Khi tham gia đường thủy nội địa thì cần sử dụng và sự hỗ trợ từ các phương tiện thuỷ nội địa. Vậy phương tiện thuỷ nội địa gồm những gì? Có những quy định nào liên quan đến vấn đề này?
Mục lục bài viết
1. Phương tiện thủy nội địa là gì?
Tại Khoản 3 Điều 10 Nghị định 08/2021/NĐ-CP thì phương tiện thủy nội địa là tàu, thuyền và các cấu trúc nối khác có động cơ hoặc không có động cơ, chuyên hoạt động trên đường thủy nội địa.
2. Điều kiện hoạt động của phương tiện thủy nội địa:
Phương tiện thủy nội địa | Điều kiện |
– Đối với phương tiện không có động cơ trọng tải trên 15 tấn – Đối với phương tiện có động cơ tổng suất máy chính trên 15 sức ngựa – Đối với phương tiện có sức chở trên 12 người | – Đạt tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường như sau: + Đảm bảo về tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện thủy nội địa do Bộ trưởng bộ giao thông vận tải ban hành + Đảm bảo việc đăng kiểm phương tiện trong phạm vi toàn quốc + Riêng đối với các phương tiện làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, tàu cá thì Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng bộ công an, Bộ trưởng Bộ thủy sản sẽ quy định về tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường và tổ chức việc đăng kiểm phương tiện – Có giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội đại, giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường – Kẻ hoặc gắn số đăng ký, vạch dấu mớn nước an toàn, ghi số lượng người được phép chở trên phương tiện – Có đủ định biên thuyền viên và danh bạ thuyền viên theo quy định – Phương tiện phải bảo đảm còn niên hạn sử dụng theo quy định của Chính phủ |
Đối với phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính từ 5 sức ngựa đến 15 sức ngựa hoặc có sức chở từ 5 người đến 12 người khi hoạt động trên đường thủy nội địa | – Đạt tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định – Có giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa, giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường; – Phải kẻ hoặc gắn số đăng ký, vạch dấu mớn nước an toàn, ghi số lượng người được phép chở trên phương tiện; – Phương tiện phải bảo đảm còn niên hạn sử dụng theo quy định của Chính phủ |
– Đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần từ 1 tấn đến 15 tấn hoặc có sức chở từ 5 người đến 12 người – Phương tiện có động cơ công suất máy chính dưới 5 sức ngựa hoặc có sức chở dưới 5 người khi hoạt động trên đường thủy nội địa | – Phải có giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa – Phải bảo đảm điều kiện an toàn như sau: + Thân phương tiện phải chắc chắn, không bị rò nước vào bên trong + Phương tiện phải thắp một đèn có ánh sáng trắng ở nơi dễ nhìn nếu hoạt động vào ban đêm + Phương tiện chở người phải có đủ chỗ cho người ngồi cân bằng trên phương tiện và có đủ áo phao hoặc dụng cụ cứu sinh cho số người được phép chở trên phương tiện Phương tiện phải được kẻ hoặc gắn số đăng ký, ghi số lượng người được phép chở trên phương tiện -Phương tiện phải được sơn vạch dấu mớn nước an toàn và khi chở người, chở hàng không được ngập qua vạch dấu mớn nước an toàn + Dấu mớn nước an toàn của phương tiện được sơn một vạch có màu khác với màu sơn mạn phương tiện Lưu ý: Vạch sơn phải có chiều rộng 25 milimet, chiều dài 250 milimét nằm ngang trên hai bên mạn tại vị trí giữa của chiều dài lớn nhất của phương tiện; mép trên của vạch sơn cách mép mạn 100 milimét đối với phương tiện chở hàng, cách mép mạn 200 milimét đối với phương tiện chở người. -Phương tiện phải bảo đảm còn niên hạn sử dụng theo quy định của Chính phủ |
Đối với phương tiện thô sơ có trọng tải toàn phần dưới 1 tấn hoặc sức chở dưới 5 người hoặc bè khi hoạt động trên đường thủy nội địa | -Phải đảm bảo điều kiện an toàn như sau: + Thân phương tiện phải chắc chắn, không bị rò nước vào bên trong; + Phương tiện phải thắp một đèn có ánh sáng trắng ở nơi dễ nhìn nếu hoạt động vào ban đêm; + Phương tiện chở người phải có đủ chỗ cho người ngồi cân bằng trên phương tiện và có đủ áo phao hoặc dụng cụ cứu sinh cho số người được phép chở trên phương tiện; -Phương tiện phải bảo đảm còn niên hạn sử dụng theo quy định của Chính phủ |
3. Trình tự, thủ tục đăng ký phương tiện thủy nội địa:
3.1. Đăng ký phương tiện lần đầu đối với phương tiện chưa khai thác trên đường thủy nội địa:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:
– Giấy tờ phải nộp để lưu giữ tại cơ quan đăng ký phương tiện:
+ Đơn đề nghị đăng ký phương tiện thủy nội địa (Mẫu số 2 -phụ lục I thông tư 75/2014/TT-BGTVT)
+ Ảnh có kích thước 10 x 15 cm chụp toàn bộ mạn phải của phương tiện ở trạng thái nổi (hai ảnh)
+ Biên lai nộp lệ phí trước bạ đối với các phương tiện thuộc diện phải nộp lệ phí trước bạ (bản chính)
+ Bản kê khai điều kiện an toàn của phương tiện thủy nội địa (Mẫu số 3 -phụ lục I thông tư 75/2014/TT-BGTVT) đối với phương tiện không thuộc diện đăng kiểm.
– Xuất trình bản chính các loại giấy tờ sau đây để cơ quan đăng ký phương tiện kiểm tra:
+ Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện còn hiệu lực đối với phương tiện thuộc diện đăng kiểm
+ Hợp đồng mua bán phương tiện hoặc hợp đồng đóng mới phương tiện đối với phương tiện thuộc diện đăng kiểm ( Đối với trường hợp chủ phương tiện là cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa và phục hồi phương tiện được phép hoạt động theo quy định của pháp luật khi thực hiện đăng ký không phải xuất trình);
+ Giấy phép hoặc tờ khai phương tiện nhập khẩu theo quy định của pháp luật đối với phương tiện được nhập khẩu;
+ Giấy tờ chứng minh được phép hoạt động và có trụ sở tại Việt Nam đối với tổ chức nước ngoài hoặc giấy tờ chứng minh được phép cư trú tại Việt Nam đối với cá nhân nước ngoài;
+ Hợp đồng cho thuê tài chính đối với trường hợp tổ chức cho thuê tài chính đề nghị được đăng ký phương tiện tại nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú của bên thuê.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Tổ chức, cá nhân có nhu cầu nộp trực tiếp 01 (một) bộ hồ sơ hoặc gửi qua hệ thống bưu điện hoặc hình thức phù hợp khác đến cơ quan đăng ký phương tiện
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ:
– Đối với trường hợp hồ sơ nộp trực tiếp
+ Hồ sơ đầy đủ thì cấp giấy biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả theo thời hạn quy định
+ Nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì trả lại và hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện lại hồ sơ
– Trường hợp hồ sơ nhận qua hệ thống bưu điện hoặc hình thức phù hợp khác nếu nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì trong thời gian 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ cơ quan có thẩm quyền gửi văn bản gửi tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ
Bước 4: Cấp giấy chứng nhận đăng kí phương tiện
+ Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan đăng ký cấp giấy chứng nhận đăng ký phương tiện cho chủ phương tiện.
+ Trường hợp không cấp phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do
3.2. Đăng ký phương tiện lần đầu đối với phương tiện đang khai thác trên đường thủy nội địa:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:
– Giấy tờ phải nộp để lưu giữ tại cơ quan đăng ký phương tiện đối với phương tiện khai thác trước ngày 01/01/2005:
+ Đơn đề nghị đăng ký phương tiện thủy nội địa ( Mẫu số 4 – Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 75/2014/TT-BGTVT)
+ Hai ảnh có kích thước 10 x 15 cm chụp toàn bộ mạn phải của phương tiện ở trạng thái nổi;
+ Biên lai nộp lệ phí trước bạ (bản chính) đối với phương tiện thuộc diện phải nộp lệ phí trước bạ;
+ Bản kê khai điều kiện an toàn của phương tiện thủy nội địa (Mẫu số 3 -phụ lục I thông tư 75/2014/TT-BGTVT) đối với phương tiện không thuộc diện đăng kiểm.
– Xuất trình bản chính các loại giấy tờ sau đây để cơ quan đăng ký phương tiện kiểm tra đối với phương tiện khai thác trước ngày 01/01/2005
+ Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện còn hiệu lực đối với phương tiện thuộc diện đăng kiểm;
Lưu ý: Đối với các phương tiện được đóng mới trong nước sau ngày 01/01/2005 thì ngoài việc phải thực hiện theo các giấy tờ vừa nêu trên thì chủ phương tiện phải xuất trình thêm những giấy tờ sau để kiểm tra:
+ Bản chính của hợp đồng mua bán phương tiện hoặc hợp đồng đóng mới phương tiện đối với phương tiện thuộc diện đăng kiểm để cơ quan đăng ký phương tiện kiểm tra
+ Trừ trường hợp chủ phương tiện là cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa và phục hồi phương tiện được phép hoạt động theo quy định của pháp luật
Bước 2: Nộp hồ sơ:
Tổ chức, cá nhân có nhu cầu nộp trực tiếp 01 (một) bộ hồ sơ hoặc gửi qua hệ thống bưu điện hoặc hình thức phù hợp khác đến cơ quan đăng ký phương tiện
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ:
– Trường hợp hồ sơ nộp trực tiếp:
+ Nếu hồ sơ đầy đủ thì cấp giấy biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả theo thời hạn quy định
+ Nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì trả lại và hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện lại hồ sơ
– Trường hợp nộp hồ sơ qua hệ thống bưu điện hoặc hình thức phù hợp khác: Trong thời gian 02 (hai) ngày làm việc , kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu hồ sơ không đầy đủ thì phải có văn bản gửi tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ
Bước 4: Cấp giấy chứng nhận đăng kí phương tiện
+ Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan đăng ký cấp giấy chứng nhận đăng ký phương tiện cho chủ phương tiện.
+ Trường hợp không cấp phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do
Các văn bản pháp luật được dùng trong bài viết:
– Luật giao thông đường thủy nội địa 2004 được sửa đổi bổ sung năm 2014
– Nghị định 08/2021/NĐ-CP quy định về quản lý hoạt động đường thủy nội địa
– Thông tư 75/2014/TT-BGTVT quy định đăng ký phương tiện thủy nội địa