Tư vấn khảo sát xây dựng là vấn đề diễn ra khá phổ biến hiện nay. Dưới đây là bài phân tích về mẫu hợp đồng dịch vụ tư vấn khảo sát xây dựng mới nhất.
Mục lục bài viết
1. Mẫu hợp đồng dịch vụ tư vấn khảo sát xây dựng mới nhất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
……., ngày …. tháng …. năm …..
HỢP ĐỒNG
Tư vấn khảo sát xây dựng công trình, tư vấn lập Báo cáo nghiên cứu khả thi,
tư vấn thiết kế xây dựng công trình, tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình
Số: ……/(Năm) /… (Ký hiệu hợp đồng)
Dự án hoặc công trình hoặc gói thầu
Số ………thuộc dự án ……giữa ……….(Tên giao dịch của chủ đầu tư) và……..(Tên giao dịch của Nhà thầu Tư vấn)
PHẦN 1 – CÁC CĂN CỨ KÝ KẾT HỢP ĐỒNG
Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014;
Căn cứ Thông tư số 08/2016/TT-BXD ngày 10 tháng 3 năm 2016 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn một số nội dung về hợp đồng tư vấn xây dựng.
Căn cứ … (các căn cứ khác có liên quan)
Căn cứ kết quả lựa chọn nhà thầu tại văn bản số…
PHẦN 2 – CÁC ĐIỀU KHOẢN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA HỢP ĐỒNG
Hôm nay, ngày ….. tháng … năm …. tại (địa danh) …….., chúng tôi gồm các bên dưới đây:
Một bên là:
Chủ đầu tư (hoặc đại diện của chủ đầu tư)
Tên giao dịch …………
Đại diện (hoặc người được ủy quyền) là: ……….. Chức vụ: ………
Địa chỉ: ………
Tài Khoản: …………
Mã số thuế: …………
Đăng ký kinh doanh (nếu có) ………
Điện thoại: ……… Fax: ………
E-mail: ………
và bên kia là:
Nhà thầu
Tên giao dịch:
Đại diện (hoặc người được ủy quyền) là: …… Chức vụ: ………
Địa chỉ: ………
Tài Khoản: …………
Mã số thuế: ………
Đăng ký kinh doanh (nếu có) ………
Điện thoại: ………Fax: ………
E-mail: ………
(Trường hợp là liên danh các nhà thầu thì phải ghi đầy đủ thông tin các thành viên trong liên danh và cử đại diện liên danh giao dịch).
Các bên thống nhất thỏa thuận như sau:
Điều 1. Các định nghĩa và diễn giải
Các từ và cụm từ trong Hợp đồng này được hiểu theo các định nghĩa và diễn giải sau đây:
1. Chủ đầu tư là ……(tên giao dịch chủ đầu tư).
2. Nhà thầu là ………. (tên của nhà thầu).
3. Dự án là dự án … (tên dự án).
4. Công trình là … (tên công trình mà nhà thầu thực hiện công việc tư vấn xây dựng theo Hợp đồng).
5. Gói thầu là … (tên gói thầu mà nhà thầu thực hiện công việc tư vấn xây dựng theo Hợp đồng).
6. Đại diện chủ đầu tư là người được chủ đầu tư nêu ra trong Hợp đồng hoặc được ủy quyền và thay mặt cho chủ đầu tư Điều hành công việc
7. Đại diện nhà thầu là người được nhà thầu nêu ra trong Hợp đồng hoặc được nhà thầu chỉ định và thay mặt nhà thầu Điều hành công việc.
8. Nhà thầu phụ là tổ chức hay cá nhân ký hợp đồng với nhà thầu để trực tiếp thực hiện công việc.
9. Hợp đồng là toàn bộ Hồ sơ Hợp đồng tư vấn xây dựng theo quy định tại Điều 2 [Hồ sơ Hợp đồng và thứ tự ưu tiên].
10. Hồ sơ mời thầu (hoặc hồ sơ yêu cầu) của chủ đầu tư là toàn bộ tài liệu theo quy định tại Phụ lục số … [Hồ sơ mời thầu (hoặc hồ sơ yêu cầu) của chủ đầu tư].
11. Hồ sơ Dự thầu (hoặc Hồ sơ đề xuất) của nhà thầu là toàn bộ tài liệu theo quy định tại Phụ lục số … [Hồ sơ dự thầu (hoặc hồ sơ đề xuất) của nhà thầu].
12. Đơn dự thầu là đề xuất của nhà thầu có ghi giá dự thầu để thực hiện công việc theo đúng các yêu cầu của hồ sơ mời thầu (hoặc hồ sơ yêu cầu).
