sống cộng đồng qua những đường khác như hô hấp,…
Và việc phòng chống lây truyền bệnh truyền nhiễm là một trong những công tác được vận động thực hiện một cách cấp thiết và quan trọng.
2. Mức phạt vi phạm về phòng chống lây nhiễm bệnh truyền nhiễm:
2.1. Vi phạm quy định về thông tin, giáo dục truyền thông trong phòng, chống bệnh truyền nhiễm:
– Hành vi không thực hiện tổ chức việc thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống truyền nhiễm cho người lao động:
+ Đối với trường hợp cơ sở có sử dụng lao động dưới 100 người: phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 3 triệu đồng.
+ Đối với trường hợp cơ sở có sử dụng lao động từ 100 người đến dưới 300 người: phạt tiền 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng.
+ Đối với trường hợp cơ sở có sử dụng lao động từ 300 người đến dưới 500 người: phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 7 triệu đồng.
+ Đối với trường hợp cơ sở có sử dụng lao động từ 500 người đến dưới 1.000 người: phạt tiền từ 7 triệu đồng đến 10 triệu đồng.
+ Đối với trường hợp cơ sở có sử dụng lao động từ 1.000 người đến dưới 1.500 người: phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng.
+ Đối với trường hợp cơ sở có sử dụng lao động từ 1.500 người đến dưới 2.500 người: phạt tiền từ 15 triệu đồng đến 20 triệu đồng.
+ Đối với trường hợp cơ sở có sử dụng lao động từ 2.500 người trở lên: phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 25 triệu đồng.
– Hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định của pháp luật về thời điểm hoặc thời lượng phát
– Mức phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng áp dụng đối với các hành vi sau:
+ Sau khi công bố dịch hoặc công bố hết dịch theo nội dung do cơ quan nhà nước có thẩm quyền về y tế cung cấp mà thực hiện việc cung cấp thông tin chính xác hoặc không kịp thời về tình hình của dịch bệnh truyền nhiễm.
+ Có hành vi thu tiền từ việc thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống bệnh truyền nhiễm trên phương tiện thông tin đại chúng trái quy định.
– Ngoài việc bị phạt tiền còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau:
+ Thực hiện cải chính thông tin sai sự thật trên phương tiện thông tin đại chúng trên địa bàn đã đưa tin. Thời gian thực hiện trong vòng 03 ngày..
+ Thực hiện hoàn trả số tiền đã thu không đúng quy định của pháp luật.
(theo Điều 5 Nghị định 117/2020/NĐ-CP).
2.2. Vi phạm các quy định về vệ sinh phòng bệnh truyền nhiễm:
– Hành vi không thực hiện biện pháp bảo đảm vệ sinh nơi ở, nơi công cộng, phương tiện giao thông, nơi chứa chất thải sinh hoạt để phòng ngừa bệnh truyền nhiễm:
+ Phạt cảnh cáo.
+ Phạt tiền từ 200 nghìn đồng đến 500 nghìn đồng.
– Hành vi không thực hiện biện pháp bảo đảm vệ sinh nơi ở, nơi công cộng, phương tiện giao thông, nơi chứa chất thải sinh hoạt làm phát sinh, lây lan bệnh truyền nhiễm: phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 3 triệu đồng.
– Mức phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng:
+ Không đảm bảo đủ nước uống, nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt trong cơ sở giáo dục.
+ Không có hoặc không đảm bảo vệ sinh an toàn cho các công trình vệ sinh trong cơ sở giáo dục.
+ Trong các cơ sở giáo dục không đủ ánh sáng theo quy định.
+ Không thực hiện giáo dục cho người học về các nội dung như vệ sinh phòng bệnh truyền nhiễm, trong đó gồm vệ sinh cá nhân, vệ sinh trong sinh hoạt, lao động và vệ sinh môi trường.
+ Không thực hiện các biện pháp tuyên truyền về vệ sinh phòng bệnh. Hoặc không thực hiện kiểm tra, giám sát vệ sinh môi trường; không triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm trong cơ sở giáo dục.
– Trong các khu vực gồm nơi sản xuất, kinh doanh, xử lý chất thải công nghiệp và biện pháp vệ sinh khác có hành vi không thực hiện biện pháp bảo đảm vệ sinh gây ra hậu quả làm phát sinh, lây lan bệnh truyền nhiễm: phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng.
– Ngoài ra, còn có biện pháp khắc phục hậu quả là buộc thực hiện biện pháp vệ sinh, khử trùng, tẩy uế.
( quy định tại Điều 6 Nghị định 117/2020/NĐ-CP).
