Hiện nay, trên bản đồ địa chính và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản trên đất có ghi trên các sơ đồ mảnh đất các ký hiệu như LMU, NKH,.. khiến cho nhiều người dân không hiểu những ký hiệu đó nghĩa là gì và được biểu hiện cho đối tượng nào. Vậy những ký hiệu đó là gì?
Mục lục bài viết
1. Quy định về đất LMU:
1.1. LMU là đất gì?
Căn cứ theo phụ lục về Mã/ ký hiệu của các loại đất được ban hành kèm theo Thông tư số 25/2014/TT- BTNMT quy định về ký hiệu các loại đất được quy định tại Luật Đất đai năm 2013 thì LMU là ký hiệu của đất làm muối.
Căn cứ theo quy định tại khoản 10 Điều 3 Nghị định số 40/2017/NĐ-CP quy định về quản lý sản xuất, kinh doanh muối thì đất làm muối được hiểu là phần diện tích đất trong quy hoạch phát triển sản xuất muối được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Theo đó, đất làm muối bao gồm: Đất sản xuất muối thủ công và Đất sản xuất muối với quy mô công nghiệp.
1.2. Đối tượng được quyền sử dụng đất làm muối theo quy định của pháp luật hiện hành:
Căn cứ theo quy định tại Điều 138 Luật Đất đai năm 2013, các trường hợp sau được sử dụng đất làm muối:
– Thứ nhất, cá nhân hoặc hộ gia đình được giao đất làm muối tại địa phương để sản xuất muối. Trong trường hợp cá nhân hay hộ gia đình sử dụng đất làm muối vượt quá hạn mức sử dụng thì phải chuyển từ được giao đất sang thuê đất để tiếp tục sản xuất muối;
– Thứ hai, tổ chức kinh tế hoặc người Việt Nam ở nước ngoài hoặc các tổ chức, doanh nghiệp có vốn đầu từ nước ngoài được Nhà nước cho thuê đất để thực hiện đầu tư sản xuất muốn. Theo đó, nhóm đối tượng này thường có xu hướng sản xuất muối theo quy mô công nghiệp.
1.3. Trách nhiệm của người được nhà nước giao đất, cho thuê đất làm muối:
Khi cá nhân, tổ chức hay hộ gia đình được nhà nước giao đất, cho thuê đất thì quyền sở hữu của người đó đối với đất được phát sinh. Bên cạnh việc phát sinh quyền thì chủ sở hữu có trách nhiệm riêng đối với đất làm muối theo quy định của pháp luật. Căn cứ theo quy định tại Điều 7 của Nghị định 40/2017/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất được Nhà nước giao hoặc cho thuê để làm muối như sau:
– Chủ sở hữu phải đảm bảo dử dụng đúng mục đích là làm mươi theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất làm muối đã được cơ quan có thẩm quyền xét duyệt;
– Chủ sỏ hữu có trách nhiệm trong việc tổ chức sản xuất muối đúng quy hoạch, áp dụng tiến bộ kỹ thuật để nâng cao hiệu quả sản xuất muối và bảo vệ môi trường sinh thái;
– Chủ sở hữu không bỏ đất hoang, không làm ô nhiễm đất được cấp để làm muối;
– Chủ sở hữu không sử dụng các nguồn nước bị ô nhiễm chưa qua xử lý để sản xuất, chế biến muối. Bên cạnh đó, chủ sở hữu đất làm muối không được xả chất thải, nước thải làm ô nhiễm môi trường và phải luôn có giải pháp chống nhiễm mặn môi trường đất, nước ngầm xung quanh vùng sản xuất, chế biến muối;
– Chủ sở hữu phải bảo đảm thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất làm muối theo quy định của pháp luật về đất đai và các quy định của pháp luật có liên quan.
Lưu ý, Nhà nước khuyến khích, hỗ trợ đầu tư việc cải tạo đất làm muối thủ công thành đất làm muối quy mô công nghiệp trong quy hoạch. Do đó Nhà nước mới thực hiện việc cho thuê đất làm muối cho các doanh nghiệp, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện việc làm muối theo quy mô công nghiệp.
2. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất LMU:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất LMU:
Do đất LMU là đất được Nhà nước giao cho cá nhân, hộ gia đình hay tổ chức nên cá nhân, hộ gia đình hay tổ chức xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải chuẩn bị hồ sơ theo quy định tại khoản 4 Điều 8
– Đơn đăng ký cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo mẫu số 04/ĐK;
– Văn bản của cơ quan có thẩm quyền giao đất cho cá nhân, hộ gia đình, tổ chức quản lý (nếu có);
– Sơ đồ hoặc bản trích đo địa chính thửa đất được Nhà nước giao cho quản lý (nếu có).
Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền:
Cá nhân, hộ gia đình, tổ chức có thể nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Uỷ ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn nơi có đất nếu họ có nhu cầu. Hoặc là nộp tại bộ phận một cửa, phòng đăng ký đất đai.
Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, kiểm tra và giải quyết hồ sơ:
Trong trường hợp cán bộ nhận hồ sơ xét thấy hồ sơ có một số giấy tờ chưa hợp lệ hoặc hồ sơ bị thiếu giấy tờ thì cán bộ đó phải có trách nhiệm thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung và sửa chữa hồ sơ. Trong trường hợp sau khi kiểm tra xét thấy hồ sơ đã hợp lệ thì người tiếp nhận hồ sơ sẽ ghi thông tin của người nộp hồ sơ vào Sổ tiếp nhận hồ sơ và gửi giấy hẹn ngày lấy kết quả.
Thời gian giải quyết hồ sơ không quá 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ của người nộp hồ sơ. Bên cạnh đó, người nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính, nộp đúng số tiền thuế theo thông báo của cơ quan thuế.
Bước 4: Trả kết quả hồ sơ:
Theo ngày hẹn trên giấy hẹn thì người nộp hồ sơ được nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Khi nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất người đi nhận phải xuất trình được chứng từ đã thực hiện nghĩa vụ tài chính.
3. Quy định về đất NKH:
3.1. NKH là đất gì?
Căn cứ theo phụ lục ban hành kèm theo
– Đất trồng trọt, chăn nuôi, đất dùng để nuôi trồng thuỷ sản để phục vụ cho mục đích học tập và nghiên cứu làm thí nghiệm;
– Đất được để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác được xây dựng để nhằm mục đích phục vụ cho việc trồng trọt, bao gồm cả các hình thức trồng trót không thực hiện trực tiếp trên đất;
– Đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa và cây cảnh;
– Đất dùng để xây dựng chuồng trại chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm, các loại động vật được pháp luật cho phép.
3.2. Đối tượng được mua/ nhận chuyển nhượng đất NKH theo quy định của pháp luật:
Vì NKH là đất thuộc nhóm đất nông nghiệp nên việc mua bán, chuyển nhượng đất NKH phải thực hiện theo quy định và điều kiện của đất nông nghiệp nói chung. Theo đó, theo quy định của Điều 168 Luật Đất đai năm 2013 thì người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc người nước ngoài không phải là đối tượng được nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp tại Việt Nam.
Như vậy, ngoại trừ người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài thì những đối tượng khác sẽ được quyền mua hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất NKH theo quy định của pháp luật hiện hành.
4. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất NKH:
NKH là đất nông nghiệp khác thuộc nhóm đất nông nghiệp. Vì vậy, người sử dụng đất NKH để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho đất nông nghiệp thì chủ sở hữu cần đáp ứng được các điều kiện sau:
– Sử dụng đất nông nghiệp liên tục vào một mục đích nhất định, kể từ thời điểm bắt đầu sử dụng đất vào mục đích đó đến thời điểm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
– Thời điểm bắt đầu sử dụng đất ổn định phải căn cứ vào nội dung và thời gian được ghi trên một trong các giấy tờ đã được pháp luật quy định.
Khi đáp ứng được 02 điều kiện nêu trên thì chủ sở hữu xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất NKH cần thực hiện theo trình tự, thủ tục sau để được cấp Giấy chứng nhận:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:
Căn cứ theo quy định tại Điều 8
– Đơn xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (theo mẫu);
– Đối với trường hợp xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì cần chuẩn bị một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 18 của
– Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính (chứng từ nộp thuế, lệ phí);
– Giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có).
Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền:
Chủ sở hữu sau khi chuẩn bị hoàn tất hồ sơ như đã nêu tại bước 1 thì gửi hồ sơ đến Uỷ ban nhân dân cấp huyện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho loại đất NKH.
Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, kiểm tra và giải quyết hồ sơ:
Trong trường hợp cán bộ nhận hồ sơ xét thấy hồ sơ có một số giấy tờ chưa hợp lệ hoặc hồ sơ bị thiếu giấy tờ thì cán bộ đó phải có trách nhiệm thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung và sửa chữa hồ sơ. Trong trường hợp sau khi kiểm tra xét thấy hồ sơ đã hợp lệ thì người tiếp nhận hồ sơ sẽ ghi thông tin của người nộp hồ sơ vào Sổ tiếp nhận hồ sơ và gửi giấy hẹn ngày lấy kết quả.
Thời gian giải quyết hồ sơ không quá 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ của người nộp hồ sơ.
Bước 4: Trả kết quả hồ sơ:
Theo ngày hẹn trên giấy hẹn thì người nộp hồ sơ được nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Khi nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất người đi nhận phải xuất trình được chứng từ đã thực hiện nghĩa vụ tài chính.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Đất đai năm 2013;
– Nghị định số 40/2017/NĐ-CP về quản lý sản xuất, kinh doanh muối;
–
– Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT quy định về hồ sơ địa chính;
– Thông tư số 25/2014/TT- BTNMT quy định về bản đồ địa chính.