Thừa kế tài sản là vấn đề được nhiều người quan tâm. Vậy câu hỏi được đặt ra là người Việt Nam định cư ở nước ngoài có được hưởng thừa kế là nhà ở không?
Mục lục bài viết
1. Quy định của pháp luật về người Việt Nam định cư ở nước ngoài:
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.
Về cơ bản, người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam, mang trong mình quốc tịch Việt nam. Đang thực hiện các hoạt động làm ăn, sinh sống ổn định lâu dài ở nước ngoài. Người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài. Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài là người Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch của họ được xác định theo nguyên tắc huyết thống. Và con, cháu của họ đang cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.
Hiện nay, tỷ lệ người Việt Nam định cư ở nước ngoài ngày càng cao. Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, việc công dân Việt Nam sinh sống và làm việc tại các nước sở tại khác Việt Nam ngày càng nhiều. Song song với việc là minh chứng cho sự giao lưu, hợp tác phát triển giữa Việt Nam và các nước trên thế giới, thì tỷ lệ ra tăng số lượng người Việt Nam định cư ở nước ngoài còn dẫn đến nhiều vấn đề phát sinh liên quan. Đặc biệt là các vấn đề liên quan đến quan hệ dân sự về đất đai.
Thực tế, có rất nhiều vướng mắc xoay quanh việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thừa kế đất đai, đứng tên sử dụng đất của người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Các vướng mắc này không chỉ liên quan trực tiếp đến các chủ thể là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, mà còn ảnh hưởng đến công tác quản lý Nhà nước của cơ quan chức năng có thẩm quyền về các vấn đề liên quan đến đất đai.
2.Định cư ở nước ngoài có được hưởng thừa kế là nhà ở không?
Tình huống: Anh Phạm Văn M, 34 tuổi, sống và làm việc tại Đức từ năm 2015. Anh M vẫn mang quốc tịch Việt Nam. Anh M có mẹ là bà Trần Thị K. Bà K có hai người con là anh Phạm Văn M và chị Phạm Thị G. Bà K sống tại Việt Nam cùng chị G. Đầu năm 2022, bà K mất mà không để lại di chúc. Tài sản bà để lại là hai miếng đất tại Quận 7 Thành phố Hồ Chí Minh. Sau khi mẹ mất, chị G bàn bạc với anh M về việc phân chia di sản thừa kế. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến nói rằng do anh M định cư ở nước ngoài nên không được nhận thừa kế. Vậy ý kiến này có đúng hay không?
Thừa kế là sự kế thừa thành quả lao động của cá nhân gia đình và các giá trị văn hoá của thế hệ này đối với thế hệ khác, nên pháp luật về thừa kế, trước hết nhằm bảo vệ quyền lợi cho người lao động, thành quả lao động của họ được chuyển sang cho những người thừa kế của họ. Hay nói cách khác, thừa kế là hoạt động thừa hưởng di sản thừa kế của người sống đối với người mất. Hoạt động này tạo nên quan hệ dân sự giữa các chủ thể tham gia, và nằm dưới sự điều chỉnh của Bộ luật dân sự.
– Theo quy định tại Điều 5
+ Tổ chức trong nước gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức sự nghiệp công lập và tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
+ Hộ gia đình, cá nhân trong nước.
+ Cộng đồng dân cư và điểm dân cư.
+ Cơ sở tôn giáo.
+ Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao.
+ Người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
+ Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
– Đồng thời, Điểm đ khoản 1 điều 169
Như vậy, theo quy định tại điều luật trên, người Việt Nam định cư ở nước ngoài là một trong những đối tượng được nhận quyền sử dụng đất. Theo đó, họ hoàn toàn có quyền được hưởng thừa kế nhà ở.
Xét về tình huống ở trên, anh M là người Việt định cư ở nước ngoài. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật hiện hành, anh M vẫn có quyền được hưởng di sản thừa kế nhà đất.
– Một điểm cần lưu ý rằng: Theo quy định tại Khoản 3 Điều 186
3. Điều kiện để người Việt Nam định cư ở nước ngoài được công nhận quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam:
Việc công nhận quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam, người Việt Nam định cư tại nước ngoài được Nhà nước quy định cụ thể như sau
– Theo quy tại khoản 2 Điều 7 Luật nhà ở 2014, người Việt Nam định cư ở nước ngoài là một trong những đối tượng được quyền sở hữu nhà ở Việt Nam.
– Điều 8 Luật Nhà ở 2014 quy định về các điều kiện được công nhận quyền sở hữu nhà ở là:
+ Thứ nhất, đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam.
+ Thứ hai, đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì thông qua hình thức mua, thuê mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản; mua, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật.
– Đồng thời, căn cứ khoản 2 Điều 5
+ Đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước khi làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì phải có giấy tờ xác định nhân thân đối tượng theo quy định về cấp Giấy chứng nhận của pháp luật đất đai.
+ Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải có giấy tờ sau:
Trong trường hợp mang hộ chiếu Việt Nam thì phải còn giá trị và có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu. Trường hợp mang hộ chiếu nước ngoài thì phải còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu và kèm theo giấy tờ chứng minh còn quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ xác nhận là người gốc Việt Nam do Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, cơ quan quản lý về người Việt Nam ở nước ngoài cấp hoặc giấy tờ khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Đây là những loại giấy tờ mang tính chất bắt buộc mà người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải đảm bảo để được sở hữu nhà đất tại Việt Nam. Dựa vào những giấy tờ, tài liệu này, cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ căn cứ vào đó để đưa ra quyết định xem các đối tượng đó có đủ điều kiện để nhận quyền sở hữu nhà đất. Nếu không đảm bảo các giấy tờ theo quy định của pháp luật, việc xác nhận điều kiện sở hữu nhà ở của cá nhân định cư ở nước ngoài sẽ gặp nhiều khó khăn.
Như vậy, khi đảm bảo các điều kiện như trên, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được công nhận quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Bạn tìm hiểu và nghiên cứu các nội dung phân tích ở trên để nắm bắt đầy đủ nhất về điều kiện sở hữu nhà ở của người Việt định cư ở nước ngoài.
Văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết: Luật đất đai 2013; Luật nhà ở 2014.