Thành lập doanh nghiệp là sự hình thành một doanh nghiệp mới trong nền kinh tế. Vậy đối tượng nào có quyền và không được thành lập doanh nghiệp?
Mục lục bài viết
- 1 1. Đối tượng có quyền và không được thành lập doanh nghiệp?
- 2 2. Vì sao pháp luật Việt Nam quy định các đối tượng trên không được quyền thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam?
- 2.1 2.1. Đối tượng là các cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập lên doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình:
- 2.2 2.2. Đối tượng là các Cán bộ; công chức; viên chức:
- 2.3 2.3. Đối tượng là các sĩ quan; hạ sĩ quan; quân nhân chuyên nghiệp; là công nhân; viên chức quốc phòng trong những cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; thuộc Công an nhân dân Việt Nam:
- 2.4 2.4. Đối tượng là người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hay người bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân:
1. Đối tượng có quyền và không được thành lập doanh nghiệp?
1.1. Thế nào là thành lập doanh nghiệp?
Thành lập doanh nghiệp chính là sự hình thành một doanh nghiệp mới trong nền kinh tế. Hoạt động thành lập doanh nghiệp do những nhà đầu tư tiến hành trên cơ sở các quy định của pháp luật về hình thức pháp lý của doanh nghiệp, các ngành nghề kinh doanh, cách thức góp vốn hay tổ chức quản lý doanh nghiệp, quyền và nghĩa vụ cùa các doanh nghiệp, người đầu tư thành lập doanh nghiệp…
Bàn về phương diện pháp lý, thành lập doanh nghiệp là một thủ tục hành chính do những thành viên sáng lập của doanh nghiệp hoặc người đại diện của họ tiến hành tại cơ quan đăng ký kinh doanh, nhằm để “khai sinh” hợp pháp cho doanh nghiệp của mình, ở Việt Nam, việc thành lập một doanh nghiệp để kinh doanh mà không hoặc chưa thực hiện đăng ký doanh nghiệp thì bị coi là hành vi vi phạm pháp luật. Do vậy, ngoài việc chuẩn bị những điều kiện về vật chất để doanh nghiệp ra đời, thì các nhà đầu tư có nghĩa vụ phải thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp để sự hiện diện của doanh nghiệp mình trong nền kinh tế được coi là hợp pháp. Ngoài ra, sẽ tùy thuộc pháp luật của mỗi quốc gia, các nhà đầu tư có thể còn phải thực hiện một số các thủ tục pháp lý có liên quan khác để có đủ những cơ sở pháp lý cho doanh nghiệp gia nhập thị trường, ví dụ như ở nước ta:
– Thủ tục đăng ký đầu tư (đối với các dự án đầu tư thành lập tổ chức kinh tế thuộc diện phải đăng ký đầu tư);
– Thủ tục để được cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh (đối với những nhà đầu tư có lựa chọn kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh cỏ điều kiện)…
1.2. Đối tượng có quyền thành lập doanh nghiệp:
Tại khoản 1 Điều 17
1.3. Đối tượng không được quyền thành lập doanh nghiệp:
Không phải mọi cá nhân, tổ chức đều được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam. Khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 đã quy định rõ về vấn đề này, theo điều này thì những đối tượng sau sẽ không được quyền thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam:
– Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản của nhà nước để thành lập lên doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
– Cán bộ theo quy định của Luật Cán bộ, công chức
– Công chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức
– Viên chức theo quy định của Luật Viên chức;
– Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong những cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam;
– Sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong những cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam
– Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
– Người chưa thành niên
– Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự
– Người bị mất năng lực hành vi dân sự
– Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;
– Tổ chức không có tư cách pháp nhân;
– Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự
– Người bị tạm giam
– Người đang chấp hành hình phạt tù
– Người đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc
– Người đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc là làm công việc nhất định
– Những trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.
– Tổ chức là pháp nhân thương mại mà bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số các lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.
2. Vì sao pháp luật Việt Nam quy định các đối tượng trên không được quyền thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam?
Luật Doanh nghiệp 2020 và các Luật Doanh nghiệp trước đã hết hiệu lực cũng đều có các điều khoản quy định về các đối tượng không được quyền thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam. Xét trong Luật Doanh nghiệp 2020, nguyên nhân dẫn đến có những điều khoản đó là vì:
2.1. Đối tượng là các cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập lên doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình:
Cơ quan Nhà nước mang quyền lực nhà nước và các hoạt động được nhờ có nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước cấp. Với vị trí và các lợi thế đó, việc không cho phép các cơ quan nhà nước thành lập doanh nghiệp riêng nhằm để ngăn chặn tình trạng tiêu cực, phòng tránh về ván đề tham ô tiền ngân sách, tiền thuế của dân.
Nếu như những cơ quan, đơn vị này dùng chính nguồn ngân sách đó để đi thành lập doanh nghiệp mới với mục đích để thu lợi cho cơ quan đơn vị mình thì nguồn vốn nhà nước sử dụng sẽ không được hiệu quả và sẽ gây thất thoát, lạm dụng ngân sách.
2.2. Đối tượng là các Cán bộ; công chức; viên chức:
Công chức là những người làm việc ở trong cơ quan Nhà nước. Trong nhiều trường hợp, các công chức giữ vai trò quản lý Nhà nước trong những ngành, nghề, lĩnh vực nhất định. Với vị trí đó, thì việc không cho phép công chức thành lập lên doanh nghiệp được cho là biện pháp ngăn chặn tình trạng tham nhũng có thể xảy ra.
2.3. Đối tượng là các sĩ quan; hạ sĩ quan; quân nhân chuyên nghiệp; là công nhân; viên chức quốc phòng trong những cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; thuộc Công an nhân dân Việt Nam:
Pháp luật quy định các sĩ quan; hạ sĩ quan; quân nhân chuyên nghiệp; là công nhân; viên chức quốc phòng trong những cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; thuộc Công an nhân dân Việt Nam không được quyền thành lập lên doanh nghiệp nhằm để tránh việc các chủ thể này có thể sẽ biến việc kinh doanh thành công cụ để lạm quyền và tham nhũng. Bởi vì, các đối tượng trên là người có chức vụ, có quyền hạn trong cơ quan Nhà nước và là những người nắm giữ những chức trách, nhiệm vụ quan trọng trong bộ máy Nhà nước.
Nếu không có những quy định ràng buộc này, rất có thể trong các hoạt động kinh doanh họ sẽ đan xen với việc thực hiện nhiệm vụ của mình trong các cơ quan nhà nước, xao nhãng đi nhiệm vụ được giao, tư lợi cá nhân, thậm chí có thể vi phạm pháp luật nghiêm trọng.
2.4. Đối tượng là người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hay người bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân:
Đối tượng có quyền thành lập doanh nghiệp là cá nhân thì cá nhân đó sẽ phải có đủ năng lực hành vi dân sự để chịu trách nhiệm đối với chính doanh nghiệp do mình thành lập hoặc góp vốn thành lập; còn nếu như người thành lập doanh nghiệp là tổ chức thì tổ chức đó phải có tư cách pháp nhân vì tổ chức chỉ có thể đầu tư vốn thành lập doanh nghiệp khi mà có tài sản độc lập và có khả năng chịu trách nhiệm độc lập bằng tài sản đó. Chính vì thế những đối tượng là người chưa thành niên; người mà bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi của mình; tổ chức không có tư cách pháp nhân hoàn toàn không có đủ điều kiện để thành lập doanh nghiệp.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Doanh nghiệp 2020
– Bộ Luật Dân sự 2015.