Việc trích lập các khoản dự phòng rủi ro, hay hạch toán trích lập dự phòng khó đòi giúp cho doanh nghiệp đánh giá cũng như kiểm soát được tình hình kinh doanh, vấn đề vay nợ của các bên. Vậy dự phòng rủi ro là gì? Hạch toán trích lập dự phòng khó đòi như thế nào? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây:
Mục lục bài viết
1. Dự phòng rủi ro là gì?
Dự phòng rủi ro căn cứ theo
Dự phòng rủi ro bao gồm dự phòng cụ thể và dự phòng chung. Trong đó:
* Dự phòng cụ thể được hiểu là khoản tiền được trích lập trên cơ sở phân loại cụ thể các khoản nợ theo quy định của pháp luật. Cụ thể, các khoản nợ là:
– Nhóm 1(Nợ đủ tiêu chuẩn) gồm:
+ Các khoản nợ trong hạn mà tổ chức tín dụng đánh giá là có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn.
+ Các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 1 theo quy định tại Khoản 2 Điều 6
– Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:
+ Các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày.
+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn nợ đã cơ cấu lại.
+ Các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều 6 Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN.
– Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:
+ Các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày.
+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại.
+ Các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều 6 Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN.
– Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:
+ Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày.
+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại.
+ Các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều 6 Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN.
– Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:
+ Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày.
+ Các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn đã được cơ cấu lại.
+ Các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý.
+ Các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều 6 Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN.
* Dự phòng chung: là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất chưa được xác định khi thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể, trong các trường hợp khó khăn về tài chính của các đơn vị tổ chức tín dụng khi chất lượng các khoản nợ có suy giảm.
2. Quy định về trích lập dự phòng khó đòi?
2.1. Dự phòng khó đòi là gì?
Dự phòng khó đòi hay còn gọi là dự phòng nợ phải thu khó đòi được quy định tại Khoản 3 Điều 2 Thông tư 48/2019/TT-BTC. Theo đó, dự phòng nợ phải thu khó đòi được hiểu là dự phòng phần giá trị tổn thất của các khoản nợ phải thu đã quá thời hạn phải thanh toán và các khoản nợ phải thu chưa đến kỳ hạn thanh toán nhưng xét thấy có khả năng sẽ không thể thu hồi được đúng kỳ hạn.
2.2. Điều kiện đối tượng lập dự phòng nợ phải thu khó đòi:
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Thông tư 48/2019/TT-BTC thì đối tượng lập dự phòng bao gồm:
– Các khoản nợ phải thu, trong đó có các khoản doanh nghiệp đang cho vay và khoản trái phiếu chưa đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán mà doanh nghiệp đang sở hữu đã quá hạn mà chưa thực hiện việc thanh toán.
– Các khoản nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng có khả năng doanh nghiệp không thu hồi được đúng hạn.
Điều kiện đặt ra là:
– Phải có chứng từ gốc chứng minh số tiền đối tượng nợ chưa trả:
+ Hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, cam kết nợ.
+ Bản thanh lý hợp đồng (nếu có).
+ Biên bản đối chiếu công nợ. Nếu trường hợp không có biên bản đối chiếu công nợ thì có thể sử dụng các văn bản đề nghị đối chiếu xác nhận công nợ hoặc các văn bản đòi nợ do doanh nghiệp gửi để làm căn cứ chứng minh.
+ Bảng kê công nợ.
+ Các chứng từ, tài liệu khác chứng minh (nếu có).
– Phải có đủ cơ sở xác định là khoản nợ phải thu khó đòi:
+ Nợ phải thu đã quá thời hạn thanh toán từ 06 tháng trở lên. Thời gian được tính theo thời hạn trả nợ gốc ban đầu theo hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ hoặc các cam kết nợ khác, không tính đến thời gian gia hạn trả nợ giữa các bên. Khi đó doanh nghiệp đã gửi đối chiếu xác nhận nợ hoặc đôn đốc thanh toán nhưng vẫn chưa thu hồi được nợ.
+ Nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán, nhưng có đủ cơ sở, bằng chứng chứng minh bên vay nợ không còn khả năng trả nợ đúng hạn theo đúng quy định thời hạn các bên thỏa thuận cam kết.
