Thuế là một trong những chủ thể chịu sự bảo hộ của pháp luật, buộc tất cả các cá nhân, tổ chức phải nghiêm túc thực hiện. Đặc biệt trong vấn đề kinh doanh, các doanh nghiệp bắt buộc phải tham gia hoạt động đóng thuế. Dưới đây là bài phân tích về thủ tục khóa mã số thuế của hộ kinh doanh ngừng hoạt động.
Mục lục bài viết
1. Thủ tục khóa mã số thuế của hộ kinh doanh ngừng hoạt động:
Khi đăng ký hoạt động kinh doanh, hộ kinh doanh sẽ phải thực hiện đóng thuế cho cơ quan Nhà nước. Giá trị thuế thuế, thời gian đóng thuế của hộ kinh doanh sẽ được cập nhập lên hệ thống cổng thông tin. Tại đó, cơ quan Nhà nước sẽ quản lý, giám sát hoạt động đóng thuế của hộ kinh doanh. Từ đó, đưa ra những biện pháp xử lý kịp thời nếu phát hiện xảy ra thiếu hụt, sai sót trong hoạt động đóng thuế. Mỗi hộ kinh doanh sẽ có một mã số thuế riêng. Mã số thuế được xem là sự xác nhận về mặt pháp lý của cơ quan Nhà nước đối với hoạt động của hộ kinh doanh. Khi hoạt động, doanh nghiệp, hộ kinh doanh hoạt động hợp pháp phải thực hiện đăng ký mã thuế. Đồng nghĩa với việc, khi ngừng hoạt động, hộ kinh doanh phải tiến hành khóa mã số thuế.
Thủ tục khóa mã số thuế của hộ kinh doanh ngừng hoạt động phải tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật.
1.1. Hồ sơ khóa mã số thuế của hộ kinh doanh ngừng hoạt động:
+ Bản gốc giấy chứng nhận đăng ký thuế .
+ Bản sao không yêu cầu chứng thực Quyết định giải thể doanh nghiệp hoặc Quyết định mở thủ tục phá sản doanh nghiệp.
+ Bản sao quyết định thông báo chấm dứt hoạt động của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.
1.2. Trình tự thủ tục khóa mã số thuế của hộ kinh doanh ngừng hoạt động:
+ Bước 1: Nộp hồ sơ khóa mã số thuế:
Chủ hộ kinh doanh sẽ đến cơ quan chức năng có thẩm quyền nộp hồ sơ khóa mã số thuế với đầy đủ các giấy tờ như đã nêu trên.
+ Bước 2: Cơ quan chức năng có thẩm quyền thụ lý hồ sơ.
Khi chủ hộ kinh doanh nộp hồ sơ khoá mã số thuế, cơ quan chức năng có thẩm quyền phải tiến hành thụ lý hồ sơ. Cơ quan chức năng sẽ xem xét xem hồ sơ có đầy đủ các giấy tờ liên quan: văn bản thông báo của cơ quan có thẩm quyền cấp đăng ký kinh doanh; giấy chứng nhận đầu tư, giấy phép hoạt động hoặc người nộp thuế về việc giải thể, chấm dứt hoạt động, sắp xếp lại doanh nghiệp hay chưa. Nếu đã đảm bảo đầy đủ các giấy tờ trên, trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày cơ quan thuế nhận được hồ sơ, cơ quan thuế phải thực hiện thông báo doanh nghiệp ngừng hoạt động và đang làm thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế.
+ Bước 3: Sau khi nhận được thông báo của cơ quan thuế, người nộp thuế phải thực hiện nộp các hồ sơ liên quan và quyết toán các nghĩa vụ thuế với cơ quan thuế trực tiếp quản lý theo quy định.
Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, đăng ký mã thuế, hộ kinh doanh phải đóng một khoản lệ phí nhất định theo quy định của pháp luật. Vậy nên, khi ngừng hoạt động, tiến hành khóa mã số thuế, chủ sở hữu cũng phải tiến hành thanh toán những khoản lệ phí. Cùng với đó, trong trường hợp trước đó còn khoản thuế phí nào chưa thanh toán, hộ kinh doanh sẽ phải thực hiện thanh toán cho cơ quan chức năng có thẩm quyền.
Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận được các tài liệu, hồ sơ liên quan đến việc quyết toán nghĩa vụ thuế từ người nộp thuế, cơ quan thuế tiến hành kiểm tra quyết toán thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn hiện hành. Nếu hộ kinh doanh đã hoàn tất các khoản thanh toán theo yêu cầu của Nhà nước, cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ thực hiện khóa mã số thuế.
Như vậy, để thực hiện khóa mã số hộ kinh doanh, chủ sở hữu phải tuân thủ thực hiện theo các quy trình, thủ tục nên trên. Chỉ khi đảm bảo đầy đủ những hồ sơ, giấy tờ trên, cơ quan chức năng có thẩm quyền mới thụ lý hồ sơ theo yêu cầu của hộ kinh doanh. Đồng thời, hộ kinh doanh cũng phải thực hiện hoàn thành nốt nghĩa vụ của mình liên quan đến việc quyết toán thuế cho cơ quan Nhà nước.
2. Ý nghĩa của việc khóa mã số thuế của hộ kinh doanh ngừng hoạt động:
Việc khóa mã số của hộ kinh doanh ngừng hoạt động có vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng.Cụ thể như sau:
– Lập mã số thuế là việc cơ quan Nhà nước công nhận việc hoạt động hợp pháp của hộ kinh doanh. Khi lập mã số thuế, hoạt động của hộ doanh nghiệp sẽ nằm trong sự bảo hộ của pháp luật; được cạnh tranh công bằng; được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp. Ở đây, chỉ những doanh nghiệp đang hoạt động mới có mã số thuế. Bởi lẽ, Nhà nước quản lý hoạt động của doanh nghiệp qua mã số thuế. Do đó, khi ngừng hoạt động, hộ kinh doanh phải thực hiện nghĩa vụ khóa mã số thuế.
– Việc khóa mã số thuế của hộ kinh doanh ngừng hoạt hoạt động giúp công tác quản lý hoạt động doanh nghiệp của cơ quan chức năng có thẩm quyền diễn ra suôn sẻ, khách quan, đạt hiệu quả cao. Nếu sau khi ngừng hoạt động, mã số thuế của hộ kinh doanh không được khóa sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý hoạt động doanh nghiệp của cơ quan chức năng có thẩm quyền. Công tác quản lý sẽ bị rối ren. Thậm chí, trong nhiều trường hợp, hoạt động thuế của Nhà nước còn bị lẫn lộn, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp khác.
– Khóa mã số thuế giúp ngăn ngừa được tình trạng lừa đảo xảy ra. Mỗi doanh nghiệp chỉ có một mã số thuế duy nhất. Thông qua mã số thuế mà doanh nghiệp cập nhật, người dân sẽ nắm bắt được thông tin của doanh nghiệp. Từ đó, đưa ra những phương hướng lựa lựa chọn về việc đầu tư hay sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp đó. Nếu không khóa mã số thuế, ngay cả khi hộ kinh doanh đã ngừng hoạt động, những đối tượng lừa đảo sẽ sử dụng thông tin của mã số thuế để lừa gạt người khác. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự an toàn xã hội, công tác quản lý của Nhà nước, lợi ích của hộ kinh doanh và người liên quan.
Chính vì vai trò, ý nghĩa đặc biệt của nó, hiện nay, việc khóa mã số thuế khi hộ kinh doanh nói riêng và các hình thức doanh nghiệp khác nói chung luôn phải được thực hiện một cách nghiêm chỉnh. Đồng thời, để tránh những trường hợp rủi ro phát sinh xảy ra, ngay tại thời điểm hộ kinh doanh ngừng hoạt động phải thực hiện thủ tục khóa mã số thuế tại cơ quan chức năng có thẩm quyền; cơ quan Nhà nước tiến hành thực hiện nhanh chóng để khóa mã số thuế của doanh nghiệp.
3. Nghĩa vụ đóng thuế của các doanh nghiệp, hộ kinh doanh:
Doanh nghiệp, hộ kinh doanh là những chủ thể hoạt động dưới sự quản lý và bảo hộ của Nhà nước. Một trong những phương thức quản lý hoạt động của hộ kinh doanh mà Nhà nước đưa ra là quy định về việc đóng thuế. Có thể khẳng định, thuế là nghĩa vụ mang tính chất bắt buộc mà các doanh nghiệp phải tuân thủ thực hiện trong quá trình hoạt động của mình.
Khi đăng ký kinh doanh, chủ sở hữu doanh nghiệp sẽ phải thực hiện nghĩa vụ đóng thuế. Thông qua việc đóng thuế, nộp lệ phí, Nhà nước mới công nhận sự hoạt động của doanh nghiệp đó.
Bản chất của doanh nghiệp là một tổ chức kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, các loại hình dịch vụ nhằm thu về lợi nhuận. Hoạt động này của doanh nghiệp nằm trong khuôn khổ quản lý của cơ quan Nhà nước. Nó đưa đến những tác động nhất định cho cơ cấu kinh tế chung, công tác quản lý của Nhà nước, cũng như sự bình ổn chung của sự phát triển xã hội tự nhiên. Chính vì vậy, Nhà nước đưa ra những quy định về việc đóng thuế và buộc tất cả người dân phải tuân thủ thực hiện.
Khi thực hiện đóng thuế, doanh nghiệp sẽ được pháp luật bảo hộ. Đồng thời, nó tạo nên môi trường hoạt động, cạnh tranh công bằng, tránh gây ra trường hợp mất thăng bằng trong thị trường kinh tế nói chung, gây ra tình trạng phân biệt giàu nghèo, giai cấp.
Vậy nên, có thể khẳng định, đóng thuế là hoạt động quen thuộc, mang tính chất bắt buộc mà tất cả các doanh nghiệp, hộ kinh doanh phải tuân thủ thực hiện. Nếu vi phạm nghĩa vụ đóng thuế, doanh nghiệp, hộ kinh doanh sẽ bị xử lý theo quy định chung của pháp luật.
Doanh nghiệp phải nộp các loại thuế sau đây:
– Lệ phí môn bài;
– Thuế giá trị gia tăng;
– Thuế thu nhập doanh nghiệp;
– Thuế thu nhập cá nhân;
– Một số thuế khác: Thuế môi trường, thuế tài nguyên, thuế xuất khẩu nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.
Các văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
– Thông tư 105/2020/TT-BTC hướng dẫn về đăng ký thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành;
– Thông tư