Có được cầm cố sổ đỏ để cá độ không? Cầm sổ đỏ vì thua cá độ, có được báo mất để xin cấp lại không? Thực trạng cá độ bóng đá ở Việt Nam hiện nay?
Mùa World Cup 4 năm có 1 lần, sau tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp trong 2 năm trước đây, có thể nói mùa World Cup mang lại làn gió mới và là hoạt động quy mô lớn nhất trên thế giới kể từ sau đợt đại dịch. Tuy nhiên đối mặt với không khí háo hức và nhiệt huyết của những cổ động viên đá bóng, bên cạnh những giờ phút trái bóng lăn, có thể nói World Cup mang lại không ít những mặt trái và góc khuất. Tại Việt Nam, kể từ ngày có trận bóng đá mở màn World Cup đến nay đã có rất nhiều vụ việc thương tâm và đáng trách xảy ra. Đó phải kể đến những chàng trai và cô gái tuổi đời còn rất trẻ nhưng do thua độ đá bóng phải tìm đến bước đường cùng là cái chết tức tưởi.., rất nhiều người phải bán nhà, bán xe và tan cửa nát nhà sau mỗi mùa World Cup. Thực tế hiện nay, cũng không ít người mang sổ đỏ đi cầm cố tại ngân hàng, các tổ chức tín dụng hoặc các tiệm cầm đồ để vay mượn tiền cá độ bóng đá. Cầm sổ đỏ vì thua cá độ, có được báo mất để xin cấp lại hay không? Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp cho câu hỏi đó.
Căn cứ pháp lý:
– – Bộ luật Đất đai 2013;
– –
– – Bộ luật hình sự 2015;
– – Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt hành vi hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn, xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình do Chính phủ ban hành.
– – Nghị định 06/2017/NĐ-CP về kinh doanh đặt cược đua ngựa, đua chó và bóng đá quốc tế.
Mục lục bài viết
1. Có được Cầm cố sổ đỏ cá độ không?
Sổ đỏ là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Mẫu của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành trước năm 2009, có bìa màu đỏ, với nội dung xác nhận quyền sử dụng đất. Theo quy định của
Cầm sổ đỏ là một thuật ngữ được nhiều người nhắc đến, theo đó việc cầm sổ đỏ là hành vi người đứng tên trên sổ đỏ hoặc thân nhân của người đứng tên trên sổ đỏ đó cầm sổ mang sổ đỏ ra cửa hàng cầm đồ để đổi lấy một khoản tiền, “cắm” đồ là cầm cố tài sản vì bên cắm giao tài sản cho cửa hàng cầm đồ (thế chấp không giao tài sản mà chỉ giao giấy tờ và đăng ký thế chấp nếu luật có quy định, ví dụ như thế chấp nhà đất).
Như đã nói ở trên, cầm đồ là thế chấp tài sản; tức đối tượng cầm cố phải là tài sản. Tuy nhiên, Sổ đỏ và Sổ hồng không phải là tài sản.
Căn cứ theo điều 105 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
“1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai. “.
Theo quy định, mặc dù Sổ đỏ và Sổ hồng là giấy tờ nhưng không phải là tài sản do không thoả mãn được các tính chất của tài sản. Tuy nhiên vẫn có nhiều người hiểu sai về sổ đỏ và ngay cả người đi cầm sổ đỏ và người nhận cầm sổ đỏ đều coi đó là tài sản và vì vậy nên rất dễ xảy ra tranh chấp sau này.
2. Cầm sổ đỏ vì thua cá độ, có được báo mất để xin cấp lại không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 77 Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn việc cấp lại Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng do bị mất như sau:
– Hộ gia đình và cá nhân, cộng đồng dân cư phải khai báo với Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có đất về việc đã mất Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng, Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm niêm yết thông báo mất Giấy chứng nhận tại trụ sở Uỷ ban nhân dân cấp xã, trừ trường hợp mất giấy do thiên tai, hoả hoạn.
– Tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải đăng tin thu hồi Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng trên phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương.
