Lợi ích khi mở đại lý kinh doanh? Nên mở đại lý gì? Mở đại lý có cần đăng ký kinh doanh không?
Hiện nay, thực tế sau đại dịch Covid-19 nhu cầu sử dụng hàng hóa tiêu dùng của người tiêu dùng ngày càng gia tăng do đó nhiều cá nhân mở thủ tục đăng ký đại lý bán hàng, mở đại lý ủy quyền để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Tuy nhiên, thực tế nhiều trường hợp bạn đọc còn thắc mắc, băn khoăn đến việc nên mở đại lý gì để có lợi nhuận, mở đại lý phải cần đăng ký kinh doanh không? Vậy, Lợi ích khi mở đại lý kinh doanh có những lợi ích gì? Nên mở đại lý gì? Mở đại lý có cần đăng ký kinh doanh không? Trường hợp nào mở đại lý không cần đăng ký kinh doanh? Trường hợp nào mở đại lý cần đăng ký kinh doanh?
Cơ sở pháp lý:
– Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về Đăng ký doanh nghiệp;
– Nghị định
Mục lục bài viết
1. Lợi ích khi mở đại lý kinh doanh:
Hiện nay, kinh doanh là loại hình mà nhiều cá nhân mong muốn mở dưới hình thức mở đại lý bởi hình thức này an toàn và mang tính ổn định và lâu dài. Tùy theo nhu cầu của người tiêu dùng, của khách hàng mà lựa chọn việc mở đại ký bán hàng phù hợp, nhưng nhiều cá nhân, hộ kinh doanh do còn thiếu kiến thức về kinh doanh, tìm hiểu nhu cầu của thị trường dẫn đến việc kinh doanh không thuận lợi hoặc có ít lợi nhuận.
Việc quý bạn đọc mở đại lý kinh doanh giúp quý bạn đọc, cá nhân tiết kiệm chi phí, tận dụng được mặt bằng phía trước nhà để mở đại lý hoặc có thể nhờ đến sự giúp đỡ của các thành viên trong gia đình, ngoài ra quý bạn đọc còn có thể kết hợp mở đại lý và kinh doanh online, điều này giúp quý bạn đọc vừa tìm kiếm được khách hàng trên thị trường mới và vừa có thể tiêu thụ được lượng hàng nhất định. Do vậy, việc mở đại lý đã tiết kiệm tối đa chi phí và vẫn có lời thì hình thức kinh doanh mở đại lý thực tế phù hợp với nhiều đối tượng và quý bạn đọc hoàn toàn có thể tham khảo loại hình kinh doanh mở đại lý này.
2. Nên mở đại ký kinh doanh gì?
Quý bạn đọc cần lưu ý rằng, việc mở đại lý kinh doanh cần quan tâm đến yếu tố như mặt hàng, hàng hóa kinh doanh và hiểu rõ về nhu cầu cũng như hiểu rõ về mặt hàng, hàng hóa này trong thị trường. Trường hợp không hiểu rõ vấn đề thì cũng sẽ không đem lại kết quả kinh doanh tốt và đạt lợi nhuận cao được. Do vậy, dựa trên sự nghiên cứu và đánh giá Luật Dương Gia đưa ra một số mặt hàng có thể mở đại lý, quý bạn đọc có thể tham khảo như sau:
2.1. Mở đại lý buôn bán quần áo online:
Việc mở đại lý bán quần áo online là lựa chọn khá an toàn bởi có thể tránh được những rủi ro như nhập quá nhiều hàng mà không bán được, hoặc lỗ vốn,…
Đặc biệt việc mở đại lý kinh doanh bán quần áo online quý bạn đọc hoàn toàn có thể liên hệ với các đơn vị, tổng kho nhập hàng hóa uy tín, chủ động liên hệ với các thương hiệu thời trang phù hợp để làm cộng tác viên bán hàng, nhằm có thể bán sản phẩm cho thương hiệu thời trang, và quảng bá sản phẩm cho các thương hiệu thời trang này. Do đó, quý bạn đọc khi bán quần áo online vừa có thể thu được lợi nhuận khi bán quần áo và vừa có thể nhận được hoa hồng từ chính những thương hiệu thời trang đã cộng tác trước đó.
2.2. Đại lý bán vé máy bay:
Hiện nay, cùng với sự phát triển kinh tế – xã hội hội nhập kinh tế – quốc tế ngày càng sâu rộng. Nhu cầu đi lại của người dân, khách du lịch ngày càng gia tăng, do đó việc mở đại lý bán vé máy bay cũng là một gợi ý tham khảo mà quý bạn đọc hoàn toàn có thể cân nhắc khi mở đại lý kinh doanh.
Hiện nay, theo quy định quý bạn đọc hoàn toàn có thể mở đại lý bán vé máy bay theo hình thức không ký quỹ và hình thức ký quỹ. Trường hợp quý bạn đọc mở đại ký kinh doanh vé máy bay với hình thức không ký quỹ thì bạn đọc không phải bỏ vốn nên có thể nói hình thức kinh doanh này an toàn và có thể ổn định kinh doanh. Ngay sau khi khách hàng mua vé thành công thì quý bạn sẽ nhận được % hoa hồng nhất định như hai bên đã thỏa thuận với nhau theo hợp đồng.
2.3. Đại lý phân phối mỹ phẩm:
Hiện nay, đa số nhiều người đã quan tâm đến việc chăm sóc sức khỏe cho bản thân đặc biệt trong lĩnh vực mỹ phẩm. Trên thị trường nhiều nhãn hàng mỹ phẩm nổi tiếng như Bioderma, Farmasi, Maybelline, MAC, Clinique, Laneige, Innisfree, Neutrogena,The Face Shop, Shu Uemura, Thương hiệu SK-II, Thương hiệu Olay, Thương hiệu Nars, The Body Shop, Thương hiệu Avon,… Mỹ phẩm là sản phẩm không thể thiếu đối với phái nữ nói riêng cũng như mọi người nói chung. Do vậy khi quý bạn đọc mở đại lý kinh doanh phân phối mỹ phẩm sẽ thu lại lợi nhuận lớn và ổn định. Đây có thể là lựa chọn mà quý bạn đọc nên cân nhắc khi mở.
Do vậy, việc kinh doanh có thế sẽ phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau như học sinh, sinh viên, các bà mẹ bỉm sữa,… việc mở đại lý phân phối mỹ phẩm hiện nay cũng được các nhãn hàng tài trợ chiết khấu % hoa hồng khi nhập hàng với số lượng nhất định.
2.4. Mở đại lý bánh kẹo, tạp hóa:
Hiện nay, đại đa số cá nhân, gia đình đều mong muốn có nhu cầu mở đại lý kinh doanh bán bánh kẹo, tạp hóa bán các mặt hàng tiêu dùng hàng ngày bởi đây là mặt hàng dễ bán và phổ biến phù hợp với đại đa số người tiêu dùng bởi đánh vào nhu cầu thiết yếu của con người. Đây là thực phẩm khá thiết yếu và sử dụng phổ biến trong các dịp lễ tết, số vốn bỏ ra chỉ khoảng 30 triệu đồng.
Khi mở đại lý bánh kẹo, tạp hóa việc tìm nguồn hàng khá là dễ dàng bởi các mặt hàng phổ biến nên tìm nguồn hàng rất dễ và liên lạc với nhà cung cấp nhanh chóng, chi phí để thiết kế mua kệ, cửa hàng cũng khá tiết kiệm.
3. Mở đại lý có cần đăng ký kinh doanh không?
Hiện nay, theo quy định của pháp luật đăng ký kinh doanh là thủ tục bắt buộc thực hiện đối với các đại lý hoạt động kinh doanh hoặc dự định mở đại lý kinh doanh, tuy nhiên, trong một trường hợp mở đại lý không nhất phải đăng ký giấy phép kinh doanh. Do vậy, Luật Dương Gia xin đưa ra hai trường hợp sau đây:
3.1. Trường hợp mở đại lý cần đăng ký kinh doanh:
Đối với trường hợp mở đại lý cần đăng ký kinh doanh thì quý bạn đọc cần lưu ý rằng, ngoại trừ các đối tượng mở đại lý không cần đăng ký kinh doanh nêu tại trường hợp 2 dưới đây thì còn lại những trường hợp mở đại lý sẽ đều phải đăng ký kinh doanh.
3.2. Trường hợp mở đại lý không cần đăng ký kinh doanh:
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Nghị định
Một là, cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về cung ứng dịch vụ, mua bán hàng hóa và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân” theo quy định của
– Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;
– Buôn bán rong được hiểu là việc buôn bán dạo chính là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong, bao gồm cả việc nhận văn hóa phẩm, sách báo, tạp chí của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;
– Bán quà vặt là hoạt động đồ ăn, nước uống hàng nước, bán quà bánh có hoặc không có địa điểm cố định;
– Buôn chuyến được hiểu là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người bán lẻ hoặc người mua buôn;
– Thực hiện các dịch vụ như: chữa khóa, sửa chữa xe,đánh giày, bán vé số, trông giữ xe, cắt tóc, vẽ tranh, rửa xe, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;
– Các hoạt động thương mại một cách thường xuyên, độc lập không phải đăng ký kinh doanh khác.
– Kinh doanh lưu động chính là các hoạt động thương mại không có địa điểm cố định.