Khái niệm quảng cáo. Vai trò, ý nghĩa của hoạt động quảng cáo. Thực trạng của việc sử dụng trái phép hình ảnh người khác để quảng cáo. Mức phạt sử dụng trái phép hình ảnh người khác để quảng cáo.
Xã hội ngày càng phát triển. Các loại hình kinh doanh thương mại xuất hiện ngày càng nhiều. Một trong số đó là hoạt động quảng cáo. Liên quan đến quảng cáo có rất nhiều vấn đề phát sinh. Một trong số đó là sử dụng trái phép hình ảnh người khác để quảng cáo. Dưới đây là bài phân tích về mức phạt sử dụng trái phép hình ảnh người khác để quảng cáo.
Mục lục bài viết
1. Khái niệm quảng cáo:
– Quảng cáo là hình thức tuyên truyền được trả phí hoặc không để thực hiện việc giới thiệu thông tin về sản phẩm, dịch vụ, công ty hay ý tưởng. Hay nói cách khác, đây là hoạt động truyền thông phi trực tiếp giữa người với người mà trong đó người muốn truyền thông phải trả tiền cho các phương tiện truyền thông đại chúng để đưa thông tin đến thuyết phục hay tác động đến người nhận thông tin.
– Hiện nay, hoạt động quảng cáo đang diễn ra hết sức phổ biến tại nước ta. Song song với sự phát triển của ngành công nghiệp hàng hóa, thị trường hàng hóa, các dịch vụ quảng cáo ngày càng được đẩy mạnh. Với bất kỳ loại hình kinh doanh nào, khi quảng bá sản phẩm, các chủ doanh nghiệp, nhà kinh doanh thường hướng tới việc quảng cáo sản phẩm.
– Chính vì vậy, hiện nay, với bất kỳ loại hình kinh doanh, hàng hoá sản phẩm nào, người ta luôn hướng tới việc sử dụng loại hình quảng cáo. Có thể khẳng định, quảng cáo là một trong những cách thức kinh doanh mà các cá nhân, tổ chức thường hướng tới sử dụng. Trong nền công nghiệp hàng hóa bùng nổ, phát triển mạnh mẽ như ngày nay, quảng cáo càng phát huy giá trị và vai trò của mình.
2. Vai trò, ý nghĩa của hoạt động quảng cáo:
Hoạt động quảng cáo có vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các chủ doanh nghiệp, người tiêu dùng và sự phát triển chung của xã hội.
– Đối với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa:
+ Quảng cáo giúp các chủ doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh quảng cáo, giới thiệu loại hình hoạt động của mình đến người tiêu dùng. Thông qua hoạt động quảng cáo, sản phẩm của các doanh nghiệp này sẽ được nhiều người tiêu dùng biết đến, giá trị hàng hóa được tiêu thụ sẽ ngày càng tăng cao.
+ Quảng cáo là một trong những phương thức hữu hiệu, giúp các doanh nghiệp, người kinh doanh quảng bá được sản phẩm của mình; tìm được nguồn cầu tương thích cho sản phẩm mà mình sản xuất.
+ Hiện nay, khi sử dụng sản phẩm, người dân luôn chú trọng đến chất lượng, danh tiếng (hay gọi là thương hiệu). Thương hiệu được tạo nên từ yếu tố truyền thông. Vậy nên, muốn hoạt động truyền thông tốt, đạt hiệu quả cao, cần đến quảng cáo. Qua hoạt động quảng cáo, các doanh nghiệp sẽ tạo được thương hiệu cho mình, giúp sản phẩm của mình được lan rộng, tạo được được danh tiếng trong mắt người tiêu dùng.
– Đối với người tiêu dùng:
+ Hoạt động quảng cáo giúp người dân lắm bắt được thông tin của sản phẩm: Nguồn gốc xuất xứ, thành phần, cấu tạo của sản phẩm, hình dáng, công dụng,… từ đó, lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất cho nhu cầu sử dụng của mình và gia đình.
+ Người tiêu dùng sẽ được tiếp cận với đa dạng nguồn thông tin về các loại hình sản phẩm, hàng hóa trên thị trường. Cùng với đó, quảng cáo giúp người tiêu dùng phần nào đó an tâm hơn về việc lựa chọn của mình. Bởi, họ sẽ tìm hiểu xem, sản phẩm mà mình có ý định sử dụng có được nhiều người hướng đến hay không.
+ Người tiêu dùng sẽ lựa chọn được cơ sở, loại hình bất kỳ phù hợp với nhu cầu của mình.
