Người khuyết tật là một trong những đối tượng chịu nhiều thiệt thòi. Và Nhà nước ta hay pháp luật quốc tế cũng luôn có những chính sách đảm bảo về quyền của người khuyết tật nhằm khuyến khích, thể hiện tinh thần nhân văn với đối tượng này.
Mục lục bài viết
1. Thế nào là người khuyết tật?
Theo quy đinh tại Khoản 1 Điều 2 Luật người khuyết tật 2010, người khuyết tật được hiểu là người bị khiếm khuyết một hoặc một số bộ phận trên cơ thể như mắt, chân, tay,… hoặc bị suy giảm chức năng được thể hiển dưới dạng tật làm cho người đó gặp khó khăn trong đời sống, học tập.
2. Quyền của người khuyết tật theo pháp luật Việt Nam:
2.1. Quyền về chăm sóc sức khỏe:
Người khuyết tật có quyền lợi về việc được chăm sóc sức khỏe, được phục hồi chức năng, cụ thể như sau:
– Chăm sóc sức khỏe ban đầu tại nơi cơ trú:
Vấn đề chăm sóc này thuộc về trách nhiệm của trạm y tế cấp xã tiến hành các công việc sau:
+ Lập hồ sơ theo dõi, quản lý sức khỏe người khuyết tật.
+ Trong phạm vi chuyên môn phải thực hiện khám bệnh, chữa bệnh cho người khuyết tật đúng quy định.
+ Thực hiện các biện pháp giáo dục, tuyên truyền phổ biến đến người khuyết tật cũng như mọi người về các kiến thức chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa, giảm thiểu khuyết tật.
+ Hướng dẫn người khuyết tật các phương pháp tự phòng bệnh và tự chăm sóc.
– Khám bệnh, chữa bệnh:
+ Đảm bảo chữa bệnh, khám bệnh cho người khuyết tật cũng như sử dụng các dịch vụ y tế phù hợp.
+ Được hưởng chính sách bảo hiểm y tế.
+ Gia đình của người khuyết tật phải có trách nhiệm trong việc bảo đảm cho người khuyết tật được thăm khám, chữa bệnh.
+ Được hỗ trợ sinh hoạt phí, các chi phí đi lại và chi phí điều trị trong thời gian điều trị bắt buộc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đối với người khuyết tật là những người mắc các bệnh tâm thần ở trạng thái kích động, trầm cảm và có suy nghĩ hay hành vi tự sát gây nguy hiểm cho người khác.
– Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tạo điều kiện cho người khuyết tật thể hiện thông qua:
+ Tiến hành các biện pháp khám bệnh, chữa bệnh phù hợp.
+ Những đối tượng là người khuyết tật đặc biệt nặng và người khuyết tật nặng, trẻ em khuyết tật, người cao tuổi khuyết tật, phụ nữ khuyết tật có thai sẽ được ưu tiên thăm khám.
+ Đối với trẻ em sơ sinh cần thực hiện tư vấn những biện pháp để phòng tránh hay phát hiện sớm khuyết tật.
+ Cải tạo, nâng cao cơ sở vật chất khám, chữa bệnh.
– Các cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng cho người khuyết tật bao gồm;
+ Trung tâm chỉnh hình, phục hồi chức năng.
+ Bệnh viện điều dưỡng, phục hồi chức năng.
+ Viện chỉnh hình, phục hồi chức năng.
+ Bộ phận phục hồi chức năng của cơ sở bảo trợ xã hội.
+ Khoa phục hồi chức năng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
+ Các cơ sở khác.
2.2. Quyền lợi về giáo dục:
Những người khuyết tật luôn được Nhà nước chú tâm đến chính sách, kế hoạch giáo dục để không bị thụt lùi so với các bạn đồng trang lứa. Nhà nước luôn tạo điều kiện cho người khuyết tật học tập trên cơ sở phù hợp với nhu cầu cũng như khả năng của từng người, cụ thể như:
– Được nhập học ở độ tuổi cao hơn độ tuổi mà luật quy định với giáo dục phổ thông.
– Ưu tiên trong tuyển sinh.
– Trong chương trình học sẽ được miễn, giảm một số môn học hoặc những nội dung hay hoạt động giáo dục khác nếu như người khuyết tật không đáp ứng được.
– Miễn hoặc giảm học phí.
– Có thể được xem xét cấp học bổng hay hỗ trợ các đồ dùng học tập, phương tiện đi lại.
– Đối với những trường hợp người khuyết tật nghe, nói sẽ được học bằng ngôn ngữ ký hiệu; hay người khuyết tật nhìn được học bằng chữ nổi Braille theo chuẩn quốc gia.
Nhà nước cũng có những phương thức hỗ trợ trong giáo dục đối với người khuyết tật như:
– Giáo dục hòa nhập:
Đây được coi là phương thức giáo dục chủ yếu trong quá trình giáo dục đối với người khuyết tật.
– Giáo dục bán hòa nhập:
Đây là phương thức được thực hiện khi người khuyết tật chưa đủ điều kiện thực hiện phương thức giáo dục hòa nhập.
– Giáo dục chuyên biệt:
Đây là phương thức được thực hiện khi người khuyết tật chưa đủ điều kiện thực hiện phương thức giáo dục hòa nhập.
2.3. Quyền về dạy nghề và việc làm:
Về chế độ dạy nghề:
– Người khuyết tật bảo đảm được tư vấn học nghề miễn phí, được lựa chọn và học nghề đúng khả năng.
– Khi người khuyết tật học hết chương trình đào tạo và có đủ điều kiện theo quy định thì được cấp văn bằng, chúng chỉ và công nhận nghề đào tạo tại các cơ sở dạy nghề.
– Các cơ sở dạy nghề đảm bảo đủ điều kiện dạy nghề cho người khuyết tật.
– Giáo viên dạy nghề cho người khuyết tật hay người khuyết tật đó đều được hưởng các chế độ, chính sách theo đúng quy định của luật.
Về chế độ việc làm:
– Người khuyết tật được tạo điều kiện trong việc phục hồi chức năng lao động, tư vấn việc làm miễn phí để từ đó có việc làm phù hợp.
– Nếu như người khuyết tật có đủ các điều kiện, tiêu chuẩn để làm việc thì các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp hay các cá nhân sẽ không được từ chối thực hiện tuyển dụng, hạn chế cơ hội việc làm của người khuyết tật.
– Khi tuyển dụng người khuyết tật vào làm việc, các đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp tiến hành bố trí sắp xếp công việc, bảo đảm điều kiện và môi trường làm việc phù hợp cho người khuyết tật.
– Đảm bảo thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về lao động đối với người lao động là người khuyết tật.
– Nhà nước có chính sách hỗ trợ người khuyết tật về việc vay vốn với lãi suất ưu đãi khi người khuyết tật tự tạo việc làm hoặc hộ gia đình tạo việc làm.
2.4. Quyền lợi về văn hóa, thể dục – thể thao, giải trí, du lịch:
Nhà nước luôn có những chính sách hỗ trợ người khuyết tật trong việc thực hiện các hoạt động liên quan đến văn hóa, thể dục – thể thao, giải trí, du lịch, cụ thể như:
– Được miễn vé và giá dịch vụ khi sử dụng dịch vụ về văn hóa, thể dục – thể thao, giải trí, du lịch theo quy định đối với người khuyết tật đặc biệt nặng.
– Được giảm giá vé và giá dịch vụ khi sử dụng dịch vụ về văn hóa, thể dục – thể thao, giải trí, du lịch đối với người khuyết tật nặng.
– Người khuyết tật được hỗ trợ trong việc phát triển tài năng, năng khiếu về văn hóa, nghệ thuật và thể thao; tham gia sáng tác, biểu diễn nghệ thuật, tập luyện, thi đấu thể thao.
3. Quyền của người khuyết tật theo pháp luật quốc tế:
Hiện nay, theo công ước về quyền của người khuyết tật được đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 13/3/2007, quyền của người khuyết tật được ghi nhận như sau:
– Quyền được tiếp cận:
+ Để người khuyết tật sống một cách độc lập, được tham gia trọn vẹn vào mội khía cạnh của cuộc sống một cách bình đẳng trong các phương diện về môi trường vật chất, giao thông, thông tin liên lạc, trong đó có các công nghệ và hệ thống thông tin liên lạc, và các vật dụng và dịch vụ khác dành cho công chúng, ở cả thành thị và nông thôn.
+ Khuyến khích người khuyết tật tiếp cận thông tin và công nghệ, hệ thống liên lạc mới, trong đó có Internet.
+ Giúp cho người khuyết tật tiếp cận thông tin bằng việc tăng cường các hình thức trợ giúp.
– Quyền được sống:
Quyền sống là quyền cơ bản của mọi công dân, và các quốc gia luôn xác định có những biện pháp cần thiết để bảo đảm quyền sống đối với người khuyết tật.
– Quyền được công nhận bình đẳng trước pháp luật:
+ Một trong những nguyên tắc cơ bản và nhân đạo đó là người khuyết tật có quyền được công nhận là con người trước pháp luật ở bất kỳ đâu.
+ Người khuyết tật được hưởng năng lực pháp lý trên cơ sở bình đẳng với mọi người trong các lĩnh vực của cuộc sống.
+ Tạo điều kiện cho người khuyết tật được tiếp cận với các sự trợ giúp mà người khuyết tật cần khi thực hiện năng lực pháp lý của mình.
– Quyền được tiếp cận hệ thống tư pháp:
Vấn đề này được ghi nhận cụ thể rằng mỗi quốc gia sẽ đảm bảo cho người khuyết tật được tiếp cận hệ thống tư pháp trên cơ sở bảo đảm bình đẳng.
– Quyền về tự do và an toàn cá nhân:
Theo đó, người khuyết tật không bị tước đoạt đi sự tự do một cách vô lý, mọi sự tước đoạt phải bảo đảm phù hợp với pháp luật.
– Người khuyết tật không bị tra tấn hay đối xử, trừng phạt một cách tàn ác, vô nhân đạo hay hạ thấp nhân phẩm. Đặc biệt, không ai bị mang ra làm thí nghiệm y học hoặc khoa học.
– Người khuyết tật được đảm bảo không bị bóc lột, bạo hành hay lạm dụng:
– Quyền lợi được bảo vệ sự toàn vẹn cá nhân.
– Quyền tự do đi lại và quyền có quốc tịch.
– Quyền được sống độc lập và là một phần của cộng đồng.
– Quyền được di chuyển.
– Quyền được tự do biểu đạt, có chính kiến và tiếp cận thông tin.
– Quyền được tôn trọng cuộc sống riêng tư.
– Quyền được tôn trọng có tổ ấm gia đình.
– Quyền về giáo dục.
– Quyền về y tế.
– Quyền được tập luyện và phục hồi.
– Quyền được lao động và có việc làm.
– Người khuyết tật có quyền tham gia đời sống chính trị cộng đồng.
– Quyền được vui chơi, giải trí, thể dục, thể thao.
CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG BÀI VIẾT:
Luật người khuyết tật 2010.