Đại dịch Covid-19 khiến nhiều doanh nghiệp rơi vào khủng hoảng, khó khăn, thua lỗ trong những năm qua và phải tạm ngừng kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp thắc mắc, thời gian để doanh nghiệp có thể tạm ngừng kinh doanh tối đa là bao lâu?
Mục lục bài viết
1. Tạm ngừng kinh doanh được hiểu như thế nào?
Tạm ngừng kinh doanh được thông thường được hiểu là việc doanh nghiệp tạm thời không thực hiện những hoạt động kinh doanh, khi tạm ngừng kinh doanh thì doanh nghiệp không được xuất hóa đơn, không được tiến hành ký kết hợp đồng hoặc có bất kỳ hoạt động nào khác trong thời gian tạm ngừng kinh doanh. Trên thực tế cũng như theo quy định của pháp luật thì doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh vẫn còn đang tồn tại, trên hệ thống Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp vẫn còn ghi nhận thông tin của các doanh nghiệp này.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng sau khi hết thời hạn tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp đang thực hiện việc tạm ngừng kinh doanh phải hoạt động trở lại. Trường hợp doanh nghiệp không tiến hành việc hoạt động trở lại thì doanh nghiệp phải làm thủ tục chuyển nhượng hoặc giải thể.
2. Doanh nghiệp được tạm ngừng kinh doanh tối đa trong bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 66 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, doanh nghiệp hoàn toàn có quyền tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã
Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu tiếp tục tạm ngừng kinh doanh sau khi hết thời hạn đã thông báo thì phải thông báo cho Phòng Đăng ký kinh doanh chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tiếp tục tạm ngừng kinh doanh.
Cần lưu ý rằng, thời hạn tạm ngừng kinh doanh của mỗi lần thông báo không được quá một năm.
Như vậy, những quy định nêu trên cho thấy, hiện nay pháp luật không quy định cụ thể về số lần doanh nghiệp được tạm ngừng tối đa là bao lâu, do vậy doanh nghiệp hiện nay có thể thực hiện việc tạm ngừng kinh doanh của mình không bị giới hạn thời gian. Trong trường hợp sau khi hết thời hạn đã thông báo, nếu doanh nghiệp vẫn tiếp tục tạm ngừng kinh doanh thì phải thông báo tiếp cho Phòng Đăng ký kinh doanh.
Quý bạn đọc, quý doanh nghiệp cần lưu ý rằng trường hợp doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh nhưng không thông báo hoặc thông báo không đúng thời hạn đến cơ quan đăng ký kinh doanh thì có thể bị xử phạt theo Điều 50 Nghị định 122/2021/NĐ-CP cụ thể:
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo hoặc thông báo không đúng thời hạn đến cơ quan đăng ký kinh doanh về thời điểm và thời hạn tạm dừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh. Đồng thời, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc doanh nghiệp phải tiến hành thông báo về thời điểm và thời hạn tạm dừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh.
3. Trường hợp doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh:
Căn cứ theo quy định
3.1. Tạm ngừng kinh doanh theo quyết định của chủ sở hữu doanh nghiệp, công ty:
Việc tạm ngừng kinh doanh doanh nghiệp, công ty được hiểu là việc các doanh nghiệp, công ty tạm ngừng hoạt động trong một khoảng thời gian nhất định. Việc này chính là phương án tối ưu cho doanh nghiệp so với hình thức giải thể khi doanh nghiệp tạm thời gặp khó khăn trong kinh doanh. Pháp luật quy định, chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo thì doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đăng ký kinh doanh.
3.2. Tạm ngừng kinh doanh theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền:
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Cơ quan đăng ký kinh doanh yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng, đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh trong trường hợp sau:
i) Khi phát hiện doanh nghiệp không có đủ điều kiện tương ứng theo quy định của pháp luật tạm ngừng hoặc chấm dứt kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài;
ii) Theo quyết định của Tòa án đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh một, một số ngành, nghề kinh doanh hoặc trong một số lĩnh vực;
iii) Tạm ngừng kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan có liên quan theo quy định của pháp luật về quản lý thuế, môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan.
4. Thủ tục doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh:
4.1. Thủ tục tạm ngừng hoạt động kinh doanh theo quyết định của chủ doanh nghiệp:
Căn cứ theo quy định tại Điều 66 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, doanh nghiệp thực hiện thủ tục đăng ký tạm ngừng kinh doanh như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Căn cứ theo quy định tại Điều 66 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, doanh nghiệp, công ty phải chuẩn bị 01 bộ hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ sau đây:
(1) Thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh theo mẫu tại Phụ lục II-19 ban hành kèm theo thông tư 01/2021/TT-BKHĐT;
(2) Nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc tạm ngừng kinh doanh; Nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần;
(3) CMND/CCCD/Hộ chiếu của người được ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp (nếu có): Bản sao chứng thực;
(4) Văn bản ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện thủ tục tạm ngừng hoạt động kinh doanh theo quyết định của chủ doanh nghiệp (nếu có).
Bước 2:
Chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo thì doanh nghiệp tiến hành gửi hồ sơ đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.
Bước 3: Phòng Đăng ký kinh doanh tiếp nhận và tiến hành kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Trong thời hạn 3 ngày làm việc ra thông báo về việc thông báo về việc hồ sơ đã hợp lệ hoặc thông báo sửa đổi bổ sung hồ sơ.
Bước 4: Nhận kết quả
Quý bạn đọc, quý doanh nghiệp đến phòng đăng ký kinh doanh để nhận kết quả giấy xác nhận về việc doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh.
Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp và tình trạng của tất cả các chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng tạm ngừng kinh doanh.
3.2. Thủ tục tạm ngừng kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền:
Căn cứ theo quy định tại Điều 67 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, Thủ tục tạm ngừng kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền như sau:
– Trường hợp Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền gửi văn bản đến Phòng Đăng ký kinh doanh nhận về việc doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài nhưng không đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật thì Phòng Đăng ký kinh doanh ra thông báo yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng, chấm dứt kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài.
Đối với, trường hợp doanh nghiệp không tạm ngừng, không chấm dứt kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài theo yêu cầu, Phòng Đăng ký kinh doanh yêu cầu doanh nghiệp báo cáo theo quy định của pháp luật.
– Kể từ ngày Phòng Đăng ký kinh doanh nhận được văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc doanh nghiệp bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu tạm ngừng kinh doanh, đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh hoặc chấp hành xong hình phạt, chấp hành xong biện pháp tư pháp theo quy định của pháp luật chuyên ngành trong thời hạn 03 ngày làm việc Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và công bố trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Cơ sở pháp lý:
– Luật Doanh nghiệp năm 2020;
– Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;
– Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.