– Đối với sự phát triển của xã hội:
+ Quảng cáo là một trong những cách thức thúc đẩy sự phát triển của loại hình kinh doanh dịch vụ, thương mại.
+ Thông qua hoạt động quảng cáo, người tiêu dùng và doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh sẽ đạt được mục tiêu về lợi ích của nhau.
+ Quảng cáo góp phần to lớn vào sự phát triển chung của kinh tế xã hội. Nó giúp nền kinh tế Việt Nam chuyển mình, đạt được những thành tựu to lớn.
3. Thực trạng của việc sử dụng trái phép hình ảnh người khác để quảng cáo:
– Quảng cáo là hoạt động phổ biến, diễn ra phổ biến tại nước ta.
– Chính vì sự phát triển mạnh mẽ của quảng cáo, nên hiện nay, xoay quanh lĩnh vực này có rất nhiều vấn đề khác phát sinh. Điển hình là việc sử dụng trái phép hình ảnh của người khác để quảng cáo.
– Xét theo định nghĩa chung, có thể hiểu, sử dụng trái phép hình ảnh của người khác để quảng cáo được hiểu là việc các cá nhân, tổ chức sử dụng hình ảnh riêng tư của một cá nhân, tổ chức bất kỳ mà không có sự đồng ý của họ nhằm mục đích thu lợi cá nhân.
– Sử dụng trái phép hình ảnh người khác để quảng cáo mang đến rất nhiều tác động tiêu cực. Cụ thể:
+ Sử dụng trái phép hình ảnh người khác để quảng cáo vi phạm nghiêm trọng đến các quy chuẩn được luật sở hữu trí tuệ bảo hộ.
+ Hành động này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh, uy tín của cá nhân bị sử dụng hình ảnh. Đồng thời, nó ảnh hưởng đến cả danh tiếng, thương hiệu của đối tượng này (nếu họ cũng thực hiện kinh doanh).
+ Việc sử dụng hình ảnh của người khác để quảng cáo còn gây ra những ảnh hưởng đến người tiêu dùng. Thông thường, khi lựa chọn một loại hình dịch vụ, hay sản phẩm nào, người dân thường dựa vào mẫu mã, kiểu dáng bên ngoài để lựa chọn. Ví dụ, một người lần đầu sử dụng sản phẩm A, thấy phù hợp. Lần sau, họ muốn tìm mua sản phẩm này để sử dụng tiếp, thì sẽ căn cứ vào mẫu mã, hình dáng bên ngoài của sản phẩm đó. Vậy nên, việc sử dụng hình ảnh của người khác để quảng cáo gây ra sự hiểu lầm cho người tiêu dùng. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm.
4. Mức phạt sử dụng trái phép hình ảnh người khác để quảng cáo:
– Điều 32 Bộ luật dân sự 2015 quy định về quyền của cá nhân đối với hình ảnh như sau:
+ Thứ nhất, cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình. Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý. Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
+ Thứ hai, việc sử dụng hình ảnh trong trường hợp sau đây không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ: Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng; Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.
– Thứ ba, việc sử dụng hình ảnh mà vi phạm quy định tại Điều này thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.
Theo quy định tại điều luật này, quyền về hình ảnh của bản thân là quyền của mỗi cá nhân, không ai được xâm phạm.
– Khoản 8 Điều 8 Luật Quảng cáo 2012 cũng quy định rõ: Hành vi quảng cáo có sử dụng hình ảnh, lời nói, chữ viết của cá nhân khi chưa được cá nhân đó đồng ý là hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo.
Như vậy, sử dụng trái phép hình ảnh người khác để quảng cáo là hình ảnh trái pháp luật.
– Theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 8 Nghị định 119/2020/NĐ-CP, hành vi đăng, phát ảnh của cá nhân mà không được sự đồng ý của người đó có thể bị phạt tiền từ 05 – 10 triệu đồng. Cùng với đó, theo quy định tại Điểm b khoản 3 Điều 34 Nghị định 38/2021/NĐ-CP, việc quảng cáo có sử dụng hình ảnh, lời nói, chữ viết của cá nhân khi chưa được cá nhân đó đồng ý sẽ bị xử phạt từ 20.000.000 – 40.000.000 đồng.
– Nếu việc sử dụng hình ảnh người khác để quảng cáo gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích hợp pháp của người khác, người vi phạm hoàn toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Theo điểm b khoản 1 Điều 288 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 về tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, cá nhân, tổ chức có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm nếu vi phạm một trong các trường hợp sau đây:
+ Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
+ Gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
+ Gây dư luận xấu làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, cá nhân.