Hiện nay nhiều người nhầm tưởng vốn điều lệ và vốn thực góp là như nhau, tuy nhiên hai hình thức vốn góp này hoàn toàn khác nhau. Vốn thực góp là gì? Phân biệt giữa vốn thực góp và vốn điều lệ?
Mục lục bài viết
1. Vốn thực góp là gì?
Hiện nay, chưa có một văn bản pháp luật nào định nghĩa cụ thể về vốn thực góp (hay còn được gọi là vốn góp) của doanh nghiệp giống như vốn điều lệ. Như vậy, vốn góp của doanh nghiệp có thể dựa vào các quy định khác có liên quan . Cụ thể, tại khoản 18 Điều 4
Đồng thời căn cứ theo Khoản 27 Điều 4
Như vậy, có thể hiểu vốn góp là thể hiện việc góp vốn vào công ty, có thể thực hiện góp vốn một lần hoặc nhiều lần theo quy định của pháp luật và thực hiện theo đúng cam kết góp vốn vào công ty theo quy định về góp vốn điều lệ. Hay nói cách khác, vốn thực góp của doanh nghiệp chính là vốn mà tại thời điểm thành lập doanh nghiệp các thành viên trong công ty góp vào công ty theo cam kết góp vốn điều lệ hoặc công ty nhận góp vốn để tăng vốn điều lệ sau một thời gian hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Tìm hiểu về vốn thực góp:
2.1. Tài sản góp vốn điều lệ
Theo quy định tại Điều 34 Luật doanh nghiệp năm 2020 thì tài sản góp vốn quy định:
– Tài sản góp vốn phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, bí quyết kỹ thuật, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
– Tài sản dùng để góp vốn phải là tài sản thuộc sở hữu hợp pháp hoặc có quyền sử dụng hợp pháp đối với tài sản của người góp vốn, tài sản đó không bị tranh chấp, không bị hạn chế quyền sơ hữu, định đoạt theo thỏa thuận hoặc theo quy đinh pháp luật.
– Tài sản góp vốn có thể chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản đó cho bên nhận góp vốn để góp vốn theo quy định của pháp luật.
– Tài sản góp vốn phải đăng ký quyền sở hữu thì phải có đầy đủ giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu đối với tài sản phải đăng ký quyền sở hữu.
2.2. Định giá tài sản góp vốn
Theo quy định tại Điều 36 Luật doanh nghiệp năm 2020 việc định giá tài sản như sau:
– Tài sản góp vốn phải được định giá và được thể hiện thành Đồng Việt Nam nếu tài sản đó không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức thẩm định giá định giá.
– Các thành viên, cổ đông sáng lập định giá tài sản góp vốn theo nguyên tắc đồng thuận hoặc do một tổ chức thẩm định giá định giá khi thành lập doanh nghiệp. Giá trị tài sản góp vốn phải được trên 50% số thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận nếu được tổ chức thẩm định giá. Nếu tài sản góp vốn được định giá cao hơn giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì các thành viên cổ đông sáng lập cùng liên đới góp thêm bằng số tiền chênh lệch đó tại thời điểm kết thúc định giá và liên đới chịu trách nhiệm nếu như cố ý đính giá cao hơn giá trị thực tế.
– Chủ sở hữu, Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần và người góp vốn thỏa thuận định giá hoặc do một tổ chức thẩm định giá định giá. Nếu tổ chức thẩm định giá thì phải được sự chấp thuận của người góp vốn và chủ sở hữu, Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm liên đới nếu như việc định giá tài sản góp vốn tại thời điểm góp vốn cao hơn giá trị thực tế.
2.3. Các đối tượng được góp vốn vào doanh nghiệp
Việc góp vốn vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh được thực hiện đối với mọi tổ chức, cá nhân, trừ các trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 17 Luật doanh nghiệp năm 2020 như sau:
– Đối tượng góp vốn vào doanh nghiệp là cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
– Đối tượng theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Phòng, chống tham nhũng không được góp vốn vào doanh nghiệp.
2.4. Thời điểm góp vốn vào doanh nghiệp
– Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn 02 thành viên trở lên: Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, không kể thời gian nhập khẩu tài sản góp vốn, vận chuyển, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản thì thành viên phải góp vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp. Thành viên có quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ vốn góp đã cam kết trong thời hạn này (Khoản 2 Điều 47 Luật doanh nghiệp năm 2020)
– Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên: Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, không kể thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản thì chủ sở hữu công ty phải góp vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp (Khoản 2 Điều 75 Luật doanh nghiệp năm 2020).
– Đối với công ty cổ phần: Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trừ trường hợp Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định một thời hạn khác ngắn hơn. Không tính vào thời hạn góp vốn đối với trường hợp cổ đông góp vốn bằng tài sản mà có thời gian vận chuyển nhập khẩu, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản đó (Khoản 1 Điều 133 Luật doanh nghiệp năm 2020).
– Đối với công ty hợp danh: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày được chấp thuận, trừ trường hợp Hội đồng thành viên quyết định thời hạn khác thì thành viên hợp danh hoặc thành viên góp vốn phải nộp đủ số vốn cam kết góp vào công ty (Khoản 2 Điều 186 Luật doanh nghiệp năm 2020).
3. Tìm hiểu về vốn điều lệ:
– Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên: thì vốn điều lệ của công ty là tổng giá trị phần vốn góp của các thành viên cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty. Trường hợp có thành viên chưa góp vốn hoặc chưa thực hiện góp đủ số vốn đã cam kết, thì rong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ phần vốn góp, công ty phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số vốn đã góp. Đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước ngày công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ và tỷ lệ phần vốn góp của thành viên thì các thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết phải chịu trách nhiệm tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp đã cam kết (Điều 47 Luật doanh nghiệp năm 2020).
– Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên: vốn điều lệ của công ty là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu công ty cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty. Chủ sở hữu công ty phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ bằng giá trị số vốn đã góp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn điều lệ đối với trường hợp thành viên không góp đủ vốn điều lệ trong thời hạn theo quy định. Trong thời gian trước ngày cuối cùng công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ theo quy định tại khoản này, chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty khi có phát sinh (Điều 75 Luật doanh nghiệp năm 2020).
– Đối với công ty cổ phần: vốn điều lệ của công ty cổ phần là tổng mệnh giá cổ phần các loại đã được bán, tức là đã được các cổ đông thanh toán đủ cho công ty. Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp thì vốn điều lệ của công ty cổ phần là tổng mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty (Điều 112 Luật doanh nghiệp năm 2020).
– Đối với công ty hợp danh: vốn điều lệ của công ty là số vốn góp đủ và đúng hạn mà thành viên hợp danh và thành viên góp vốn đã cam kết. Trường hợp thành viên góp vốn không đủ và đúng hạn gây thiệt hại cho công ty thì phải chịu trách nhiệm bồi thường; còn đối với thành viên góp vốn thì được coi là khoản nợ của thành viên đó đối với công ty, nếu thành viên góp vốn có liên quan có thể bị khai trừ khỏi công ty theo quyết định của Hội đồng thành viên (Điều 178 Luật doanh nghiệp năm 2020).
4. Phân biệt vốn thực góp và vốn điều lệ:
Tiêu chí | Vốn thực góp | Vốn điều lệ |
Khái niệm | Vốn thực góp được hiểu là vệc góp vốn vào công ty của thành viên, có thể thực hiện góp vốn một lần hoặc nhiều lần theo quy định của pháp luật và thực hiện theo đúng cam kết góp vốn vào công ty theo quy định về góp vốn điều lệ. | Vốn điều lệ theo quy định của Khoản 34 Điều 4 Luật doanh nghiệp năm 2020 được hiểu là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán, được các thành viên cổ đông thanh toán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần. |
Ý nghĩa | Vốn góp mà thanh viên cam kết góp đúng và đủ vào doanh nghiệp thể hiện tinh thần trách nhiệm của thành viên trong doanh nghiệp. | Vốn điều lệ chính là trách nhiệm về vật chất của chủ sở hữu khi tham gia vào quan hệ xã hội. Nghĩa là dựa vào vốn điều lệ để xác định tỷ lệ lợi nhuận cũng rủi ro mà thành viên, cổ đông sẽ cùng nhau chia sẻ bằng số vốn góp của mình vào vốn điều lệ của công ty. |
Mục đích | Là cơ sở để xác định quyền và nghĩa vụ tương ứng của thành viên trong công ty | Là cơ sở để xác định tỷ lệ phần vốn góp hay sở hữu cổ phần của thành viên, cổ đông tương ứng trong công ty. |
Mối liên hệ | Nếu thành viên không góp vốn đúng và đủ như đã cam kết thì phải thay đổi vốn điều lệ của doanh nghiệp và xác định phần nghĩa vụ của thành viên đó. | Chủ sở hữu phải kê khai vốn điều lệ với mức vốn điều lệ không quy định về mức vốn tối thiểu hay tối đa đối với từng loại hình doanh nghiệp. |
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
Luật doanh nghiệp năm 2020.