Quy định về tiêu chuẩn lắp kính chiếu hậu khi tham gia giao thông của xe cơ giới. Lắp một gương chiếu hậu, lắp gương bên phải bị phạt không.
Hiện nay, khi tham gia giao thông, người điều khiển xe phải đảm bảo được đúng đủ gương chiếu hậu để có thể quan sát được đường đi cũng như các phương tiện xe bên cạnh. Tuy nhiên thực tế rất nhiều trường hợp xe đi mà không lắp gương hay chỉ lắp một gương không đúng theo quy định của pháp luật. Vậy với trường hợp lắp một gương chiếu hậu, lắp gương bên phải bị phạt không? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây:
Mục lục bài viết
1. Quy định về tiêu chuẩn lắp kính chiếu hậu khi tham gia giao thông của xe cơ giới?
Tiêu chuẩn khi tham gia giao thông của xe ô tô hay xe máy đều phải đáp ứng đủ các điều kiện được quy định tại Điều 53 của
Xe ô tô hay xe máy phải đáp ứng có đủ gương chiếu hậu và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm tầm nhìn cho người điều khiển.
1.1. Tiêu chuẩn lắp kính chiếu hậu khi tham gia giao thông của xe máy:
Bên cạnh đó, theo quy chuẩn QCVN 28: 2010/BGTVT được ban hành trong Thông tư số 36/2010/TT-BGTVT, tiêu chuẩn kỹ thuật đối với gương chiếu hậu của xe mô tô, xe gắn máy được quy định như sau:
Gương chiếu hậu được hiểu là bộ phận thiết kế dùng để quan sát phía sau.
Kỹ thuật chung của gương chiếu hậu xe máy:
– Về chất liệu của gương chiếu hậu: làm bằng vật liệu có độ cứng không lớn hơn 60 Shore A.
– Trước hết, tất cả các gương phải điều chỉnh được vùng quan sát.
– Mép của bề mặt phản xạ gương phải nằm trong vỏ bảo vệ (đế gương) và mép của vỏ bảo vệ phải có bán kính cong “c” có giá trị không nhỏ hơn 2,5 mm tại mọi điểm và theo mọi hướng.
Trường hợp nếu như bề mặt phản xạ nhô ra khỏi vỏ bảo vệ thì bán kính cong “c” của mép biên của phần nhô ra không được nhỏ hơn 2,5 mm và phải di chuyển được vào phía trong của vỏ bảo vệ khi tác dụng một lực 50 N vào điểm ngoài cùng của phần nhô ra lớn nhất so với vỏ bảo vệ theo hướng vuông góc với mặt phản xạ gương.
– Tất cả các bộ phận của gương phải có bán kính cong “c” không nhỏ hơn 2,5 mm. Mép của lỗ để lắp đặt hay là các chỗ lõm có chiều rộng nhỏ hơn 12 mm thì không cần phải áp dụng các yêu cầu về bán kính trên nhưng phải được làm cùn cạnh sắc.
Quy định về kích thước của gương chiếu hậu:
– Về diện tích bề mặt phản xạ của gương: đảm bảo không nhỏ hơn 69cm2.
– Nếu xe để gương tròn: đường kính của bề mặt phản xạ đảm bảo không nhỏ hơn 94 mm và không được lớn hơn 150 mm.
– Nếu xe để gương không tròn: kích thước của bề mặt phản xạ đảm bảo phải đủ lớn để đảm bảo chứa được hình tròn nội tiếp với đường kính là 78 mm, nằm trong một hình chữ nhật có kích thước 120 mm x 200 mm.
Quy định về hệ số phản xạ và bề mặt phản xạ của gương chiếu hậu:
– Thứ nhất, về hệ số phản xạ: giá trị hệ số phản xạ của bề mặt phản xạ sẽ được xác định trên cơ sở phương pháp mô tả đảm bảo không được nhỏ hơn 40%.
– Thứ hai, về bề mặt phản xạ: dạng hình cầu lồi.
Gương chiếu hậu phải đảm bảo có độ bền va chạm và độ bền uốn của vỏ bảo vệ gương:
– Gương khi lắp phải được thử nghiệm độ bền va chạm và độ bền uốn của vỏ bảo vệ gương.
– Trong quá trình thử, gương không bị vỡ.
Tuy nhiên, theo nguyên tắc có thể cho phép có chỗ vỡ trên bề mặt phản xạ của gương nếu gương được làm từ kính an toàn hoặc thỏa mãn điều kiện sau:
+ Mảnh kính vỡ vẫn dính ở mặt trong của vỏ bảo vệ hoặc dính vào một mặt phẳng gắn chắc trên vỏ bảo vệ, trừ trường hợp một phần mảnh kính vỡ cho phép tách rời khỏi vỏ bảo vệ, miễn là kích thước mỗi cạnh của mảnh vỡ không vượt quá 2,5 mm.
+ Cho phép những mảnh vỡ nhỏ có thể rời ra khỏi bề mặt gương tại điểm đặt lực.
1.2. Tiêu chuẩn lắp kính chiếu hậu khi tham gia giao thông của xe ô tô:
Theo quy định tại Quy chuẩn 09:2015/BGTVT, xe ô tô phải lắp gương chiếu hậu đảm bảo nguyên tắc sau:
– Gương chiếu hậu phải được trang bị cho phép người lái có thể nhận biết rõ ràng điều kiện giao thông về phía sau và hai bên xe.
– Vị trí lắp gương chiếu hậu sẽ phải lắp tại vị trí ngoài để đảm bảo cho người điều khiển xe có được tầm nhìn một cách dễ dàng, người lái xe phải nhìn được qua cửa sổ bên hoặc qua phần diện tích được quét của gạt nước trên kính chắn gió.
– Tiêu chuẩn của một gương chiếu hậu đảm bảo an toàn đúng quy định theo quy chuẩn tại QCVN 33:2011/BGTVT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về gương chiếu hậu dùng cho xe ô tô” hoặc quy định UNECE No.46 “Quy định thống nhất về việc phê duyệt thiết bị nhìn gián tiếp và xe cơ giới lắp đặt các thiết bị này” (Uniform provisions concerning the approval of devices for indirect vision and of motor vehicles with regard to the installation of these devices) phiên bản tương đương hoặc cao hơn. Cụ thể là:
+ Gương chiếu hậu của xe ô tô không bao gồm các hệ thống quang học như hệ thống lăng kính, các camera, màn hình quan sát điện tử.
+ Đáp ứng quy chuẩn chung về mặt kỹ thuật.
+ Về loại gương chiếu hậu:
Gương chiếu hậu loại I: là gương chiếu hậu lắp trong; gương này được thiết kế sao cho người lái có được vùng quan sát.
Kích thước của loại này đảm bảo để có thể vẽ nội tiếp một hình chữ nhật có một cạnh 4 cm và cạnh kia có chiều dài “a”
Gương chiếu hậu loại II và III: là các gương chiếu hậu lắp ngoài “chính”.
Các kích thước của bề mặt phản xạ phải đảm bảo để có thể vẽ nội tiếp được:
– Một hình chữ nhật cao 4 cm và chiều dài “a” cm, và
– Một đường có chiều dài “b” cm song song với chiều cao hình chữ nhật
Gương chiếu hậu loại IV: là gương chiếu hậu lắp ngoài “góc rộng”. Kích thước đảm bảo bề mặt phản xạ phải có dạng đơn giản và có kích thước phù hợp để tạo ra vùng quan sát.
Gương chiếu hậu loại V: là gương chiếu hậu lắp ngoài “nhìn gần”. Bề mặt phản xạ phải có dạng đơn giản và có kích thước phù hợp để tạo ra vùng quan sát theo quy định.
+ Bề mặt phản xạ của gương phải là dạng phẳng hoặc cầu lồi.
+ Các loại gương chiếu hậu, ngoại trừ loại gương lắp ngoài “nhìn gần” (loại V), phải được kiểm tra độ bền va chạm của bề mặt phản xạ và độ bền uốn của vỏ bảo vệ theo Phụ lục 4 và Phụ lục 5 của QCVN 33:2011/BGTVT.
+ Độ bền thể hiện ở việc gương đảm bảo không bị vỡ trong quá trình thử. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn có thể cho phép có chỗ vỡ trên bề mặt phản xạ của gương nếu gương được làm bằng kính an toàn hoặc gương thỏa mãn các điều kiện như:
Mảnh kính vỡ vẫn dính vào mặt trong của vỏ bảo vệ hoặc dính vào một mặt phẳng gắn chặt trên vỏ bảo vệ, ngoại trừ một phần mảnh kính vỡ cho phép tách rời khỏi vỏ bảo vệ miễn là kích thước mỗi cạnh của mảnh vỡ không vượt quá 2,5 mm.
2. Lắp một gương chiếu hậu, lắp gương bên phải bị phạt không?
2.1. Mức phạt đối với xe máy:
Căn cứ theo quy định tại điểm 1 Khoản 1 Điều 17
– Hành vi điều khiển xe không lắp gương chiếu hậu bên trái người điều khiển hoặc có nhưng không có tác dụng: phạt tiền 100 nghìn đồng đến 200 nghìn đồng.
Căn cứ theo quy định về giao thông đường bộ, người điều khiển xe phải đảm bảo lắp đủ gương chiếu hậu để đảm bảo tầm nhìn khi tham gia giao thông. Hiện nay,
2.2. Mức phạt đối với xe ô tô:
Căn cứ theo quy định tại điểm a Khoản 2 Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 9 Điều 2 Nghị định số 123/2021/NĐ-CP, đối với trường hợp người điều khiển xe ô tô (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô nếu:
– Điều khiển xe không có gương chiếu hậu.
– Điều khiển xe có gương chiếu hậu nhưng không có tác dụng, không đúng tiêu chuẩn thiết kế.
Với những hành vi trên sẽ bị xử phạt từ 300 nghìn đồng đến 400 nghìn đồng.
Ngoài việc bị phạt tiền thì người điều khiển xe còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là lắp đầy đủ thiết bị hoặc thay thế thiết bị đủ tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật hoặc khôi phục lại tính năng kỹ thuật của thiết bị theo quy định.