13. Bên là chủ đầu tư hoặc nhà thầu tùy theo hoàn cảnh cụ thể.
14. Ngày được hiểu là ngày dương lịch và tháng được hiểu là tháng dương lịch.
15. Ngày làm việc là ngày dương lịch, trừ ngày nghỉ, ngày lễ, tết theo quy định của pháp luật.
16. Bất khả kháng được định nghĩa tại Điều 21 [Rủi ro và bất khả kháng]
17. Luật là toàn bộ hệ thống luật pháp của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Điều 2. Hồ sơ Hợp đồng tư vấn xây dựng và thứ tự ưu tiên
1. Hồ sơ Hợp đồng bao gồm hợp đồng tư vấn xây dựng và các tài liệu tại Khoản 2 dưới đây.
2. Các tài liệu kèm theo Hợp đồng là bộ phận không tách rời của Hợp đồng tư vấn xây dựng. Các tài liệu kèm theo Hợp đồng và thứ tự ưu tiên để xử lý mâu thuẫn giữa các tài liệu bao gồm:
a) Văn bản thông, báo trúng thầu hoặc chỉ định thầu;
b) Điều kiện cụ thể của hợp đồng hoặc Điều Khoản tham chiếu đối với hợp đồng tư vấn xây dựng;
c) Điều kiện chung của hợp đồng;
d) Hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ yêu cầu của bên giao thầu;
đ) Các bản vẽ thiết kế và các chỉ dẫn kỹ thuật;
e) Hồ sơ dự thầu hoặc hồ sơ đề xuất của bên nhận thầu;
g) Biên bản đàm phán hợp đồng, văn bản sửa đổi, bổ sung hợp đồng;
h) Các phụ lục của hợp đồng;
i) Các tài liệu khác có liên quan.
3. Thứ tự ưu tiên áp dụng các tài liệu kèm theo hợp đồng xây dựng áp dụng theo thứ tự quy định tại Khoản 2 Điều này.
Điều 3. Trao đổi thông tin
1. Các thông báo, chấp thuận, chứng chỉ, quyết định,… đưa ra phải bằng văn bản và được chuyển đến bên nhận bằng đường bưu điện, bằng fax, hoặc email theo địa chỉ các bên đã quy định trong Hợp đồng.
2. Trường hợp bên nào thay đổi địa chỉ liên lạc thì phải thông báo cho bên kia để đảm bảo việc trao đổi thông tin. Nếu bên thay đổi địa chỉ mà không thông báo cho bên kia thì phải chịu mọi hậu quả do việc thay đổi địa chỉ mà không thông báo.
Điều 4. Luật áp dụng và ngôn ngữ sử dụng trong Hợp đồng
1. Hợp đồng này chịu sự Điều chỉnh của hệ thống pháp luật của Việt Nam.
2. Ngôn ngữ của Hợp đồng này được thể hiện bằng tiếng Việt.
(Trường hợp hợp đồng có yếu tố nước ngoài thì ngôn ngữ sử dụng là tiếng Việt và tiếng nước ngoài do các bên thỏa thuận; trường hợp không thỏa thuận được thì sử dụng tiếng Anh (các bên thỏa thuận ngôn ngữ sử dụng trong quá trình giao dịch hợp đồng và thứ tự ưu tiên sử dụng ngôn ngữ để giải quyết tranh chấp hợp đồng, nếu có)).
Điều 5. Nội dung, khối lượng công việc và sản phẩm của hợp đồng tư vấn khảo sát xây dựng
1. Nội dung và khối lượng công việc nhà thầu thực hiện được thể hiện cụ thể trong Phụ lục số …. [Hồ sơ mời thầu (hoặc hồ sơ yêu cầu) của chủ đầu tư] và các thỏa thuận tại các biên bản đàm phán hợp đồng giữa các bên, bao gồm các công việc chủ yếu sau:
a) Lập phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng theo quy định tại Điều 13 của
b) Thu thập và phân tích số liệu, tài liệu đã có.
c) Khảo sát hiện trường.
d) Xây dựng lưới khống chế, đo vẽ chi Tiết bản đồ địa hình.
đ) Đo vẽ hệ thống công trình kỹ thuật ngầm.
e) Lập lưới khống chế trắc địa các công trình dạng tuyến.
g) Đo vẽ thủy văn, địa chất công trình, địa chất thủy văn.
h) Nghiên cứu địa vật lý.
i) Khoan, lấy mẫu, thí nghiệm, xác định tính chất cơ lý, hóa học của đất, đá, nước.
k) Quan trắc khí tượng, thủy văn, địa chất, địa chất thủy văn.
l) Thực hiện đo vẽ hiện trạng công trình.
m) Xử lý số liệu và lập báo cáo kết quả khảo sát xây dựng.
n) Các công việc khảo sát xây dựng khác.
2. Nhà thầu cung cấp sản phẩm của hợp đồng tư vấn khảo sát xây dựng bao gồm:
a) Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng theo quy định tại Điều 15 của
b) Các bản đồ địa hình, bản đồ địa chất công trình, bản đồ địa chất thủy văn, bản vẽ hiện trạng công trình xây dựng, các mặt cắt địa hình, mặt cắt địa chất.
c) Các phụ lục.
Điều 6. Nội dung, khối lượng công việc và sản phẩm của hợp đồng tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng
1. Nội dung và khối lượng công việc và sản phẩm của hợp đồng tư vấn nhà thầu thực hiện được thể hiện cụ thể trong Phụ lục số… [Hồ sơ mời thầu (hoặc hồ sơ yêu cầu) của chủ đầu tư] và các thỏa thuận tại các biên bản đàm phán hợp đồng giữa các bên bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
a) Nghiên cứu nhiệm vụ lập báo cáo nghiên cứu khả thi.
b) Nghiên cứu hồ sơ tài liệu đã có liên quan đến lập báo cáo nghiên cứu khả thi của hợp đồng.
c) Khảo sát địa Điểm dự án, Điều tra, nghiên cứu thị trường, thu thập số liệu về tự nhiên, xã hội, kinh tế, môi trường phục vụ lập báo cáo nghiên cứu khả thi.
d) Lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng theo quy định tại Điều 54 của Luật Xây dựng năm 2014.
đ) Sửa đổi, hoàn thiện báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng sau khi có ý kiến của cơ quan thẩm định dự án, thẩm định thiết kế cơ sở (nếu có).
2. Nhà thầu cung cấp sản phẩm của hợp đồng tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng bao gồm:
a) Thiết kế cơ sở.
b) Các nội dung khác của báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng trong đó bao gồm tổng mức đầu tư xây dựng công trình.
……
(Bạn đọc xem đầy đủ mẫu hợp đồng tư vấn khảo sát xây dựng công trình, tư vấn lập Báo cáo nghiên cứu khả thi, tư vấn thiết kế xây dựng công trình, tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình trong link đính kèm của bài viết).
2. Hồ sơ hợp đồng tư vấn khảo sát xây dựng:
Điều 2 Thông tư 08/2016/TT-BXD quy định về hồ sơ hợp đồng tư vấn khảo sát xây dựng gồm các loại giấy tờ cụ thể như sau:
– Văn bản thông báo trúng thầu hoặc chỉ định thầu.
– Điều kiện cụ thể của hợp đồng tư vấn hoặc Điều Khoản tham chiếu.
– Điều kiện chung của hợp đồng tư vấn.
– Hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ yêu cầu của bên giao thầu.
– Hồ sơ dự thầu hoặc hồ sơ đề xuất của bên nhận thầu.
– Báo cáo nghiên cứu khả thi (đối với tư vấn thiết kế xây dựng công trình) được duyệt.
– Biên bản đàm phán hợp đồng tư vấn, các văn bản sửa đổi, bổ sung hợp đồng.
– Các phụ lục của hợp đồng tư vấn.
– Các tài liệu khác có liên quan.
3. Nội dung, khối lượng công việc và sản phẩm của hợp đồng tư vấn khảo sát xây dựng:
Nội dung, khối lượng công việc và sản phẩm của hợp đồng tư vấn khảo sát xây dựng được quy định cụ thể tại Điều 4 Thông tư 08/2016/TT-BXD như sau:
– Cá nhân, cơ quan tổ chức chịu trách nhiệm liên quan thực hiện lập phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng.
– Thu thập và phân tích số liệu, tài liệu đã có.
– Khảo sát hiện trường.
– Xây dựng lưới khống chế, đo vẽ chi Tiết bản đồ địa hình.
– Đo vẽ hệ thống công trình kỹ thuật ngầm.
– Lập lưới khống chế trắc địa các công trình dạng tuyến.
– Đo vẽ thủy văn, địa chất công trình, địa chất thủy văn.
– Nghiên cứu địa vật lý.
– Khoan, lấy mẫu, thí nghiệm, xác định tính chất cơ lý, hóa học của đất, đá, nước.
– Quan trắc khí tượng, thủy văn, địa chất, địa chất thủy văn.
– Thực hiện đo vẽ hiện trạng công trình.
– Xử lý số liệu và lập báo cáo kết quả khảo sát xây dựng.
– Các công việc khảo sát xây dựng khác.
Đây là những nội dung, khối lượng công việc mà các cá nhân cần phải tuân thủ thực hiện trong hợp đồng tư vấn khảo sát xây dựng. Đây được xem là cơ sở, căn cứ để xác lập nên quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng trong việc tư vấn khảo sát xây dựng.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Thông tư 08/2016/TT-BXD hướng dẫn một số nội dung về hợp đồng tư vấn xây dựng