Mẫu hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất chưa có sổ đỏ. Quy định của pháp luật về điều kiện tặng cho quyền sử dụng đất. Tặng cho quyền sử dụng đất khi chưa có sổ đỏ.
Tặng cho quyền sử dụng đất là một trong những giao dịch phổ biến, liên quan đến quyền sử dụng đất của công dân. Vậy có được tặng cho quyền sử dụng đất chưa có sổ đỏ không? Mẫu hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất chưa có sổ đỏ như thế nào? Dưới đây là bài phân tích làm rõ.
Mục lục bài viết
1. Mẫu hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất chưa có sổ đỏ:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——-***——-
HỢP ĐỒNG
TẶNG CHO QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
(Số ……)
Hôm nay, ngày …… tháng …….. năm …….. tại …………, chúng tôi gồm có:
BÊN TẶNG CHO: (Bên A)
Ông/Bà: ……….Năm sinh ……..
CMND số ………….Nơi cấp……….
Hộ khẩu thường trú:…………
BÊN NHẬN TẶNG CHO: (Bên B)
Ông/Bà ……….Năm sinh ………….
CMND số …………. Nơi cấp………….
Hộ khẩu thường trú tại số …………
Chúng tôi tự nguyện cùng nhau lập và ký bản hợp đồng này để thực hiện việc tặng cho quyền sử dụng đất với những điều khoản đã được hai bên bàn bạc và thoả thuận như sau:
Điều 1. Quyền sử dụng đất tặng cho:
1.1. Quyền sử dụng đất tại địa chỉ: Số ……… thuộc quyền sử dụng hợp pháp của Bên A.
1.2. Bằng hợp đồng này, Bên A đồng ý tặng cho và Bên B đồng ý nhận tặng cho toàn bộ diện tích quyền sử dụng đất với các đặc điểm sau:
– Thửa đất số: ……..
– Tờ bản đồ số:………..
– Địa chỉ thửa đất: ………..
– Diện tích: ………… m2 (……….. mét vuông)
– Hình thức sử dụng:
+ Sử dụng riêng: ………m2 (……….mét vuông)
+ Sử dụng chung: ………..m2 (……….mét vuông)
– Mục đích sử dụng:……….
– Thời hạn sử dụng:………
– Nguồn gốc sử dụng:………
Điều 2. Giao nhận quyền sử dụng đất và đăng ký sang tên quyền sử dụng đất
2.1. Bên A có nghĩa vụ giao thửa đất đúng như hiện trạng nói trên cùng toàn bộ giấy tờ được nhà nước giao đất cho Bên B.
2.2. Bên B có nghĩa vụ thực hiện đăng ký quyền sử dụng đất tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Pháp luật.
Điều 3. Tranh chấp và giải quyết tranh chấp
Trong quá trình thực hiện Hợp đồng này, nếu phát sinh tranh chấp, các bên cùng nhau thương lượng giải quyết trên nguyên tắc tôn trọng quyền lợi của nhau.
Trong trường hợp không giải quyết được thì một trong hai bên có quyền khởi kiện để yêu cầu
Điều 4. Cam kết chung của các bên:
4.1. Bên A chịu trách nhiệm trước pháp luật về những lời cam đoan sau đây:
– Những thông tin về nhân thân, về thửa đất đã ghi trong Hợp đồng này là đúng sự thật;
– Thửa đất thuộc trường hợp được tặng cho quyền sử dụng đất theo quy định của Pháp luật;
– Tại thời điểm giao kết Hợp đồng này:
– Quyền sử dụng đất nói trên thuộc quyền sử dụng hợp pháp của Bên A, không có tranh chấp khiếu kiện;
– Quyền sử dụng đất không bị ràng buộc dưới bất cứ hình thức nào bởi các việc: Thế chấp, chuyển nhượng, trao đổi, tặng cho, cho thuê, cho mượn hoặc kê khai làm vốn của doanh nghiệp, không bị kê biên để đảm bảo thi hành án;
– Không bị ràng buộc bởi bất cứ một quyết định nào của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để hạn chế quyền của chủ sử dụng đất.
– Việc tặng cho quyền sử dụng đất này không nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản nào khác.
– Việc giao kết Hợp đồng này là hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối, không bị ép buộc;
– Thực hiện đúng và đầy đủ các thỏa thuận đã ghi trong hợp đồng này;
4.2. Bên B chịu trách nhiệm trước pháp luật về những lời cam đoan sau đây:
– Những thông tin về nhân thân đã ghi trong Hợp đồng này là đúng sự thật;
– Bên B đã tự xem xét kỹ, biết rõ về thửa đất đã nêu trong Hợp đồng này và các giấy tờ về quyền sử dụng đất;
– Việc giao kết Hợp đồng này là hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối, không bị ép buộc;
– Thực hiện đúng và đầy đủ các thỏa thuận đã ghi trong hợp đồng này;
4.3. Bên A và Bên B cùng cam đoan:
Đặc điểm về quyền sử dụng đất tặng cho nêu tại Hợp đồng này là đúng với hiện trạng thực tế.
