Hiện nay, Bộ y tế ban hành Quyết định số 39/2007/QĐ-BYT quy định cụ thể về việc cấp Giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền. Dưới đây là quy định về thủ tục và hồ sơ cấp giấy chứng nhận cho bài thuốc gia truyền:
Mục lục bài viết
1. Thế nào là Giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền và phạm vi sử dụng:
Theo quy định tại Quyết định 39/2007/QĐ-BYT, Giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền sẽ do Sở y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp cho đối tượng đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về việc sử dụng thuốc gia truyền.
Phạm vi sử dụng của Giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền được sử dụng theo các hình thức như sau:
– Thực hiện khám, chữa bệnh bằng bài thuốc gia truyền.
– Được sản xuất, kinh doanh bằng bài thuốc gia truyền, nhưng phải tiến hành thủ tục đăng ký theo đúng quy định của Bộ Y tế.
Giấy chứng nhận bài thuốc chữa bệnh gia truyền sẽ không được phép chuyển nhượng, mua bán hoặc cho thuê.
Đối tượng nào bài thuốc chữa bệnh gia truyền chỉ được phép hành nghề khi được cấp chứng chỉ hành nghề và giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề bởi cơ quan chức năng có thẩm quyền.
2. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận cho bài thuốc gia truyền:
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Quyết định 39/2007/QĐ-BYT, để được cấp Giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền thì phải đáp ứng các điều kiện sau:
Một là, người yêu cầu cấp Giấy chứng nhận phải đáp ứng có đủ năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
Hai là, có quyền thừa kế trên cơ sở, căn cứ theo quy định của pháp luật.
Ba là, nắm bắt được đầy đủ thông tin về các vị thuốc và thành phần bài thuốc, cách bào chế, cách sử dụng cũng như liều dùng, đường dùng, chỉ định và chống chỉ định cũng như chẩn đoán bệnh.
Bốn là, người đó phải là người được dòng tộc, gia đình có bài thuốc gia truyền lâu năm, và bài thuốc đó có hiệu quả điều trị một bệnh nhất định được nhân dân trong vùng tín nhiệm và không có sự tranh chấp dân sự về bài thuốc đó đồng ý truyền cho. Việc này phải được chính quyền địa phương xã/phường/thị trấn chứng nhận.
3. Thủ tục và hồ sơ cấp giấy chứng nhận cho bài thuốc gia truyền:
3.1. Hồ sơ cấp giấy chứng nhận cho bài thuốc gia truyền:
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Quyết định 39/2007/QĐ-BYT, để cấp giấy chứng nhận cho bài thuốc gia truyền thì cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm những giấy tờ sau:
– Hai ảnh cỡ 4 x 6 cm, lưu ý chụp theo kiểu chứng minh thư nhân dân.
– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận bài thuốc gia.
Lưu ý trong đơn phải có xác nhận Chi hội Đông y, Trạm y tế và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người có bài thuốc cư trú.
– Sơ yếu lý lịch của người yêu cầu cấp Giấy chứng nhận: trong đó sẽ phải cập nhật đầy đủ các thông tin hoạt động chuyên môn về y học cổ truyền của dòng tộc, gia đình; kèm theo ghi rõ hoạt động của bản thân.
Sơ yếu lý lịch này có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi cư trú.
– Bản giải trình về bài thuốc gia truyền, nội dung của bản giải trình bao gồm:
+ Xuất xứ của bài thuốc qua các đời trong dòng tộc, gia đình, nơi đã sử dụng bài thuốc để điều trị.
+ Công thức của bài thuốc: ghi rõ tên từng vị, liều lượng.
+ Cách gia giảm.
+ Cách bào chế.
+ Dạng thuốc.
+ Cách dùng, đường dùng.
+ Liều dùng.
+ Chỉ định và chống chỉ định khi dùng thuốc.
– Các tư liệu chứng minh hiệu quả điều trị của bài thuốc đó:
Có thể thông qua các cơ sở sau:
+ Sổ theo dõi người bệnh: ghi rõ thông tin họ tên, tuổi, giới tính, địa chỉ, nghề nghiệp, chẩn đoán, kết quả điều trị và thời gian điều trị.
+ Danh sách người bệnh: đảm bảo tối thiểu từ 100 người trở lên tại vùng, địa phương gần nhất đã điều trị có hiệu quả trong thời gian gần nhất. Thông tin bao gồm họ tên; tuổi; giới tính; địa chỉ; nghề nghiệp; chẩn đoán; kết quả điều trị và thời gian điều trị.
– Văn bản xác nhận được quyền thừa kế bài thuốc đó: văn bản này phải được Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận hoặc đảm bảo được công chứng chứng thực.
– Giấy khám sức khỏe thuộc thẩm quyền được cấp của bệnh viện từ cấp quận, huyện trở lên.