Mặt khác, theo quy định của pháp luật về đất đai cũng trong Bộ luật dân sự 2015 không có điều khoản nào cho phép người sử dụng đất có quyền “Cầm cố quyền sử dụng đất”. Ngoài ra, mỗi cá nhân chỉ được có quyền mua bán, trao đổi, cho mượn, cho thuê lại, cầm cố, tặng cho, chuyển nhượng quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo những điều kiện nêu tại Điều 188 Luật Đất đai 2013. Việc cầm sổ đỏ với mục đích cá độ bóng đá là việc làm vi phạm pháp luật bởi việc cá độ nếu không do cơ sở có giấy phép kinh doanh sẽ không được tổ chức việc cá độ.
Như vậy, nếu không phải trong trường hợp sổ đỏ bị mất thì người sử dụng đất có nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất sẽ không được cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Cầm sổ đỏ vì thua cá độ sẽ không được báo mất để xin cấp lại.
Dưới góc độ pháp lý khi cá độ, thua độ bóng đá nên khai báo hoặc tố giác với cơ quan, tổ chức để xử lý theo quy định của pháp luật và ngăn chặn cũng như xử lý những hành vi cá độ bóng đá vi phạm pháp luật; trường hợp tự thú có thể coi là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự nếu không truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, trên thực tế không hiếm trường hợp người thua độ bóng đá lựa chọn khai báo, đầu thú mà chấp nhận mất trắng nhà, đất hoặc tài sản khác, điều này gây thiệt hại rất lớn cho chính bản thân đối tượng thua độ.
Việc cầm sổ đỏ vì thua cá độ có thể phát sinh nhiều vấn đề tranh chấp vì bản chất của cầm đồ là thế chấp tài sản để vay tiền. Tuy nhiên như đã phân tích ở trên, sổ đỏ chỉ là giấy tờ xác định chủ sở hữu của người đứng tên đất đai, bản thân sổ đỏ không phải là một loại giấy tờ có giá. Như vậy cầm cố sổ đỏ vì thua cá độ sẽ không thuộc trường hợp được cấp lại sổ đỏ theo quy định của pháp luật hiện hành.
3. Thực trạng cá độ bóng đá ở Việt Nam hiện nay:
Thời điểm này, World Cup 2022 đã qua đi nhưng hậu quả của tệ nạn cá độ bóng đá trở thành một vấn nạn xã hội hơn bao giờ hết. Thay vì hình thức đặt cược trực tiếp, giờ đây các con bạc và nhà cái nhận kèo cá độ trên mạng, với hàng loạt những trang web cá độ bóng đá hoạt động… Các trang web này đặt máy chủ tại nước ngoài, và chạy quảng cáo trên nhiều trang website, nền tảng tìm kiếm trong nước một cách nhanh chóng, giúp việc tiếp cận với các đối tượng có nhu cầu chơi cá độ bóng đá một cách nhanh chóng và thuận lợi hơn.
Tận dụng tối đa công nghệ, nhiều đối tượng tượng đã đặt kèo cá độ sử dụng sim rác để nhắn tin rác vào số điện thoại di động của mọi người để công khai mời chào chơi cờ bạc. Các hội nhóm mạng xã hội như Facebook, Telegram, Zalo. .. được nhiều đối tượng dùng để giao lưu thảo luận rôm rả về việc cá độ. Mặt khác, có những nhóm kinh doanh theo mô hình đa cấp, một người tổ chức thu tiền cá cược của nhiều người chơi rồi hưởng thưởng, hoa hồng tạo nên một đường dây khép kín. Những người trong đường dây cá độ trên sẽ bị khủng bố hoặc đe doạ về tính mạng hay người thân nếu thua và không có tiền thanh toán cho nhà cái. Rất nhiều người đã tìm đến cách giải thoát tiêu cực để thoát khỏi sự đòi nợ ráo riết và truy lùng của những chủ nợ.
Để đối phó với cơ quan chức năng, nhóm tội phạm cá độ bóng đá trái phép hoạt động dưới đa dạng hình thức và sử dụng nhiều phương tiện mạng xã hội, sim điện thoại, thiết bị kết nối internet và chuyển tiền bằng tài khoản ngân hàng với hình thức tương tự như gửi tiền tiết kiệm, vay tiền… Việc điều tra và triệt phá đường dây cá độ không hề đơn giản và cần sự vào cuộc ráo riết hơn nữa của cơ quan chức năng để triệt phá mối nguy cơ lớn của xã hội này.