Khi cơ sở kinh doanh muốn sử dụng nhãn hiệu cho việc kinh doanh của mình thì phải được sự đồng ý, uỷ quyền sử dụng của người làm ra nhãn hiệu đó.
Mục lục bài viết
1. Mẫu uỷ quyền (văn bản cho phép) sử dụng nhãn hiệu mới nhất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
VĂN BẢN UỶ QUYỀN
(V/v: Sử dụng nhãn hiệu)
Kính gửi:
– Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam;
– Công ty………………
– Qúy Khách hàng, Qúy đối tác của Công ty ………………
Tôi/Chúng tôi là: ……………
Căn cước công dân số:……………
Địa chỉ: ……………
Hiện tại tôi/chúng tôi là chủ sở hữu của nhãn hiệu:“………….” đã được đăng ký quyền sử hữu trí tuệ tại Việt Nam theo Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số ……… do Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp ngày …/…./………. đối với nhóm sản phẩm: Nhóm …. (Gửi kèm Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu).
Trong thời gian nhãn hiệu của tôi/ chúng tôi được công bố, tôi/chúng tôi nhận được đề nghị của Quý Công ty về việc xin phép sử dụng nhãn hiệu này tại Việt Nam.
Bằng Văn bản này tôi/chúng tôi đồng ý cho phép Quý Công ty được quyền sử dụng nhãn hiệu “…………………” của tôi/ chúng tôi đã được đăng ký tại Việt Nam. Theo đó, Quý Công ty được phép: Gắn nhãn hiệu lên hàng hoá, bao bì hàng hoá, dịch vụ, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh; lưu thông, chào bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu; sử dụng nhãn hiệu trong phần tên doanh nghiệp của Quý Công ty và các hoạt động khác (nếu có).
Tôi/Chúng tôi cam kết sẽ không có bất kỳ khiếu nại, khiếu kiện nào liên quan đến việc sử dụng nhãn hiệu “……….”của Quý Công ty.
Trân trọng./.
Nơi nhận: – Như trên; – Lưu VT | Chủ sở hữu nhãn hiệu (Ký, ghi rõ họ và tên) |
2. Tại sao phải thực hiện uỷ quyền sử dụng nhãn hiệu?
Nhãn hiệu có tên gọi tiếng Anh là Trademark, là một thuật ngữ đã được chuẩn hoá theo quốc tế. Theo quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành, nhãn hiệu được quy định là dấu hiệu được dùng để phân biệt hàng hoá hoặc dịch vụ của các cá nhân, tổ chức khác nhau.
Nhãn hiệu được cá nhan hay một tổ chức nhất định tạo nên bằng tư duy và trí tuệ, được thể hiện thông qua ký tự đặc trưng, hình ảnh, hình sẽ, chữ viết…Theo đó, nhãn hiệu khi được cá nhân hay tổ chức sáng tạo ra sẽ được đăng ký bản quyền và được công nhận là chủ sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu đó. Chủ sở hữu của nhãn hiệu được phép sử dụng và chuyển nhượng quyền sử dụng cho cá nhân hay tổ chức bất kỳ. Việc chuyển nhượng phải được thực hiện theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
Căn cứ theo quy định tại Điều 141
3. Hành vi sử dụng nhãn hiệu không có uỷ quyền, không được cho phép của chủ sở hữu bị xử lý như thế nào?
Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ thì nhãn hiệu được cá nhân, tổ chức tạo ra và đăng ký quyền sở hữu. Do đó, bất kỳ hành vi nào sử dụng nhãn hiệu mà không được sự đồng ý của cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu là hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm bản quyền, thậm chí là giả mạo nhãn hiệu đã được đăng ký bản quyền.
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 213 Luật sở hữu trí tuệ hiện hành thì hàng hoá giả mạo nhãn hiệu được quy định là loại hàng hoá hay bao bì của hàng hoá có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý. Do đó, hành vi sử dụng trái phép nhãn hiệu của người khác vào sản xuất, kinh doanh là hành vi sản xuất, kinh doanh hàng giá giả mạo nhãn hiệu, xâm phạm quyền sở hữu đối với nhãn hiệu đó.
Theo đó, hành vi sử dụng nhãn hiệu thuộc sở hữu của cá nhân hay tổ chức khác mà không được sự đồng ý, cho phép hay uỷ quyền của cá nhân, tổ chức đó đều là hành vi vi phạm pháp luật và có thể bị xử lý vi phạm hành chí, nặng hơn là truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể mức xử phạt được quy định như sau:
3.1. Xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng hình phạt bổ sung:
Theo quy định tại khoản 15 Điều 11 của
Bên cạnh việc nộp tiền sử phạt vi phạm hành chính, thì tại Điều 11
– Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm đối với hành vi vi phạm
– Bị đình chỉ hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ vi phạm, kể cả hoạt động thương mại điện tử đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm của mình.
Ngoài ra, cá nhân hay tổ chức có hành vi vi phạm việc sử dụng nhãn hiệu không được cho phép của chủ sở hữu còn phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả từ hành vi vi phạm gây ra. Cụ thể các biện pháp khắc phục được quy định như sau:
– Buộc chủ thể vi phạm phải loại bỏ yếu tố vi phạm;
– Chủ thể vi phạm buộc tiêu hủy yếu tố vi phạm, buộc tiêu hủy hàng hóa vi phạm không loại bỏ được yếu tố vi phạm;
– Chủ thể vi phạm buộc phải phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại hàng hóa, vi phạm đối với hành vi vi phạm;
– Chủ thể vi phạm buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với hàng hóa quá cảnh xâm phạm hoặc buộc tái xuất đối với hàng hóa nhập khẩu xâm phạm sau khi đã loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa đối với hành vi vi phạm;
– Chủ thể vi phạm buộc loại bỏ thông tin về hàng hóa, dịch vụ vi phạm trên phương tiện quảng cáo, trang tin điện tử hoặc thay đổi, thu hồi tên doanh nghiệp, tên miền chứa yếu tố vi phạm;
– Chủ thể vi phạm có trách nhiệm về ngân sách nhà nước số tiền thu lợi bất hợp pháp do thực hiện hành vi xâm phạm mà có đối với các hành vi vi phạm.
3.2. Yêu cầu thực hiện nghĩa vụ dân sự:
Theo quy định tại Điều 202 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành, nếu cá nhân, tổ chức bất kỳ có hành vi xâm phạm quyền sở hữu đối với nhãn hiệu đã được đăng ký quyền sở hữu thì sẽ bị áp dụng một trong các biện pháp dân sự bao gồm:
– Buộc xin lỗi chủ sở hữu bản quyền nhãn hiệu, cải chính công khai;
– Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu đã được đăng ký;
– Buộc bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật dấn sự;
– Buộc thực hiện các nghĩa vụ dân sự khác…
3.3. Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu nhãn hiệu:
Khi xét thấy hành vi sử dụng nhãn hiệu không được uỷ quyền, không được sự cho phép của chủ sở hữu gây nguy hiểm cho xã hội và có đầy đủ các dấu hiệu cấu thành tội phạm thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành khởi tố vụ án và truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự hiện hành.
Theo đó, căn cứ theo quy định tại Điều 226
Do đó, đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu nhãn hiệu thì mức truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp cao nhất là cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
–
–
– Văn bản hợp nhất
– Nghị định số 99/2013/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 29/8/2013 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.