3.2. Trình tự thủ tục cấp giấy chứng nhận cho bài thuốc gia truyền:
Bước 1: Nộp hồ sơ
Người có nhu cầu chuẩn bị hồ sơ bao gồm đầy đủ các giấy tờ như trên, sau đó nộp hồ sơ tại Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ và thẩm định hồ sơ:
Sau khi nhận hồ sơ, Sở y tế tỉnh có trách nhiệm giữ bí mật bài thuốc theo quy định của pháp luật.
Trường hợp hồ sơ không đầy đủ và hợp lệ thì tiến hành hướng dẫn cụ thể để đương sự bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì thực hiện các bước tiếp theo.
Bước 3: Thẩm định hồ sơ:
Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải thẩm định hồ sơ và trả lời kết quả cho đương sự. Thời hạn giải quyết là 30 ngày, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Thẩm định những nội dung bao gồm:
– Hồ sơ phải đầy đủ thủ tục.
– Căn cứ vào các hồ sơ gốc và xác nhận của chính quyền địa phương phải tiến hành thẩm định kết quả điều trị của bài thuốc.
Bước 4: Lập Hội đồng tư vấn xét duyệt:
Giám đốc Sở Y tế ra quyết định thành lập Hội đồng tư vấn về việc xét duyệt công nhận bài thuốc gia truyền.
Thành phần hội đồng tư vấn: ít nhất 7 thành viên bao gồm:
– Đại diện lãnh đạo Sở y tế.
– Các phòng chức năng có liên quan thuộc Sở Y tế.
– Đại diện Hội Đông y.
– Đại diện bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
– Một số chuyên gia có cùng lĩnh vực chuyên môn.
Sau đó, người đề nghị cấp Giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền gửi hồ sơ đến các Ủy viên Hội đồng để nghiên cứu trước khi họp Hội đồng, thời gian trước 07 ngày.
Tiến hành kiểm tra khả năng chuyên môn hoặc kinh nghiệm sử dụng bài thuốc của người đề nghị xét cấp “Giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền”.
Hội đồng sau đó sẽ khuyến nghị cơ quan quản lý xác minh đánh giá tính an toàn, hiệu quả điều trị, tiêu chuẩn kiểm nghiệm của bài thuốc trong trường hợp cần thiết.
Điều kiện để cuộc họp hội đồng hợp lệ phải đáp ứng có mặt Chủ tịch Hội đồng, Ủy viên phản biện và 2/3 số thành viên của Hội đồng.
Sau đó, Hội đồng tiến hành bỏ phiếu kín đồng ý hoặc không đồng ý, tiếp theo hội đồng tiến hành làm biên bản buổi họp và báo cáo kết quả với Giám đốc Sở Y tế tỉnh.
Bước 5: Xét duyệt và cấp “Giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền”.
Dựa trên căn cứ đề nghị của Hội đồng, khi ít nhất tối thiểu có 2/3 số thành viên Hội đồng có mặt tại buổi họp đồng ý, giám đốc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét ra Quyết định cấp “Giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền”.
Nội dung của quyết định phải thể hiện đầy đủ bao gồm:
– Thông tin của người được cấp Giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền: tên và địa chỉ.
– Thông tin của bài thuốc: tên, thành phần bài thuốc, liều lượng của các vị trong bài thuốc.
– Công dụng và chủ trị của bài thuốc.
– Cách dùng và liều dùng.
– Chống chỉ định (nếu có).
– Hạn sử dụng thuốc.
4. Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————————
……1…….., ngày…. tháng… năm 20….
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Cấp giấy chứng nhận người có bài thuốc gia truyền hoặc phương pháp chữa bệnh gia truyền
Kính gửi: …………2…………
Họ và tên: ………….Nam/Nữ: …..
Ngày, tháng, năm sinh: …………….
Chỗ ở hiện nay: 3 …………….
Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu số/định danh cá nhân: ……………
Ngày cấp: …………… Nơi cấp: …………….
Điện thoại: …………Email (nếu có): …………
Tôi xin gửi kèm theo đơn này bộ hồ sơ gồm các giấy tờ sau:
1. Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận người có bài thuốc gia truyền/phương pháp chữa bệnh gia truyền | □ |
2. Bản thuyết minh về bài thuốc gia truyền, phương pháp chữa bệnh gia truyền | □ |
3. Sơ yếu lý lịch (trong thời gian không quá 6 tháng) | □ |
4. Giấy chứng nhận sức khỏe (trong thời gian không quá 6 tháng) | □ |
5. Hai ảnh 4 cm x 6 cm (màu, nền trắng, thời gian không quá 6 tháng) | □ |
Kính đề nghị quý cơ quan xem xét và cấp giấy chứng nhận người có bài thuốc gia truyền, phương pháp chữa bệnh gia truyền cho tôi./.
| NGƯỜI LÀM ĐƠN |
______________________
1 Địa danh.
2 Tên cơ quan cấp Giấy chứng nhận người có bài thuốc gia truyền, phương pháp chữa bệnh gia truyền.
3 Ghi rõ địa chỉ theo nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết: