Cổ tức là một phần lợi nhuận sau thuế mà công ty cổ phần chia cho các cổ đông. Vậy tạm ứng cổ tức là gì? Điều kiện doanh nghiệp tạm ứng cổ tức?
Mục lục bài viết
1. Khái niệm cổ tức:
Cổ tức là khoản lợi nhuận ròng được trả cho mỗi cổ phần bằng tiền mặt hoặc bằng tài sản khác. Hay nói cách khác, cổ tức là một phần lợi nhuận sau thuế mà công ty cổ phần chia cho các cổ đông.
Về cơ bản, Cổ đông là cá nhân hay tổ chức nắm giữ quyền sở hữu hợp pháp một phần hay toàn bộ phần vốn góp của một công ty cổ phần; quyền và lợi ích hợp pháp của họ gắn chặt với công ty cổ phần. Tham gia hoạt động trong công ty, trở thành cổ đông cho công ty, các cá nhân, tổ chức sẽ nắm trong minh những giá trị cổ phiếu nhất định. Cổ phiếu quyết định chỗ đứng, vị trí của cổ đông trong một công ty cổ phần.
Khi trở thành cổ đông của công ty cổ phần, với bất kỳ hoạt động nào của công ty, các cá nhân, tổ chức cũng trực tiếp chịu ảnh hưởng. Nếu việc kinh doanh của công ty gặp vấn đề, bị thua lỗ, lợi ích tài chính của các cổ đông không được đảm bảo. Ngược lại, khi việc kinh doanh phát triển, lợi nhuận thu về nhiều, cổ đông sẽ nhận được lợi nhuận. Mà những khoản lợi nhuận này thường được gọi là cổ tức.
Xét theo nguyên tắc chung, cổ tức phải được thanh toán đầy đủ trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày kết thúc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên. Theo quy định chung, cổ tức thường được thanh toán dưới hai hình thức cụ thể sau đây: Cổ tức được thanh toán bằng tiền mặt hoặc cổ tức được thanh toán bằng cổ phần. Dù áp dụng dưới bất kỳ hình thức thanh toán nào, nhưng quyền và lợi ích hợp pháp của các cổ đông vẫn luôn được bảo đảm.
2. Tạm ứng cổ tức là gì?
Tạm ứng cổ tức là việc các cá nhân, tổ chức (cổ đông) của công ty cổ phần xác định được phần trăm giá trị cổ tức mà bản thân họ được nhận, và họ xin được tạm ứng cổ tức vì những lý do nhất định.
Ta có thể hiểu, tạm ứng cổ tức là cổ động tạm ứng phần lợi nhuận mà đáng nhẽ mình được hưởng theo thực tiễn hoạt động của công ty.
Tạm ứng cổ tức là hoạt động diễn ra khá phổ biến tại các doanh nghiệp. Thực tế, cổ tức là quyền lợi mà các cổ động dĩ nhiên được hưởng. Do đó, việc họ có mong muốn tạm ứng cổ tức là hoàn toàn đúng với quy định của pháp luật.
Như đã đề cập ở trên, cổ tức phải được thanh toán đầy đủ trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày kết thúc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên. Trong khoảng thời gian này, khi công ty cổ phần chưa thanh toán cổ tức cho cổ đông, cổ đông có quyền được yêu cầu tạm ứng cổ tức theo đúng quy định của pháp luật. Tất nhiên, việc tạm ứng cổ tức này cũng cần phải đảm bảo theo những yêu cầu nhất định cụ thể mà cơ quan Nhà nước đưa ra. Trong một số trường hợp, tạm ứng cổ tức phải được xác lập dựa trên nhiều yếu tố, điều kiện cụ thể. Nếu không thỏa mãn, cổ đông sẽ không thể thực hiện tạm ứng cổ tức.
3. Điều kiện doanh nghiệp tạm ứng cổ tức:
Theo quy định tại khoản 2, Điều 132,
+ Thứ nhất, Công ty đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật. Ngay trong bản chất, ý nghĩa của cổ tức cũng đã thể hiện rõ điều này. Cổ tức là một phần lợi nhuận sau thuế mà công ty cổ phần chia cho các cổ đông. Như vậy, chỉ khi đảm bảo thực hiện xong hoạt động đóng thuế, cơ quan doanh nghiệp mới xác định được rõ phần lợi nhuận mà công ty được hưởng. Đây chính là những giá trị cổ tức. Nếu không thực hiện nghĩa vụ đóng thuế, khoản lợi nhuận mà công ty có được không thể được xem là lợi tức, và công ty cổ phần sẽ không thể trả hay cho tạm ứng đối với cổ đông.
+ Thứ hai, công ty đã thực hiện trích lập các quỹ công ty và bù đắp đủ lỗ trước đó theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty. Trong quá trình hoạt động, cũng giống như các loại hình công ty khác, công ty cổ phần cũng phải đáp ứng việc chi trả cho những khoản phí cụ thể nhất định. Những khoản phí này được xem là yêu cầu cần để các hoạt động vận hành của công ty được diễn ra khách quan, cụ thể và đạt hiệu quả cao nhất. Do đó, khi thu về lợi nhuận, công ty phải thực hiện nộp quỹ công, thanh toán vào những khoản đầu tư đã lỗ trước đó. Sau khi hoàn thành, lợi nhuận dư ra (cổ tức) mới được chia đều cho các cổ đông. Nếu không nộp quỹ công ty và bù đắp đủ lỗ, công ty sẽ không thể thanh toán cổ tức cho cổ đông hay cho cổ đông tạm ứng cổ tức.
+ Thứ ba, ngay sau khi trả hết số cổ tức đã định, công ty vẫn bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn. Trong quá trình vận hành, công ty cổ phần luôn phải chịu những khoản vay nhất định để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh được diễn ra ổn định, bình thường. Những khoản vay này giống như một vòng tuần hoàn. Cổ đông sẽ vay để bù vào những khoản đầu tư cần thực hiện. Khi có được lợi nhuận, công ty cổ phần phải đảm bảo thanh toán đầy đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác. Đây là yêu cầu bắt buộc. Nếu không thực hiện, cổ tức sẽ không được thanh toán hay tạm ứng.
Như vậy, chỉ khi đảm bảo những điều kiện cụ thể như trên, doanh nghiệp mới có thể thực hiện tạm ứng cổ tức.
– Khoản 4, Điều 132
Cổ tức phải được thanh toán đầy đủ trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày kết thúc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên. Tức thời gian để thực hiện thanh toán cổ tức là 6 tháng. Trong khoảng thời gian này, Hội đồng quản trị lập danh sách cổ đông được nhận cổ tức, xác định mức cổ tức được trả đối với từng cổ phần, thời hạn và hình thức trả chậm nhất 30 ngày trước mỗi lần trả cổ tức.
4. Ý nghĩa của việc tạm ứng cổ tức của doanh nghiệp:
Việc doanh nghiệp thực hiện tạm ứng cổ tức có vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Cụ thể như sau:
– Chỉ khi tuân thủ đầy đủ những yêu cầu, điều kiện nhất định theo quy định chung của luật, doanh nghiệp mới có thể thực hiện thanh toán cổ tức. Do đó, việc tạm ứng cổ tức của doanh nghiệp là một trong những cách thức thể hiện rõ ràng nhất việc doanh nghiệp cổ phần có đủ điều kiện thanh toán cổ tức.
– Trong quá trình hoạt động và vận hành, sẽ không thể tránh khỏi trường hợp doanh nghiệp cổ phần gặp phải những khó khăn, vướng mắc liên quan đến tài chính. Trước những khó khăn đó, doanh nghiệp thường hướng tới việc tìm ra hướng giải quyết. Cách thức hữu hiệu nhất là doanh nghiệp thực hiện tạm ứng cổ tức. Khi tạm ứng cổ tức, doanh nghiệp sẽ tìm cho mình một nguồn lực nhất định về kinh tế để thực hiện các hoạt động đầu tư, kinh doanh.
– Tạm ứng cổ tức giúp doanh nghiệp hoạt động một cách thuận lợi và dễ dàng hơn. Thậm chí, đây còn được xem là nguồn vốn, giúp doanh nghiệp đầu tư, thực hiện các dự án kinh doanh tiếp theo. Tất nhiên, mục đích của việc tạm ứng cổ tức là hướng tới việc thu về lợi nhuận cho giá trị “tạm ứng” đó.
– Tạm ứng cổ tức thể hiện sự linh hoạt trong công tác vận hành, kinh doanh của doanh nghiệp. Trong nhiều tình huống thực tiễn, nó còn là giải pháp thông minh và hữu hiệu mà phía doanh nghiệp đưa ra nhằm hóa giải những vướng mắc còn tồn đọng liên quan đến tài chính. Hơn tất cả, nó giúp doanh nghiệp tránh được những khoản nợ từ phía bên ngoài.
Một điểm cần lưu ý rằng: Cổ tức là phần lợi nhuận có được sau khi đã chi trả thuế, và nó sẽ được chia đều cho các cổ đông trong một khoảng thời gian nhất định. Vậy nên, hoạt động tạm ứng cổ tức chỉ có thể được diễn ra khi có sự đồng ý của các cổ đông trong công ty cổ phần.