+ Trường hợp các khoản nợ mua của doanh nghiệp mua bán nợ (có đăng ký ngành nghề và hoạt động mua bán nợ theo đúng quy định của pháp luật), thời gian quá hạn được tính kể từ ngày chuyển giao quyền chủ nợ giữa các bên (trên cơ sở biên bản hoặc
2.3. Mức trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi:
* Trường hợp nợ phải thu quá hạn thanh toán:
– Đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 6 tháng đến dưới 1 năm: mức trích lập là 30% giá trị.
– Đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm: mức trích lập là 50% giá trị.
– Đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm: mức trích lập là 70% giá trị.
– Đối với khoản nợ phải thu từ 3 năm trở lên: mức trích lập là 100% giá trị.
* Trường hợp với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông và doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ hàng hóa, khoản nợ phải thu cước dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin, truyền hình trả sau và khoản nợ phải thu do bán lẻ hàng hóa theo hình thức trả chậm/trả góp của các đối tượng nợ là cá nhân đã quá hạn thanh toán:
– Đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 3 tháng đến dưới 6 tháng: mức trích lập là 30%.
– Đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 6 tháng đến dưới 9 tháng: mức trích lập là 50%.
– Đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 9 tháng đến dưới 12 tháng: mức trích lập là 70%.
– Đối với khoản nợ phải thu từ 12 tháng trở lên: mức trích lập là 100%.
* Trường hợp các khoản nợ chưa đến hạn thanh toán nhưng doanh nghiệp có cơ sở chứng minh:
– Tổ chức kinh tế đã phá sản, đã mở thủ tục phá sản, đã bỏ trốn khỏi địa điểm kinh doanh.
– Các nhân nợ đang bị truy tố hay giam giữ, xét xử hay đang thi hành án; đang mắc các bệnh hiểm nghèo; đã chết
– Hay các khoản nợ mà doanh nghiệp yêu cầu thi hành án nhưng không thể thực hiện được do đối tượng nợ bỏ trốn khỏi nơi cư trú.
– Các khoản nợ mà doanh nghiệp khởi kiện đòi nợ nhưng bị đình chỉ giải quyết vụ án.
Nằm trong các trường hợp trên thì doanh nghiệp tự dự kiến mức tổn thất không thu hồi được (tối đa bằng giá trị khoản nợ đang theo dõi trên sổ kế toán) để trích lập dự phòng.
3. Hạch toán trích lập dự phòng khó đòi:
– Trường hợp số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập ở kỳ kế toán lớn hơn kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết:
Nợ TK 642 – khoản chi phí quản lý doanh nghiệp.
Có TK 229 – dự phòng tổn thất tài sản (2293).
– Trường hợp số dự phòng cần trích lập ở kỳ kế toán này nhỏ hơn kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết:
Nợ TK 229 – dự phòng tổn thất tài sản (2293).
Có TK 642 – khoản chi phí quản lý doanh nghiệp.
– Trường hợp các khoản nợ phải thu khó đòi xác định là không thể thực hiện việc thu hồi lại được:
Kế toán tiến hành xóa nợ, bao gồm:
+ Nợ TK 111, 112, 331, 334,…
+ Nợ TK 229 – dự phòng tổn thất tài sản (2293).
+ Nợ TK 642 – khoản chi phí quản lý doanh nghiệp.
– Trường hợp các khoản nợ phải thu khó đòi đã được xử lý xóa nợ và sau đó lại thu hồi được nợ:
+ Nợ TK 111, 112,…
+ Có TK 711 – các thu nhập khác.
– Trường hợp các khoản nợ phải thu quá hạn được bán theo giá hai bên thỏa thuận:
+ Đối với khoản thu quá hạn chưa lập dự phòng:
Nợ TK 111, 112 theo giá bán thỏa thuận.
Nợ TK 642 – khoản chi phí quản lý doanh nghiệp.
Có các TK 131, 138, 128, 244,…
+ Đối với khoản thu đã quá hạn và có lập dự phòng nhưng số đã tiến hành lập dự phòng không đủ để bù đắp các tổn thất khi bán nợ:
Nợ TK 111, 112 theo giá bán thỏa thuận.
Nợ TK 229 – dự phòng tổn thất tài sản (2293).
Nợ TK 642 – khoản chi phí quản lý doanh nghiệp.
Có các TK 131,138, 128,244.