2.3. Vi phạm quy định về giám sát bệnh truyền nhiễm:
– Hành vi che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời khi phát hiện người khác mắc bệnh truyền nhiễm: phạt tiền từ 500 nghìn đồng đến 1 triệu đồng.
– Mức phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 3 triệu đồng:
+ Trong quá trình thực hiện giám sát bệnh truyền nhiễm mà không thực hiện xét nghiệm theo yêu cầu của cơ quan y tế có thẩm quyền.
+ Không báo cáo hoặc báo cáo không đầy đủ về giám sát bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật.
+ Trường hợp bệnh truyền nhiễm của bản thân mà thực hiện che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời.
– Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng:
+ Thực hiện che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời hiện trạng bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A của bản thân hoặc của người khác mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.
+ Cố ý khai báo, thông tin sai sự thật về bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.
+ Cố ý thực hiện hành vi lây lan tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.
(quy định tại Điều 7 Nghị định 117/2020/NĐ-CP).
2.4. Vi phạm quy định về bảo đảm an toàn sinh học tại phòng xét nghiệm:
– Mức phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng đối với các trường hợp sau:
+ Sau khi đã công bố đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học cấp I, không đảm bảo một trong các điều kiện của cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học cấp I.
+ Tại cơ sở xét nghiệm, không thực hiện đánh giá nguy cơ xảy ra sự cố an toàn sinh học.
+ Sau khi đã được công bố đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học cấp I, cấp II, thực hiện xét nghiệm vượt quá phạm vi chuyên môn.
+ Không xây dựng và tổ chức thực hiện quy chế tự kiểm tra an toàn sinh học.
+ Không tiến hành lập và lưu biên bản tại cơ sở xét nghiệm về xử lý, khắc phục sự cố an toàn sinh học ở mức độ ít nghiêm trọng.
– Mức phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng:
+ Sau khi đã công bố đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học cấp II không bảo đảm một trong các điều kiện của cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học cấp II.
+ Không thực hiện việc xây dựng kế hoạch phòng ngừa, phương án xử lý sự cố an toàn sinh học.
Hoặc xây dựng kế hoạch không đầy đủ nội dung theo quy định của pháp luật.
+ Đối với cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học cấp II, hành vi không thực hiện khử trùng hoặc tiệt trùng chất thải sử dụng trong quá trình xét nghiệm trước khi đưa vào hệ thống thu gom chất thải hoặc nơi lưu giữ tạm thời.
– Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng:
+ Không huy động hoặc huy động không được kịp thời nguồn nhân lực, các trang thiết bị với mục đích để thực hiện xử lý sự cố an toàn sinh học trên cơ sở các phương án phòng ngừa, xử lý sự cố an toàn sinh học.
+ Thực hiện thu thập, vận chuyển, bảo quản, lưu giữ, sử dụng, nghiên cứu, trao đổi và tiêu hủy mẫu bệnh phẩm liên quan đến tác nhân gây bệnh truyền nhiễm không tuân thủ quy định về chế độ quản lý mẫu bệnh phẩm truyền nhiễm.
+ Không thực hiện báo cáo Sở Y tế về sự cố an toàn sinh học và các biện pháp đã áp dụng để xử lý, khắc phục sự cố an toàn sinh học ở mức độ nghiêm trọng.
– Mức phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng:
+ Sau khi đã được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học cấp III, không thực hiện bảo đảm một trong các điều kiện của cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học cấp III.
+ Bảo quản, lưu giữ, sử dụng, nghiên cứu, trao đổi và tiêu hủy mẫu bệnh phẩm bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A khi không đủ điều kiện.
+ Trong quá trình xét nghiệm trước khi đưa vào hệ thống thu gom chất thải hoặc nơi lưu giữ tạm thời đối với cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học cấp III, không thực hiện khử trùng hoặc tiệt trùng chất thải sử dụng.
– Phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng:
+ Đối với cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học cấp III: không tổ chức diễn tập phòng ngừa và khắc phục sự cố an toàn sinh học hằng năm.
+ Tiến hành xét nghiệm khi chưa thực hiện thủ tục tự công bố đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học cấp I, cấp II hoặc chưa được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học cấp III hoặc giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học cấp III đã hết hiệu lực.
– Ngoài ra còn áp dụng hình thức xử phạt bổ sung bao gồm:
+ Trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng bị đình chỉ hoạt động của cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học.
+ Trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng bị đình chỉ hoạt động của cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học cấp I, cấp II.
+ Trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng bị tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học cấp III.
(theo quy định tại Điều 8 Nghị định 117/2020/NĐ-CP).
CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG BÀI VIẾT: