Thực tế hiện nay, rất nhiều trường hợp cá nhân, hộ gia đình xây dựng nhà ở hay các công trình tự phát và không theo quy định của pháp luật. Hậu quả dẫn đến sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính và buộc tháo dỡ. Dưới đây là quy định về trình tự, thủ tục phá dỡ công trình xây dựng.
Mục lục bài viết
1. Khi nào thì thực hiện thủ tục phá dỡ công trình?
Theo quy định tại Khoản 44 Điều 1
– Mục đích thực hiện giải phóng mặt bằng xây dựng công trình mới hoặc công trình xây dựng tạm. Trong đó:
Giải phóng mặt bằng được hiểu là quy trình thực hiện các phần công việc như di dời nhà cửa, cây cối, các công trình xây dựng và dân cư trên vùng đất nằm trong diện quy hoạch nhằm mục đích mở rộng, cải tạo hoặc xây dựng công trình mới. Và thực hiện giải phóng mặt bằng diễn ra khi nằm trong diện thu hồi đất theo quyết định của cơ quan Nhà nước.
Công trình xây dựng tạm được hiểu là các công trình xây dựng có thời hạn để phục vụ cho việc thi công xây dựng những công trình chính; phục vụ cho những hoạt động khác trong thời hạn quy định. Và việc xây dựng công trình tạm phải được Ủy ban nhân dân cấp quận/huyện cấp phép xây dựng.
– Các loại công trình chất lượng không còn tốt đã có nguy cơ sụp đổ gây ảnh hưởng đến cộng đồng cũng như các công trình lân cận.
– Nhằm để phòng, chống khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh hay thực hiện nhiệm vụ cấp bách để bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì cần phải phá dỡ công trình ngay.
– Những công trình tự ý xây dựng trong khu vực cấm. Cụ thể là:
+ Những công trình nằm trong các khu vực cấm.
+ Công trình lấn, chiếm hành lang bảo vệ công tình quốc phòng, an ninh, thủy lợi, đê điều, năng lượng, khu di tích lịch sử – văn hóa, giao thông, và khu vực bảo vệ công trình khác theo quy định của pháp luật.
+ Công trình ở khu vực đã được cảnh báo về nguy cơ lở đất, lũ quét, lũ ống (ngoại trừ công trình xây dựng để khắc phục những hiện tượng lũ quét, lũ ống,…).
– Những công trình xây dựng không đúng quy hoạch xây dựng.
– Các công trình khi xây dựng bắt buộc phải có giấy phép xây dựng mà không xin cấp khi thực hiện xây dựng công trình.
– Các công trình được cấp giấy phép xây dựng nhưng xây dựng sai nội dung của giấy phép.
– Các công trình xây dựng lấn chiếm đất công, đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
– Đối với trường hợp được miễn giấy phép xây dựng, công trình xây dựng sai với thiết kế xây dựng được phê duyệt.
2. Quy định về trình tự, thủ tục phá dỡ công trình xây dựng:
Căn cứ quy định tại Điều 118
Bước 1: Lập phương án, giải pháp phá dỡ công trình xây dựng:
Đối với những công trình thuộc đối tượng phải có quyết định phá dỡ, cưỡng chế phá dỡ thì cơ quan Nhà nước ra quyết định phá dỡ hoặc quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình xây dựng.
Phương án, giải pháp phá dỡ công trình đảm bảo tuân thủ gồm các nội dụng như sau:
– Căn cứ lập phương án, giải pháp phá dỡ công trình xây dựng.
– Thông tin chung về công trình, hạng mục công trình phải phá dỡ.
– Danh mục các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng.
– Thiết kế phương án phá dỡ.
– Tiến độ, kinh phí thực hiện phá dỡ.
– Các nội dung khác để thực hiện phá dỡ (nếu có).
Bước 2: Tiến hành thẩm tra, phê duyệt:
Đối với những công trình xây dựng có ảnh hưởng lớn đến lợi ích, an toàn cộng đồng, sau khi có phương án phá dỡ công trình sẽ đến công đoạn thực hiện thẩm tra, phê duyệt thiết kế phương án, các giải pháp phá dỡ công trình xây dựng.
Bước 3: Tổ chức thi công phá dỡ công trình xây dựng:
Bước 4: Thực hiện giám sát, nghiệm thu công tác phá dỡ công trình xây dựng.
3. Trách nhiệm của các bên trong công đoạn phá dỡ công trình như thế nào?
Tại khoản 3 Điều 118
Thứ nhất, trách nhiệm của chủ đầu tư, chủ sở hữu, người quản lý, sử dụng công trình hoặc người được giao nhiệm vụ chủ trì:
– Trường hợp có đủ năng lực thì tự thực hiện theo quy trình phá dỡ công trình.
– Trường hợp nếu không có đủ năng lực kinh nghiệm thì thuê một đơn vị, tổ chức tư vấn có năng lực, kinh nghiệm để thực hiện lập, thẩm tra thiết kế phương án, giải pháp phá dỡ công trình xây dựng và thực hiện thi công phá dỡ công trình xây dựng.
– Chịu trách nhiệm trước pháp luật cũng như nếu có thiệt hại xảy ra thì phải bồi thường thiệt hại tương ứng với phần lỗi của mình.
Thứ hai, trách nhiệm của nhà thầu:
– Khi được giao nhiệm vụ thực hiện pháp dỡ công trình, nhà thầu sẽ có trách nhiệm thi công phá dỡ công trình theo đúng căn cứ trên phương án, giải pháp phá dỡ đã được phê duyệt.
– Thực hiện thi công phá dỡ công trình đúng biện pháp thi công, theo quyết định phá dỡ hay quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình xây dựng.
– Trách nhiệm thực hiện theo dõi, quan trắc công trình.
– Chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn cho con người hay tài sản công trình cũng như các công trình lân cận.
– Chịu trách nhiệm trước pháp luật và nếu có thiệt hại xảy ra thì phải bồi thường thiệt hại.
Thứ ba, người có thẩm quyền ra quyết định phá dỡ công trình:
– Nếu xảy ra trường hợp không ban hành quyết định, ban hành quyết định không kịp thời hoặc ban hành quyết định trái với quy định của pháp luật thì người có thậm quyền ra quyết định phá dỡ công trình phải chịu trách nhiệm.
Thứ tư, trách nhiệm của cá nhân, tổ chức sở hữu hoặc đang sử dụng công trình thuộc trường hợp phải phá dỡ:
Khi có quyết định phá dỡ công trình thì phải chấp hành theo đúng quyết định phá dỡ công trình được ban hành. Nếu không chấp hành thì sẽ bị cưỡng chế cũng như chịu chi phí trong việc phá dỡ đó.
4. Những công trình xây dựng trái phép bị xử phạt như thế nào:
Với những công trình xây dựng trái phép, ngoài việc bị tháo dỡ công trình xây dựng còn phải chịu trách nhiệm bị xử phạt vi phạm hành chính.
Cụ thể theo quy định tại Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP, hành vi vi phạm quy định trật tự xây dựng áp dụng như sau:
* Hành vi xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp đối với trường hợp cấp phép sửa chữa, cải tạo, di dời công trình và giấy phép xây dựng có thời hạn:
– Đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ: phạt tiền từ 15 triệu đồng đến 20 triệu đồng.
– Đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc công trình xây dựng khác: phạt tiền từ 25 triệu đồng đến 30 triệu đồng.
– Đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng: phạt tiền từ 70 triệu đồng đến 90 triệu đồng.
* Hành vi tổ chức thi công công trình có hành vi gây lún, nứt hoặc hư hỏng công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình lân cận hoặc gây sụp đổ hoặc có nguy cơ gây sụp đổ công trình lân cận nhưng không gây thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của người khác:
– Đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ: phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng.
– Đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc công trình xây dựng khác: phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 60 triệu đồng.
– Đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng: phạt tiền từ 80 triệu đồng đến 100 triệu đồng.
* Trường hợp cấp giấy phép xây dựng mới mà xây dựng sai:
– Đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ: phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng.
– Đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc công trình xây dựng khác: phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 70 triệu đồng.
– Đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng: xử phạt từ 100 triệu đồng đến 120 triệu đồng.
* Trường hợp công trình phải xin giấy phép xây dựng nhưng không có giấy phép:
– Đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ: phạt tiền từ 60 triệu đồng đến 80 triệu đồng.
– Đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc công trình xây dựng khác: phạt tiền từ 80 triệu đồng đến 100 triệu đồng.
– Đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng: phạt tiền từ 120 triệu đồng đến 140 triệu đồng.