Điều 5. Điều khoản chung:
5.1. Bản Hợp đồng này có hiệu lực ngay sau khi hai bên ký kết. Mọi sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ Hợp đồng này chỉ có giá trị khi được hai bên lập thành văn bản, có đầy đủ chữ ký của các bên và chỉ được thực hiện khi Bên nhận tặng cho chưa đăng ký sang tên quyền sử dụng đất theo Hợp đồng này.
5.2. Hai bên công nhận đã hiểu rõ những quy định của pháp luật về tặng cho quyền sử dụng đất; hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình và hậu quả pháp lý của việc giao kết Hợp đồng này;
5.3. Hai Bên tự đọc lại, nghe đọc lại nguyên văn bản Hợp đồng này, cùng chấp thuận toàn bộ các điều khoản của Hợp đồng và không có điều gì vướng mắc. Hai Bên cùng ký tên dưới đây để làm bằng chứng.
BÊN TẶNG CHO BÊN NHẬN TẶNG CHO
(Ký, ghi rõ họ và tên) (Ký, ghi rõ họ và tên)
2. Quy định của pháp luật về điều kiện tặng cho quyền sử dụng đất:
– Quyền sử dụng đất là quyền của các chủ thể được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ việc sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê hoặc được chuyển giao từ những chủ thể khác thông qua việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho.
– Tặng cho quyền sử dụng đất là một trong các loại quyền của người dân khi được Nhà nước cấp quyền sử dụng đất. Cụ thể, theo quy định tại Khoản 1 Điều 167
– Tặng cho quyền sử dụng đất có vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với nhu cầu sử dụng và lợi ích của các cá nhân. Nếu bản chất của việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất là sự trao đổi qua lại về lợi ích của các cá nhân tham gia giao dịch, thì tặng cho quyền sử dụng đất lại là việc bên tặng cho trao tặng quyền sử dụng đất của mình cho bên được tặng dựa trên quan điểm tình cảm, ý chí hoàn toàn tự nguyện của bản thân, không vì mục đích chuộc lợi.
– Khoản 1, Điều 188
+ Người thực hiện tặng cho phải có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này.
+ Đất được tặng cho không có tranh chấp và vấn còn trong thời hạn sử dụng đất.
+ Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
Như vậy, theo quy định tại điều luật trên, một trong những điều kiện để công dân thực hiện tặng cho quyền sử dụng đất là đối tượng đó phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
3. Tặng cho quyền sử dụng đất khi chưa có sổ đỏ:
Như đã phân tích ở trên, một trong những điều kiện để công dân thực hiện tặng cho quyền sử dụng đất là đối tượng đó phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, cũng có ngoại lệ trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này.
– Khoản 3 Điều 186 Luật đất đai 2013 quy định như sau: Trong trường hợp tất cả người nhận thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất đều là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam quy định tại khoản 1 Điều này thì người nhận thừa kế không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng được chuyển nhượng hoặc được tặng cho quyền sử dụng đất thừa kế theo quy định sau đây:
+ Trong trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì người nhận thừa kế được đứng tên là bên chuyển nhượng trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất;
+ Trong trường hợp tặng cho quyền sử dụng đất thì người được tặng cho phải là đối tượng được quy định tại điểm e khoản 1 Điều 179 của Luật này và phù hợp với quy định của pháp luật về nhà ở, trong đó người nhận thừa kế được đứng tên là bên tặng cho trong hợp đồng hoặc văn bản cam kết tặng cho;
+ Trong trường hợp chưa chuyển nhượng hoặc chưa tặng cho quyền sử dụng đất thì người nhận thừa kế hoặc người đại diện có văn bản ủy quyền theo quy định nộp hồ sơ về việc nhận thừa kế tại cơ quan đăng ký đất đai để cập nhật vào Sổ địa chính.
Như vậy, theo quy định tại điều khoản này, trường hợp tất cả người nhận thừa kế quyền sử dụng đất đều là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam thì người nhận thừa kế không được cấp Giấy chứng nhận nhưng được tặng cho quyền sử dụng đất thừa kế.
– Khoản 1 Điều 168 quy định như sau: Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất khi có Giấy chứng nhận. Đối với trường hợp chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp thì người sử dụng đất được thực hiện quyền sau khi có quyết định giao đất, cho thuê đất; trường hợp nhận thừa kế quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất được thực hiện quyền khi có Giấy chứng nhận hoặc đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Trường hợp người sử dụng đất được chậm thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc được ghi nợ nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện xong nghĩa vụ tài chính trước khi thực hiện các quyền.
Như vậy, theo điều khoản này, trường hợp chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp thì người sử dụng đất được quyền tặng cho đất sau khi có quyết định giao đất, cho thuê đất. Đồng thời, người nhận thừa kế được quyền tặng cho thửa đất được thừa kế ngay cả khi không có sổ đỏ, mà chỉ cần đủ điều kiện cấp sổ đỏ.
Tóm lại, chỉ khi nằm trong hai trường hợp như phân tích ở trên, công dân mới có quyền thực hiện tặng cho quyền sử dụng đất khi không có sổ đỏ. Lúc này, các cá nhân có thể tiến hành làm hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất cho nhau. Ngược lại, nếu không nằm trong hai trường hợp trên, mọi hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất mà không có sổ đỏ (tức giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đều không có hiệu lực pháp luật).